21/06/2016
Phải chăng đây đã là liệu pháp tối
cần thiết đối với một con bệnh thập tử nhất sinh?
“Trong bối cảnh
[hiện nay], mỗi đồng USD được các tổ chức tín dụng và các chính phủ quốc tế
cho chính quyền Việt Nam vay tín dụng, dù dưới hình thức nào, đều có thể được
hiểu đã và đang gián tiếp bổ sung nguồn máu nuôi dưỡng cơ thể lực lượng an
ninh để đàn áp giới bất đồng chính kiến và người dân”.
Trong thời gian một thập niên lại đây khoa y học thế giới đã có
những bước tiến vượt bực trong điều trị ung thư, mà một trong những liệu pháp
được nhiều người coi là đột phá là tìm cách ngăn chặn nguồn dinh dưỡng đối với
các tế bào gây bệnh khiến chúng mất khả năng phát triển lây lan lên toàn bộ
cơ thể.
Sau nhiều cố gắng đổ tiền của vào Việt Nam nhằm vực dậy một thể
chế độc tài cộng sản, thế giới đã cảm thấy bất lực trước khả năng đổi thay
chất lượng của thể chế này, làm cho nó trở nên bớt tàn bạo hơn và có nhân tính
hơn, giúp người dân tái tạo dần sinh lực đã bị tước mất, trên đường toàn cầu
hóa hướng tới tự do dân chủ. Một chính khách đã nói lỗi ở đây là “lỗi hệ
thống”. Và lỗi hệ thống đang có nguy cơ đẩy đất nước Việt Nam xuống bờ vực
phá sản, nghĩa là con bệnh độc tài CS đã trở thành một thứ bệnh ung thư thập
tử nhất sinh.
Vậy thì Cộng đồng Quốc tế có thể nào cứ nhắm mắt làm ngơ trước
thực trạng bi thảm nói trên của một đất nước đang lâm vào tình thế kẹt cứng,
người dân đã phải chịu đựng đến cái giới hạn khó lòng chịu đựng nhiều hơn? Vì
sao cứ hà hơi thổi ngạt cho những mầm bệnh di căn tới mức nguy hiểm, không
những từ lâu đã tàn phá giang sơn, nòi giống Việt với tốc độ khủng khiếp mà
còn có nguy cơ lây lan ra thế giới, triệt tiêu sự sống của một phần nhân loại
trong tương lai gần? Không! Không thể để cho những lời mời mọc ngon ngọt lừa
phỉnh nữa. Hãy cắt ngay những nguồn vốn ODA đang tiếp tục đổ vào Việt Nam. Đó
chính là áp dụng liệu pháp ngăn chặn ung thư hiệu quả nhất trong lĩnh vực
kinh tế chính trị của một đất nước vốn đã nằm vào vòng xoáy nguy hiểm, tạo
điều kiện kích thích cho người dân Việt tỉnh lại, buộc họ tự tìm cách phát
huy nội lực của chính họ, nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng “thoát Trung-thoát
Cộng” tiến bước mạnh mẽ và sớm đạt đến thành công.
Bauxite Việt Nam
|
Xã hội dân sự Việt Nam khuyến nghị cài nhân quyền vào điều kiện
cho vay tín dụng quốc tế đối với Chính phủ Việt Nam
Kính gửi:
Ngân hàng thế giới
Quỹ tiền tệ quốc tế
Ngân hàng Phát triển Á châu
Chính phủ Nhật Bản
Chính phủ Hoa Kỳ
Quốc hội Hoa Kỳ
Chính phủ Australia
Liên minh châu Âu
9 trong số 15 chiếc ghế bị bỏ trống tại cuộc gặp của Tổng thống Mỹ
Barak Obama với các đại diện của Xã hội dân sự Việt Nam vào tháng 5/2016 xứng đáng
là hình ảnh có tính chứng minh rõ nhất về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam. Nếu
cả những khách mời của Tổng thống Mỹ mà còn bị công an Việt Nam ngăn chặn và
câu lưu bất hợp pháp tại nhà riêng và tại đồn cảnh sát, cơ chế đàn áp một cách
liên tục và có hệ thống của chính thể Hà Nội đối với các quyền tự do tôn giáo,
tự do hội họp, tự do báo chí, công đoàn độc lập, tù nhân chính trị là hết sức
dễ hiểu.
Thư khuyến nghị này khẩn thiết nêu những vấn đề dưới đây:
1. Viện trợ quốc tế đang gián tiếp nuôi dưỡng bộ máy an ninh Việt
Nam
Hành động đàn áp mới nhất của chính quyền Việt Nam xảy đến đối với
những người biểu tình bảo vệ môi trường vào tháng 5/2016, đã bị cộng đồng quốc tế
chỉ trích gắt gao và kêu gọi phải có thay đổi. Những tổ chức nhân quyền như
Freedom House đã nói rất rõ là trong thời gian gần đây chính quyền Việt Nam
đang nỗ lực hạn chế hơn nữa tất cả mọi hình thức của những quyền căn bản đối
với người dân trong nước.
Năm 2016, tổ chức Human Rights Watch đã đưa bản báo cáo về tình
trạng nhân quyền ở Việt Nam với nhiều bằng chứng cho thấy có sự ngược đãi trắng
trợn trên bình diện khắp nước từ phía chính quyền, trong đó có hăm doạ các nhà
tranh đấu nhân quyền, công an sử dụng tra tấn đối với những người bị bắt, nhà
nước đền bù không tương xứng cho người nông dân trên phần đất bị chính quyền
cưỡng đoạt cho những kế hoạch phát triển và xây dựng, và tại Việt Nam hiện nay
hoàn toàn không có các nghiệp đoàn lao động độc lập.
Cũng theo tổ chức Human Rights Watch, năm 2015 có ít nhất 45
bloggers và nhà tranh đấu tại Việt Nam đã bị những công an thường phục đánh
đập. Và hiện nay chính quyền Việt Nam vẫn đang giam giữ khoảng 150 tù nhân
chính trị.
Truyền thông - một trong những phạm vi thuộc đời sống sinh hoạt
của người dân - vẫn đang bị chính quyền kiểm soát gắt gao nhất. Tổ chức Phóng
viên không biên giới, xếp Việt Nam đứng thứ 175 trong danh sách 180 quốc gia và
lãnh thổ về mức độ tự do báo chí, chỉ trích chính quyền đang ra sức đàn áp
những nhà báo nào không đi theo đúng đường lối của nhà nước.
Chính Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và
Lao động - ông Tom Malinowski - đã phải khẳng định “chưa có tiến bộ nào để
chúng tôi có thể nói là nhà nước Việt Nam đã đáp ứng đúng cam kết về cải cách pháp
lý”. Từ sau Hiến pháp năm 1992, chính quyền Việt Nam vẫn còn nợ người dân các
luật biểu tình, luật lập hội và luật tự do tôn giáo…
Trong bối cảnh đó, mỗi đồng USD được các tổ chức tín dụng và các
chính phủ quốc tế cho chính quyền Việt Nam vay tín dụng, dù dưới hình thức nào,
đều có thể được hiểu đã và đang gián tiếp bổ sung nguồn máu nuôi dưỡng cơ thể
lực lượng an ninh để đàn áp giới bất đồng chính kiến và người dân.
2. Nạn tham nhũng trong sử dụng vốn vay ODA
Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về
tham nhũng ở Việt Nam. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn
đoán khoảng 20 - 25%. Nhưng đó chỉ là mức “hợp pháp”. Thậm chí tỷ lệ tham nhũng
ODA còn vọt đến 40% - được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở
Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 - 2010, do chính một tờ báo nhà nước nêu.
Có rất nhiều dẫn chứng về lãng phí và tham nhũng ODA. Năm 2015,
báo chí phản ánh công trình cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được
xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng ba năm nay do
hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí. Hoặc dự án trích dầu cám ở Bến Tre, dự án
dây chuyền dệt bao đay ở TP.HCM, dự án nhà máy thủy sản đông lạnh Hạ Long,
chương trình phát triển dâu tằm tơ ở Lâm Đồng và hàng loạt dự án cơ khí, cấp
nước, nông nghiệp vay vốn ODA từ Pháp, Đức không hiệu quả...
Một loạt dự án sử dụng vốn ưu đãi, nhất là lĩnh vực giao thông,
chậm tiến độ và đội vốn lớn so với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu như dự án
tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối
Tiên) và dự án metro tuyến Bến Thành - Tham Lương ở TP.HCM...
Bất chấp nhiều lần cộng đồng quốc tế đề nghị Việt Nam phải có cơ
chế giám định độc lập về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, các bộ ngành và Chính phủ
Việt Nam vẫn tảng lờ. Cứ sau 5-7 năm, một nghị định về tiếp nhận, quản lý và sử
dụng ODA lại được Chính phủ ban hành.
Nhưng lần nào cũng vậy, chẳng có bất cứ
điều khoản nào cho thấy người dân được thông báo đầy đủ những thông tin ODA
liên quan đến những dự án liên quan mật thiết đến dân sinh, cũng chẳng có
chuyện người dân và Xã hội dân sự được đóng góp ý kiến và phản biện đối với
những bất cập, bất công và nạn tham nhũng kinh hoàng trong môi trường ODA của
giới quan chức.
Hiển nhiên và không thể khác, đó là nguồn cơn vì sao ngay cả những
quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ ODA
đối với Chính phủ Việt Nam.
3. Viện trợ ODA và IDA?
Vào tháng 6/2016, một báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối
ngoại - Bộ Tài chính Việt Nam cho biết chế độ vẫn còn một nguồn ngoại tệ cực kỳ
dồi dào: Số vốn ODA mà các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết với Việt Nam còn đến
22 tỉ USD.
Nếu tỷ lệ tham nhũng 40% tương ứng với con số 22 tỷ USD vốn ODA
còn lại sẽ được giải ngân cho Việt Nam, sẽ có ít nhất hàng chục tỷ đô la viện
trợ tuồn thẳng vào túi giới quan chức.
Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam đang khẩn khoản đề nghị Nhật Bản
ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế,
trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi (không lãi suất) của Ngân hàng thế giới sau
năm 2017.
Nhưng một nghịch lý rất lớn là trong khi IDA do Hiệp Hội Tổ chức
Phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới lập ra nhằm hỗ trợ cho những nước
nghèo nhất thế giới (có tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI) theo đầu người dưới
ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng năm - hiện nay ngưỡng này là 1.135
USD), thì Việt Nam đã công bố thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2015
gấp hơn hai lần mức này - mỗi người dân Việt Nam thu nhập đến 2.300 USD một
năm. Phải chăng Chính phủ Việt Nam đang muốn đánh lừa Chính phủ Nhật và các tổ
chức tín dụng để giành được những khoản vay IDA không phải trả lãi?
Có những dấu hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam cũng đang muốn hàm ý
đe dọa nếu như không có khoản vay IDA thì khả năng trả nợ sẽ bị ảnh hưởng, khi
một tờ báo nhà nước là Dân trí
tuyên bố: '' Hiện tại, Việt Nam
đang có kế hoạch vận động cho kỳ IDA 18, mục tiêu là nhằm có được giai đoạn
chuyển tiếp phù hợp trong trường hợp Việt Nam tốt nghiệp IDA năm 2017, bảo đảm khả
năng trả nợ bền vững của ngân sách nhà nước trong thời gian tới, không tạo ảnh
hưởng bất lợi đến điều kiện tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác.
4. Hãy cài nhân quyền vào các chương trình cung cấp tín dụng
4.1. Có thể áp dụng ‘lệnh cấm cho vay’
đối với Chính phủ Việt Nam
Tại sao các tổ chức tín dụng và chính phủ quốc tế lại không áp
dụng hình thức trừng phạt là lệnh
cấm cho vay đối với Chính phủ Việt Nam?
Lệnh cấm cho vay có hiệu quả hơn cấm vận thương mại và sẽ áp lực
các nhà độc tài phải thực hiện cải cách cần thiết. Bởi các nhà độc tài đã bị
giảm thiểu khả năng vay nợ bên ngoài để rồi biển thủ số tiền vay được hoặc sử dụng
số tiền đó trong việc đàn áp người dân.
Đồng thời, lệnh cấm vận cho vay bảo vệ lợi ích của người dân vì giúp
họ thoát khỏi trách nhiệm hoàn trả số nợ tích lũy sau khi thoát khỏi sự kềm kẹp
của nhà cầm quyền bất chính.
Một ví dụ là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Họ vay mượn các
ngân hàng tư nhân suốt thập niên 80 trong khi phần lớn ngân sách được dùng tài
trợ quân đội và cảnh sát để đàn áp những người dân gốc Phi. Giờ đây, người dân Nam
Phi gánh chịu số nợ của những kẻ đã đàn áp họ.
Nhiều nhà độc tài khác cũng đã vay mượn từ nước ngoài, biển thủ
vốn vay cho các mục đích cá nhân, và để lại nhiều khoản nợ cho công chúng
mà họ cai trị. Dưới thời Mobutu Sese Seko, quốc gia Zaire đã tích lũy hơn
12 tỉ USD nợ công trong khi Mobutu chuyển công quỹ vào các tài khoản cá
nhân của hắn tổng cộng lên đến 4 tỉ USD (vào giữa thập niên 80) và sử dụng chúng
để duy trì quyền lực thông qua việc nuôi dưỡng thuộc hạ và thanh toán chi phí
quân sự.
Fernando Marcos của Phillipines khi mất quyền lực năm 1986 cũng để lại
khoản nợ nước ngoài 28 tỉ USD, trong lúc tài sản cá nhân của Marcos được ước
tính lên đến 10 tỉ.
Trường hợp của Franjo Tudjman ở Croatia bị cho là một nhà cầm
quyền thuộc loại “vạ” vì đã đàn áp báo chí, đối xử bạo lực đối với người chống
đối, và biển thủ công quỹ.
Năm 1997, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt viện trợ
dành cho Croatia vì Hoa Kỳ, Đức, và Anh quan ngại về “tình trạng dân chủ không
phù hợp ở Croatia”. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn cho nhà cầm quyền
Croatia đương thời vay thêm 2 tỉ USD trong khoảng thời gian IMF cắt viện trợ
cho đến khi Tudjman qua đời năm 1999.
Nếu lệnh cấm cho vay được áp đặt, các nhà
tài trợ sẽ không cho Tudjman vay thêm 2 tỉ kia, và người dân Croatia hôm nay sẽ
không phải gánh thêm khoản nợ đó.
4.2 Cài nhân quyền vào các chương trình cung cấp tín dụng
Chúng tôi - các tổ chức Xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam - khẩn
thiết khuyến nghị các tổ chức tín dụng và các chính phủ quốc tế rằng đã đến lúc
cần suy nghĩ một cách nghiêm túc về cài nhân quyền như một trong những điều kiện
tiên quyết vào các chương trình cung cấp tín dụng, đặc biệt là vốn ODA và IDA,
kể cả vay vốn ODA với lãi suất thị trường (không ưu đãi).
Và đặc biệt là cài nhân quyền vào kế hoạch ký kết và giải ngân 22
tỷ USD vốn ODA còn lại cho Việt Nam, dù số tiền này đã được ký theo từng dự án hay
mới chỉ là cam kết theo lộ trình đến năm 2020 và sau năm 2020.
Nghị định quản lý và sử dụng vốn ODA của Việt Nam phải được cải
cách triệt để. Phải có vai trò và quyền lực rất cụ thể của người dân và những
tổ chức giám định độc lập ODA của nước ngoài trong đó.
Viện trợ ODA phải được sử dụng đúng mục đích, đặc biệt không được
sử dụng cho mục đích “chi thường xuyên” bao gồm chi cho lực lượng công an. Hãy chú
ý về kế hoạch vay trả nợ năm 2016 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trong
đó có nguồn vay từ vốn ODA ưu đãi là 99.000 tỷ đồng, tương đương 4,7 tỷ USD,
trong đó có 56.000 tỷ đồng để “bù đắp bội chi ngân sách”, tức dùng cho mục “chi
thường xuyên”.
Nếu từ năm 2014, giới nghị sĩ Mỹ đã cài quyền tự do tôn giáo vào
TPP thì tại sao WB, IMF, ADB và những quốc gia như Nhật Bản, Australia, Liên minh
châu Âu lại không hướng đến Xã hội dân sự, tự do ngôn luận, tự do thông tin và
quyền “dân chủ cơ sở” của người dân để buộc giới quan chức Việt Nam bớt tham
nhũng tiền đóng thuế của công dân các nước viện trợ?
Hãy buộc Chính phủ Việt Nam phải đáp ứng những đòi hỏi thiết yếu
về nhân quyền sau đây:
- Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm;
- Tôn trọng quyền tự do biểu đạt, tụ họp ôn hoà và lập hội, trong
đó có các nghiệp đoàn, tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội dân sự độc lập;
- Cải tổ luật nhằm xoá bỏ những điều vi phạm các quyền kể trên và
bao gồm những điều phát huy các quyền ấy;
- Công nhận và hợp tác với xã hội dân sự độc lập.
Trân trọng.
Việt Nam ngày 20 tháng 6 năm 2016
---------------------
Các tổ chức Xã hội dân sự độc lập Việt Nam đồng ký tên:
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch
Hội Cựu tù nhân lương tâm - Đại diện: Hai đồng chủ tịch là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh
mục Phan Văn Lợi
Hội Anh Em Dân Chủ - Đại diện: ông Nguyễn Trung Tôn
Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
Giáo Hội Phận giáo Hòa Hảo Thuần Túy - Đại diện: ông Lê Quang Hiển, Chánh Thư Ký
Trung Ương
Giáo Hội Liên Hữu LuTheran VN - HK - Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
-------------------------
Vietnamese civil society suggests to tie development aid on
condition of improving human rights
Attention: The World Bank
International Money Fund
Asian Development Bank
Government of
Japan
U.S
Government
U.S
Congress
Government of
Australia
European
Union
Nine empty chairs at meeting with President Obama in Hanoi in May
2016 clearly reflected the situation of human rights in Vietnam. Obviously,
Vietnamese regime engages in continuous and systematic human right violations
to crack down on freedom of religion, assembly, the press, independent unions,
and disidents.
We would like to highlight the following issues.
1. Official Development Assistance contributes indirectly to
maintaining security forces in Vietnam.
International organizations criticized the recent break up
protests over environment by Vietnam’s government in May 2016. Freedom Houes
also stated that Hanoi imposed restrictions basic rights against Vietnamese
people.
In 2016, Human Rights Wacht reported that human right records was
critical. Rights activists and dissident bloggers face constant
harassment and intimidation, including physical assault and imprisonment.
Farmers lost land to development projects without adequate compensation, and
there was the absence of independent unions for workers.
According to HRW, in 2015 there were at least 45 bloggers and
rights activists were beaten by plainclothes agents. And about 150 political
prisoners are currently imprisoned by the regime.
Press and media are extreemly censored and restricted. Vietnam is
ranked 175th out of 180
countries in the 2016 World Press Freedom Index by Reporters Without Border (
RFS) due to violations against freedom of the press and intimidations against
journalists who dared to cover sensitive stories.
U.S. Assistant Secretary for Democracy, Human Rights and Labor Tom
Malinowski once told VOA that legal reform process which Vietnamese government
committed did not make any progress. Since the 1992 Constitution, Vietnam’s
government has not enforced Law on Free Religion and Belief, Association, and
Assembly.
Under those circumtances, each US dollars lended to Vietnamese
government is indirectly used to maintain the security forces that continuously
harass and intimidate dissidents and Vietnamese people.
2. Corruption in Official Development Assistance ( ODA)
ODA has created national corruption for years. The share of ODA to
be corrupted is “officially” between 20 to 25%. By a school project in Ha Tinh
Province, mainstream media reported the share of corruption up to 40% during
the period between 2009 and 2010.
Aid budget has been wasted because of corruptions and
inefficiency. To elaborate, the overpass in Gia Rai, Bac Lieu Province costed
290 billions ( appr. 13 million USD) and has not been used for 3 years; or
ineffective projects included a rice-bran oil refinery in Ben Tre, a jute bag
manufacture in Ho Chi Minh City, frozen seafood plant in the city of Ha Long,
silk project in the province of Lam Dong, and a number of mechanics, water
supply development, and agriculture projects funded by French and German.
Transport projects are mostly behind schedule and their actual
costs usually exceed the initial estimate such as metro line Nhon – Hanoi
Station, Ben Thanh – Suoi Tien and Ben Thanh- Tham Luong.
The donor’s countries require the transparency and
accountability of ODA but Hanoi failed its commitments. Every 5 to 7 years
Vietnam’s government issues a new decree to manage ODA. However, Vietnamese
people are never informed of any projects and there was no debates about
injustice and corruption in ODA.
As a result, the government of Danmark, Sweden, and Australia
decided to cut down sharply their ODA toVietnam.
3. ODA and International Development Association (IDA) Credit
In June 2016, Ministry
of Finance’s Debt Management and External Finance Department was quite
optimistic about 22 billions USD in ODA committed by donors. The corruption
share of 40% from the disbursement amount could be equivalent to billions USD
and that would go directly to the authorities’ private shares.
Vietnam regime currently requests the Government of Japan’s
supports to access more low interest funds like World Bank’s IDA from 2017
onwards.
Officially, eligibility for IDA support depends on a country’s
relative poverty, defined as GNI per capita below an established threshold and
updated annually ($1,215 in fiscal year 2016). Whereas, in 2015 Vietnam anticipated
$2,300 GDP per capita which was twice more than the threshold level. The
question was that wheather Vietnam’s government was attempting to misuse IDA
credits which carries no or low interest charges.
Vietnam’s government hinted that if IDA was disbarred, they might
have difficulties in paying off their existing debt. Dan Tri, a mainstream
media outlet, recently reported: “Vietnam
seeked for new loans from IDA18 after graduating at the end of IAD17 period,
the loans would guarantee Hanoi to meet its debt obligations without damaging
ODA or other credits.”
4. Tie development aid on condition of improving human rights
4.1. Imposing loan sanctions
Why international banks and organizations do not implement loan
embargo against Vietnamese regime?
Loan embargo would be more effective than trade sanctions and
therefore could help pressure dictators to undertake needed reforms. This was
the results of limiting their ability to get loans abroad and then embezzle
borrowed funds—or use the funds to finance the prosecution of their people.
At the same time, a loan embargo would protect the people's
interests by releasing them from the obligation to repay the accumulated debts
after they finally free themselves from their illegitimate government.
Had loan embargo been imposed in time, the people of South Africa,
the former Zaire, the Fillipinos, the Croatian would not bear the
billion-dollar debts of their repressors today.
4.2 Tying development aid on condition of improving human rights
We, the Vietnamese independent social organizations, urge
international creditors and donors’ gorvenments to consider improving human
right records as priority conditions to access ODA and IDA, and especially to
put human right conditions into effect upon disbursement of 22 billions ODA
loans which would be disbured between now and 2020 or later on to Vietnam’s
government.
In additions, decrees on managing and using ODA capital must be
completely reformed, and loans should be administered through participatory and
accountable processes by Vietnamese people and independent organizations.
ODA must be used properly and not used to cover expense constants
which included expense for security force. In 2016 Vietname’s government
approved approximately 2,5 billions out of 4,7 billions ODA to cover its
expense constants.
Since 2014, TPP has been approached on human-right base; thus WB,
IMF, ADB, the government of Japan and Australia, and the EU should apply the
same principles for ODA or IDA loans. It is to fulfill the basis human rights
on the freedom of expression, information and the development of cilvil society
in Vietnam and to prevent Vietnamese authorities to waste taxpayers' money from donors countries.
Please pressure Vietnamese Government to:
- Release all
prisoners of conscience immediately;
- Respect the
freedom of expression, essembly and association; respect unions, religious
organizations, and independent civil society;
- Enact legal
reforms to abolish the violations of basis human rights;
- Officially
recognize and coorporate with independent civil society.
Thank your for your consideration.
Sincerely,
Vietnam, June 20, 2016
The independent civil society organizations in Vietnam:
Independent Journalist association of Vienam, represented by Doctor Pham Chi Dung, President
Former Vietnamese Prisoners of Conscience, represented by Dr. Nguyen Dan Que and Rev.
Phan Van Loi
Brotherhood for Democracy, represented by Mr. Nguyen Trung Ton
Delegation of Vietnamese United Buddhists Church, represented by the Ven. Thich Khong Tanh
Hoa Hao Buddhists Church, Purity, represented by Le Quang Hien
Vietnam-US Lutheran Alliance Church, represented by Pastor Nguyen Hoang Hoa
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 09:30
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.