TQ
di dời giàn khoan sau khi đảng CSVN chấp nhận đầu hàng ?
LM Nguyễn Văn Khải - Trung
Cộng Đang Xâm Lược Và Giết Hại Người Việt Nam
Về cơ bản, giới lãnh đạo
chóp bu cộng sản đã chấp nhận đầu hàng
Hoàng Trần
(Danlambao) -
Phát biểu trong phiên họp chính phủ ngày 16/7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên
tiếng “yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan”
trong vùng biển Việt Nam.
Cùng ngày, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt
Nam Lê Hải Bình cũng nêu tuyên bố “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn
khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt
động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc
vùng biển của Việt Nam”.
Di dời giàn khoan do bão?
Các tuyên đố trên được chính phủ nêu ra trong
thời điểm phía TQ thông báo giàn khoan 981 đã ''hoàn thành nhiệm vụ”, đồng thời
cho di dời giàn khoan cùng đội tàu chiến với lý do mùa mưa bão sắp đến.
Hiện siêu bão Rammasun (Thần Sấm) mạnh cấp 13
sắp đổ bộ vào Biển Đông. Dù là giàn khoan khủng như HD 981 cũng khó có thể
chống đỡ nổi với siêu bão Rammasun mà không bị thiệt hại.
Sự kiện giàn khoan Trung Quốc 'chuồn' khỏi Biển
Đông tránh bão đã lập tức trở thành đề tài cho bộ máy tuyên truyền cộng sản thi
nhau 'nổ' tưng bừng.
Một vị tướng quân đội còn lạc quan phán “Đây
là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân
dân Việt Nam”.
Trên thực tế, nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa dám
kiện TQ ra tòa án quốc tế, thậm chí đến một nghị quyết phản đối cũng không được
quốc hội CSVN ban hành.
“Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng”
Đó là kết luận của nhà báo nổi tiếng Roger
Mitton viết trên The Myanmar
Times. Bài báo cho biết, việc TQ đưa giàn khoan 981 vào Biển
Đông đã khiến giới lãnh đạo chóp bu CS tỏ ra 'sốc và sợ hãi', đồng thời gây nên
sự bất đồng nghiêm trọng trong bộ chính trị.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ủy viên quốc vụ viện
Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lớn tiếng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu
tổn thất nặng nều nếu hợp tác với các nước khác, cụ thể là Hoa Kỳ, trong việc
chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Đồng thời, Dương Khiết Trì cũng ra lệnh cho giới
lãnh đạo CSVN không được tham gia cùng Philippines trong nhằm kiện Trung Quốc
lên Liên Hiệp Quốc.
Ngay sau khi Dương Khiết Trì về, bộ chính trị
lập tức triệu tập một cuộc họp với những tranh luận nảy lửa.
Sau cùng, nhóm thân Trung Quốc tiếp tục thắng
thế. Điều này được thấy rõ khi chuyến đi Mỹ cầu viện của bộ trưởng ngoại giao
Phạm Bình Minh bị hoãn vô thời hạn. Mặc dù trước đó, chuyến thăm được dự kiến
sẽ diễn ra trong tháng 7.
“Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm
các cuộc biểu tình, không có việc kiện lên Liên Hợp Quốc, sẽ không xảy ra các
trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện dẫn đầu mặt trận ASEAN thống
nhất nhằm chống lại Bắc Kinh”, Roger Mitton viết.
'TQ chặt cờ Việt Nam ném xuống biển'
Cập nhật: 13:15 GMT - thứ năm, 17 tháng 7, 2014
Tàu cá Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc bắt giữ trong những năm gần đây
Các ngư dân từ hai tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ gần đây đã về đến đất liền hôm 17/7.
Các bài liên quan
- Trung Quốc thả ngư dân Việt Nam - BBC Vietnamese - Việt Nam
- Phi cơ TQ 'lướt xuống gần tàu VN'
- Tàu cá Việt Nam 'bị Trung Quốc bắt giữ'
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Trung Quốc vừa trao trả 13 ngư dân Việt Nam mà nước này bắt giữ gần đây, nhưng tịch thu toàn bộ ngư cụ và một tàu cá.
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Chủ đề liên quan
Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, thuyền trưởng của một trong hai tàu,
ông Võ Tấn Tèo, từ xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nói điều kiện sức khỏe của một số thuyền viên "không
ổn định cho lắm", nhưng tâm lý đã được cải thiện đáng kể sau khi gặp lại gia đình.
Ông cũng kể về khoảnh khắc lúc tàu cá mang
số hiệu QNg 94912 TS của ông bị tàu Trung Quốc bắt giữ hôm 3/7.
"Họ thả ghe nhỏ chứa 3,4 người xuống cập vào tàu của tôi", ông
nói.
"Vừa lên tàu, họ chặt cờ Việt Nam ném xuống biển. Tôi thấy vậy phải đem một lá cờ khác trên tàu đi giấu".
"Họ kiểm tra, lấy hết mọi vật dụng rồi dắt tàu của tôi về".
Tọa độ bị bắt giữ
Mở bằng chương trình nghe nhìn
khác
Ông Tèo nói vào thời điểm bị bắt, tàu của ông đang cách bờ biển Việt Nam khoảng hơn 100 hải lý.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những ngư dân này đã “phạm pháp”, khi khai
thác trong vùng biển phía nam thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, đồng thời "yêu cầu Việt Nam thực hiện các biện pháp cần thiết, tăng cường kỷ luật và giáo dục ngư dân để ngăn ngừa các vụ việc tương tự diễn ra.”
Phía Việt Nam cho biết các tàu này bị bắt khi đang hành nghề trên vùng chồng lấn đang được phân định giữa hai bên ở cửa Vịnh Bắc Bộ.
"Đây là tọa độ mà chúng tôi vẫn đánh bắt bao lâu nay,
không hiểu vì sao lần này họ lại bắt chúng tôi,"
ông Tèo nói.
Một tuần sau khi bị bắt, lãnh sự quán Việt Nam đã cử đại diện đến gặp các ngư dân tại nơi tạm giữ ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.
"Họ cho mỗi người 1.000 nhân dân tệ để mua thức ăn, rồi động viên nói chúng
tôi yên tâm để họ giải quyết", ông nói.
Hôm 15/7, nhóm sáu người của ông Tèo cùng bảy ngư dân Quảng Bình trên tàu
cá QB 93256, bị bắt hồi cuối tháng Sáu, đã được trả về Việt Nam.
Tuy nhiên tàu của ông Tèo đã bị tịch thu cùng toàn bộ ngư cụ.
Trả lời BBC hôm 17/7, chủ tàu QNg 94912 TS,
ông Võ Đạt, nói tổng thiệt hại là khoảng 1,2 tỷ đồng.
"Gia đình tôi như vậy là trắng tay vì lâu nay
chỉ sống dựa vào chiếc tàu", ông Đạt cho biết.
Thuyền trưởng Võ Tấn Tèo nói ông hy vọng sẽ sớm nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền để ra khơi trở lại, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục hành nghề ở tọa độ từng bị bắt giữ.
"Đó là vùng biển của Việt nam mà ông cha
ta đã đánh bắt từ trước đến giờ", ông nói.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.