Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, December 30, 2015

Gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí: Người giàu cũng khóc




Gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí: Người giàu cũng khóc


Đất Việt 2015/12/30
Trước việc gửi ngoại tệ có thể sẽ phải trả thêm phí, đa số người dân khi được hỏi đều bày tỏ băn khoăn, lo lắng.
Người dân bị thiệt
Trước thông tin gửi ngoại tệ có thể sẽ phải trả phí mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu mới đây, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Văn Vĩnh – Giám đốc công ty Sài Gòn Sim tỏ ra vô cùng lo lắng.
Ông Vĩnh cho biết: “Từ trước đến nay, việc gửi ngoại tệ trong ngân hàng đều được hưởng lợi. Việc NHHH mới đây điều chỉnh còn 0% lãi suất, các cá nhân, doanh nghiệp gửi tiền coi như đã bị lỗ rồi. Bây giờ tính đến thu phí nữa thì tôi thấy rất lo lắng”.
Theo Giám đốc công ty Sài Gòn Sim, nếu việc thu phí gửi ngoại tệ được áp dụng, chắc chắn ông và nhiều người sẽ phải tính toán đến các biện pháp khác để tránh bị thiệt hại.
“Việc gửi tiền ngoại tệ trong ngân hàng rồi rút khi có việc cần đã được doanh nghiệp chúng tôi làm mấy năm qua. Giờ mà thu phí có thể tôi sẽ chuyển sang dùng tiền mặt hoặc mua vàng tích trữ. Nhưng đây chỉ là giải pháp cuối cùng thôi”, ông Vĩnh cho hay.
Gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí: Người giàu cũng khóc
Việc gửi ngoại tệ có thể sẽ phải trả thêm phí. Ảnh minh họa

Cũng trao đổi về vấn đề này, chị Đặng Thị Thu Hoài (ở Hà Đông – Hà Nội) cho rằng, việc thu phí sẽ khiến việc kinh doanh, buôn bán của nhiều người gặp ảnh hưởng trực tiếp.

Chị Hoài hiện đang là đại lý cung cấp các mặt hàng về mỹ phẩm, dinh dưỡng nhập ngoại từ Nga, Mỹ nên thường xuyên phải tiến hành các giao dịch. Tháng nào ít thì 2 lần, những tháng cao điểm có thể lên tới 4,5 lần nhập hàng.
“Mình làm kinh doanh nên cái gì có lợi sẽ tính lên hàng đầu. Dù giá gửi USD không cao nhưng để tại ngân hàng coi như lấy công làm lãi. Giờ tính phí gửi coi như người dân có tiền gửi mà vẫn bị lỗ.”, chị Hoài băn khoăn.

Cũng theo ý kiến của đại lý này, nếu phải trả thêm phí gửi ngoại tệ thì cộng thêm với tiền dịch vụ vận chuyển từ nước ngoài về, thì chị sẽ phải điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm.
“Hiện giờ thị trường cạnh tranh nhau từng tí một. Sản phẩm chỉ cần đắt hơn 5.000 đồng người dân đã không lựa chọn rồi. Nhưng nếu không tăng giá thì chúng tôi sẽ bị thua thiệt. Giờ chỉ mong NHNN xem xét lại để đưa ra những quyết định phù hợp. Theo tôi nếu có thu phí thì nên phân loại các khách hàng, chỉ thu với những người có nguồn ngoại tệ lớn thôi”, chị Hoài mong muốn.
Nhà giàu cũng phải khóc
Ông Hoàng Tuấn Vũ, một doanh nghiệp chuyên gia công và sản xuất đồ nội thất trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh khi nghe nói đến việc thu phí gửi ngoại tệ đã tỏ ra hết sức bất ngờ.
“Gia đình tôi không có thói quen để tiền mặt ở nhà. Vì muốn thuận tiện cho các giao dịch với đối tác cũng như đảm bảo an toàn, tránh mất cắp có thể xảy ra nên thường gửi hết ở ngân hàng. Mỗi lần có dịp ra nước ngoài công tác hay đi nghỉ ngơi cùng gia đình, việc rút tiền cũng thuận lợi hơn.
Thú thật là chúng tôi không quá quan trọng lãi suất được hưởng khi gửi tiền nhưng nếu có thì cũng có thể khuyến khích thêm các doanh nghiệp, cá nhân sở hữu nhiều ngoại tệ tìm đến ngân hàng giao dịch, tránh tình trạng găm tiền.”, ông Vũ khẳng định.
Trước thông tin những người gửi ngoại tệ sẽ không được hưởng lãi suất và có thể phải nộp thêm phí, ông Vũ cho rằng áp dụng biện pháp sẽ khiến nhiều doanh nghiệp và người dân phải chịu bất lợi.
“Việc vận động doanh nghiệp, người dân gửi ngoại tệ đã khó rồi giờ thu thêm phí nữa tôi e rằng nhiều người sẽ phản ứng. Nếu giao dịch với số lượng nhỏ lẻ thì không sao, chứ nếu với những đơn hàng, hợp đồng lớn việc thu phí này vô hình chung đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Kéo theo đó là các chi phí về sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ. Rất nhiều vấn đề đáng phải xem xét”, ông Vũ nêu ý kiến.
Về phía doanh nghiệp của mình, ông Vũ cho biết do tính đặc thù của công việc nên nếu NHNN có áp dụng thu phí thì ông vẫn bắt buộc phải gửi tiền tại ngân hàng.
“Tôi chỉ mong muốn NHNN sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất có lợi cho các công ty và các doanh nghiệp. Nếu có thu phí thì phải đưa ra những mức hợp lý để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp”, ông Vũ nhấn mạnh.
Nguyễn Huệ
 

--

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Báo trong nước cảnh cáo về cà phê giả có độc chất


Báo trong nước cảnh cáo về cà phê giả có độc chất
Soha 23/12/2015
Bạn sẽ run sợ nếu nhớ lại đã uống rất nhiều phin cà phê không sủi bọt. Và nếu đó chỉ là đỗ tương, ngô rang cháy pha hương liệu độc thì hẳn bạn sẽ run sợ lần nữa vì nguy cơ ung thư.
Trước thực trạng cà phê bẩn tràn ngập thị trường Việt Nam ở mức báo động nguy hiểm, chúng tôi đã từng thực nghiệm 1 biện pháp: .
Ở bài này, chúng tôi xin cung cấp đến quý độc giả biện pháp thực nghiệm thứ hai là: Dùng 2 phin pha cà phê hoặc đổ bột cà phê ra giấy - từ đó chỉ cần quan sát bằng mắt thường là nhận diện được.
Với cách này, bất kỳ ai cũng có thể nhận biết, lật mặt loại bột cà phê bẩn, rất độc hại cho cơ thể, bảo vệ chính bản thân và gia đình chúng ta.
Biện pháp của chúng tôi được sự giúp đỡ trực tiếp của một chuyên gia hiển nhiên rất sành cà phê - ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa).
Theo ông An, cách dùng 3 ly nước lọc khá hay và dễ làm, tuy nhiên chưa bộc lộ thật rõ nét cho sự đối lập, phân biệt giữa 2 loại: cà phê sạch (thật) và cà phê bẩn (giả).
Thay vào đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận biết dựa vào bọt của cà phê khi pha trong phin, cũng rất dễ làm. Tại văn phòng của ông An, thực nghiệm đã được tiến hành ngay trước mặt phóng viên Trí Thức Trẻ.
1. Phân biệt cà phê sạch (thật) và cà phê bẩn (giả) qua 2 pha cà phê
Hai phin cà phê, một chứa bột cà phê nguyên chất (phin số 1), một chứa bột cà phê đang bán tràn lan trên thị trường - theo như truyền hình VTV phản ánh là làm từ ngô rang, đậu tương rang cháy khét (phin số 2).
Đổ nước sôi 100 độ C vào 2 phin này.
Khi đó, trong phin chứa cà phê nguyên chất (phin số 1) lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí, tràn ra cả ngoài phin.
Nhưng ở phin còn lại (phin số 2), bột cà phê không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm dần, nước ngấm vào bột và bốc mùi thơm nồng nặc.
Ông An chỉ tay vào phin cà phê không hề sủi bọt và nói: “Đây chính là loại cà phê rởm đang bán rất nhiều trên thị trường”.
Trong loại bột cà phê bẩn trên thị trường sẽ pha trộn tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao như bột ngô (bắp), bột đậu tương rang, cùng nhiều tạp chất khác, hại cho sức khỏe.
Lật tẩy cà phê bẩn bằng cách dùng 2 phin pha.
2. Ngoài cách dùng 2 phin pha, chúng tôi cũng thực nghiệm cách đổ bột cà phê ra để quan sát.
Nhìn bằng mắt thường và lấy tay sờ vào từng loại, thì bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời.
Do hạt cà phê rang thật rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều.
Trái lại, bột cà phê có pha trộn bột rang cháy các loại hạt khác thường vón cục, ẩm ướt, ít tơi bong hơn, có phần bết dính. Mời bạn xem thêm clip bên dưới:
Lật mặt cà phê bẩn bằng cách nhìn và sờ vào bột

* Bạn đọc tham khảo thêm: Trung tâm Tin tức VTV24 của Đài Truyền hình Việt Nam cho biết: Với phóng viên, biên tập viên của VTV24, ít nhất 1 ngày cũng phải có 1 cốc cafe vào người mới đủ tỉnh táo làm việc.
Nhưng sau khi xem xong tiêu điểm ngày hôm nay, chúng tôi đã phải cân nhắc lại cách giữ tỉnh táo cho bản thân.
Chuyển động 24h thâm nhập lò sản xuất cà phê bẩn
Theo Trí Thức Trẻ

__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Giá xăng ở Mỹ rẻ hơn nhiều so với sữa




Giá xăng ở Mỹ rẻ hơn nhiều so với sữa


Giá xăng ở Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2009 giảm xuống dưới mức 2 USD/gallon, tương đương khoảng 12.000 đồng/lít...
Giá xăng ở Mỹ rẻ hơn nhiều so với sữa
Tại một số bang Mỹ, giá xăng đã xuống dưới ngưỡng 1,8 USD/gallon - Ảnh: Getty/WSJ.


Liên tục giảm theo giá dầu thế giới trong một năm rưỡi trở lại đây, giá xăng tại Mỹ đã về vị trí hợp lý là rẻ hơn sữa - tờ Wall Street Journal cho biết.

Theo số liệu từ công ty khảo sát giá xăng AAA, giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ ngày 21/12 đã lần đầu tiên kể từ năm 2009 giảm xuống dưới mức 2 USD/gallon, tương đương khoảng 12.000 đồng/lít. Tại một số bang, giá xăng đã xuống dưới ngưỡng 1,8 USD/gallon.

Trong khi đó, hiếm nơi nào ở Mỹ bán sữa với giá dưới 3 USD/gallon.

Số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy, giá bán lẻ sữa trung bình toàn quốc ở Mỹ trong tháng 11 là 3,3 USD/gallon. Cũng trong tháng trước, giá bán lẻ xăng trung bình ở nước này là 2,19 USD/gallon.

Trong vòng 20 năm qua ở Mỹ, sữa gần như luôn luôn đắt hơn xăng.

Vào giữa thập kỷ trước, giá xăng ở Mỹ vượt mức 4 USD/gallon, đảo ngược trật tự thường thấy so với giá sữa. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế Mỹ, giá sữa lại vượt giá xăng. Nhưng sau đó, hai chất lỏng thiết yếu cho cuộc sống của người Mỹ này liên tục đổi thứ tự về độ đắt rẻ, cho tới khi giá xăng lao dốc từ cuối năm ngoái.

Hiện nay, chất lỏng tiêu dùng duy nhất liên tục có giá rẻ hơn xăng ở Mỹ là nước lọc. Tại các siêu thị, quầy tạp hóa ở Mỹ, nước lọc được bán với giá khoảng 1 USD/gallon.

Mức giá 2 USD/gallon xăng ở Mỹ tương đương khoảng 1,6 cent/ounce. Giá sữa là 2,6 cent/ounce, giá nước ngọt Coca-Cola là 1,5 cent/ounce, giá cà phê Starbucks khoảng 14 cent/ounce, giá bia là trên 10 cent/ounce, giá rượu Vodka Absolut khoảng 45 cent/ounce.

Nguồn: KBCHN.NET

-- 

Sunday, December 27, 2015

Tổng Kết Tình Hình Thế Giới Năm 2015


Tổng Kết Tình Hình Thế Giới Năm 2015
Thế giới năm vừa qua quá nhiều biến động với những sự kiện nổi bật như sau:
-Ngày 7/1/2015: Vụ thảm sát tại tòa soạn báo biếm họa Charlie Hebdo ở Paris khiến 11 người chết và 10 người bị thương.

- Ngày 29/1/2015: “Những người biểu tình thuộc Nhóm CodePink đã bu quanh Kissinger khi ông cùng với các cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright và George Shultz tới thượng viện để tham dự buổi điều trần về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo lời mời của Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện. Đám người giơ cao tấm biểu ngữ “Hãy bắt giam Henry Kissinger vì tội phạm chiến tranh”, ám chỉ một số quyết định gây tranh cãi của ông dưới thời Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford.”

- Ngày 3/2/2015: “Trong cuộc phỏng vấn của CNN, ông Obama thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã làm trung gian trong vụ "chuyển giao quyền lực" ở Ukraina. Nói cách khác, nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận rằng cuộc đảo chính ở Ukraina hồi Tháng 2 năm 2014, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và khiến cho nhiều người thiệt mạng, đã xảy ra với sự tham gia trực tiếp về mặt tổ chức và kỹ thuật của Hoa Kỳ.

-Ngày 3/2/2015: Với tiêu đề, “Trục Việt-Phi: Sản Phẩm Của Trung Quốc” (Made in China: A Vietnam-Philippines Axis) The National Interest đã nhận định như sau, “Việt Nam và Phi Luật Tân dù từ lâu đã có những tranh chấp vể chủ quyền biển đảo -hiện đang tiến tới hợp tác chiến lược (strategic partnership) vì cùng lo lắng trước sự trỗi dậy của Hoa Lục.
            - Ngày 12/2/2015: “Cuộc chạy đua cho hội nghị Minsk kết thúc với thỏa thuận ngừng bắn giữa các phe ở Ukraina.
            - Ngày 23/2/2015: “Các cư dân Indonesia đang thu thập tiền xu dành cho Thủ tướng Australia Tony Abbott. Mục đích của họ là kiếm 1 tỷ USD. Hoạt động phản đối với tên gọi “Tiền hoàn trả” đang nhanh chóng phổ biến khắp toàn quốc, như phản ảnh trên trang mạng tiếng Anh của RT. Nguyên cớ sự bất mãn của người Indonesia là lời phát biểu của Thủ tướng Australia.
            -Ngày 26/2/2015: Hải Quân Hoa Kỳ lần đầu tiên xác nhận phi cơ trinh thám tân tiến nhầt P-8A Poseidon đã bắt đầu bay những chuyến bay đầu tiên để tuần tra trên Biển Đông.”
            -Ngày 5/3/2015: Đại Sứ Hoa Kỳ Mark Lippert bị tấn công khi đang diễn thuyết và được đưa vào bệnh viện. Đài tuyền hình YTN trình chiếu hình ảnh Ô. Lippert bi rạch ở má và cổ tay nhưng vết thương không nguy hiểm tới tính mạng.
            -Ngày 5/3/2015: Thủ Tướng Ý Đại Lợi viếng thăm Moscow trong một nỗ lực hàn gắn mối quan hệ giữa Nga- Tây Phương bị tổn thương vì cuộc khủng hoảng Ukraine.
            -Ngày 10/3/2015: Moscow thông báo sẽ ngưng mọi sự liên hệ tới thỏa hiệp về vũ khí ký kết khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.
            -Ngày 11/3/2015: 155,000 người đã ký thỉnh nguyện thư gửi Tòa Bạch Ốc yêu cầu truy tố 47 thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa về tội phản nghịch khi gửi thư cho các nhà lãnh đạo Ba Tư về những thương thảo về nguyên tử đang diễn ra.”
            - Ngày 11/3/2015: Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng không cho Nga sử dụng căn cứ không quân cũ của Hoa Kỳ ở Cam Ranh để tiếp dầu cho những máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom nguyên tử nhằm phô diễn sức mạnh quân sự ở vùng Châu Á Thái Bình Dương.

            - Ngày 13/3/2015: Trang nhất của tờ Financial Times (Anh Quốc) vào sáng Thứ Sáu đã đi một bản tin làm mọi người ngạc nhiên phản ảnh căng thẳng ngoại giao hiếm thấy giữa các giới chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Chính phủ Anh bị Hoa Kỳ cáo buộc là thường xuyên “chiều theo ý” của Hoa Lục.     
            -Ngày 16/3/2015: Bộ Trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN sẽ nghiên cứu mô hình của Liên Minh Châu Phi trong nỗ lực thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình chung của khối 10 quốc gia thành viên trong khu vực.
            -Ngày 18/3/2015: Nga xiết chặt thêm việc kiểm soát khu vực Nam Ossetia tách ra khỏi Georgia khi Tổng Thống Putin và lãnh đạo của Nam Ossetia ký kết thỏa ước mới gần như thống hợp toàn diện vào Nga.
            - Ngày 25/3/2015: Lực Lượng Tự Vệ Hải Quân Nhật đã tiếp nhận một chiến hạm lớn nhất kể từ Đệ II Thế Chiến. Chiến hạm Izumo chở trực thăng lớn bằng hàng không mẫu hạm thời Hải Quân Thiên Hoàng đã từng giao chiến với Mỹ tại Thái Bình Dương.
            -Ngày 25/3/2015: Tổng Thống Petro Poroshenko tiếp nhận 10 thiết vận xa Humvees (giống như M.151 thời Chiến Tranh Việt Nam) hai ngày sau khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ biểu quyết thúc giục Tổng Thống Obama cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.”
- Ngày 25/3/2015: Tổng Thống Hadi của Yemen do Hoa Kỳ hỗ trợ đã trốn chạy bằng đường biển qua Djibouti sau khi phe nổi dậy Shiite và đồng minh đã tiến vào nơi ẩn náu cuối cùng của ông ở phía nam, chiếm phi trường và treo tiền thưởng cho ai lấy được đầu của ông.”
-Ngày 25/3/2015 Ngoại Trưởng Nga Sergi Lavrov đã tới thăm Cuba và ba nước Combombia, Nicaragua và Guatemala để mở rộng hợp tác và đầu tư.
-Ngày 25/3/2015: Anh tăng cường lực lượng tại thuộc địa Faulkland/Malvinas này vì lo sợ Á Căn Đình tấn công với sự hỗ trợ của Nga.
            - Ngày 26/3/2015: Chuyến thăm Á Châu của Bà Michelle Obama để xúc tiến giáo dục cho các bé gái đã bị Thủ Tướng Hun Sen của Cambodia chỉ trích thẳng thừng là bà chỉ “rong chơi” và sử dụng lời lẽ hoa mỹ để tạo niềm hy vọng về sự cải thiện chứ chẳng bảo đảm trợ giúp gì cả.
            -Ngày 30/3/2015: Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
            - Ngày 2/4/2015: “Viện trợ quân sự cùng với việc bán vũ khí và hàng tỉ đô-la đầu tư, Hoa Lục đã tăng cường mối liên hệ với Cambodia và giới phân tích coi đây như một bộ phận của việc mở rộng ảnh hưởng trong vùng , kể cả việc tranh chấp ở Biển Đông.”
            - Ngày 4/4/2014: Nga kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thúc đẩy một lệnh ngưng oanh tạc tại Yemen trong khi liên quân do Saudi cầm đầu đã tiến hành cuộc không kích xứ sở này qua ngày thứ mười.
            -Ngày 6/4/2015: Nhân dịp thăm viếng Thái Lan, Thủ Tướng Nga Medvedev đã chính thức mời Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thăm Nga.

            -Ngày 7/4/2015: Hoa Kỳ đầy mạnh việc chuyển giao vũ khí cho liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu để đối phó với đà tiến quân của phe nổi loạn tại Yemen.

            -Ngày 7/4/2015: Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.

            -Ngày 9/4/2015: Thái Lan mưu tìm tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan thăm Trung Quốc cùng với một phái đoàn trong đó có tư lệnh Hải Quân Thái để thảo luận việc mua hai chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel (dầu cặn) do Trung Quốc chế tạo. Nhưng sau đó với áp lực của Mỹ, thỏa hiệp mua bán tàu ngầm đã phải hủy bỏ.

            -Ngày 16/4/2015: Một giới chức quân sự cao cấp Mỹ cho biết chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ có khả năng bắn hạ tất cả các vệ tinh trong không gian. Tướng Mỹ Raymond xác nhận rằng cuộc thử nghiệm hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh vào Tháng Bảy của Trung Quốc đã thành công.

            -Ngày 27/4/2105: Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được đưa ra chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đây là một “bước chuyển lịch sử” trong quan hệ giữa hai nước.

            - Ngày 3/5/2015: Theo Liên Hiệp Quốc, chiến sự nổ ra khắp Yemen đã giết hơn 1000 người trong đó có khoảng 551 thường dân và 115 trẻ em kể từ khi các cuộc không kích khởi đầu. Human Rights Watch đã tố cáo Saudi và liên minh đã sử dụng Bom Chùm CBU-105 Sensor Fuzed Weapons do Mỹ cung cấp là loại vũ khí bị cấm trong một thỏa hiệp của 116 quốc gia ký năm 2008.

-Ngày 6/5/2015: Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà sẵn sàng ra điều trần trước các dân biểu sau khi có cáo buộc tình báo Đức giúp Mỹ theo dõi các mục tiêu ở Đức và các nước lân cận. Tình báo Đức đã hợp tác với Mỹ từ lâu nhưng nay người ta biết rằng các mục tiêu không phải chỉ gồm các đe dọa khủng bố mà theo dõi cả bộ ngoại giao và phủ tổng thống Pháp, Ủy Ban Châu Âu và Airbus.

-Ngày 9/5/2015: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow, gặp tổng thống Nga Vladimir Putin và ký kết các thoả thuận quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ trước lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát Xít.

-Ngày 10/5/2015: Tổng Thống Djibouti nói với AFP là họ đang thương thảo để Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự tại quốc gia nhỏ bé ở Sừng Phi Châu. Như thế là Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có căn cứ quân sự sát cạnh nhau.

-Ngày 10/5/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã tới Belarus trong chuyến công du ba ngày để ký kết những thỏa hiệp trị giá 15.7 tỉ đô-la trong lúc Hoa Lục đang nhắm tới việc xâm nhập vào nền kinh tế của Âu Châu qua dự án Con Đường Tơ Lụa.

-Ngày 12/5/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter đề nghị gửi tàu chiến và máy bay tới trong khoảng 12 hải lý của những bãi đá ngầm mà Trung Quốc đang biến cải thành những hòn đảo ở trong khu vực tranh chấp ở Trường Sa với lý do bảo vệ tự do hàng hải.”

-Ngày 18/5/2015: Quân đội Iraq hoảng loạn tháo chạy để lại khối lượng vũ khí khổng lồ, phiến  quân Hồi Giáo tiến vào Thành Phố Ramadi.

- Ngày 19/5/2015: Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng Kênh Đào Kra Isthmus, được mệnh danh là ”Kênh Đào Panama của Châu Á” ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu khoảng 1200 km và không cần thông quá Eo Biển Malacca.
-Ngày 22/5/2015: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và phu nhân thăm Việt Nam và sau đó dư luận bàn tán nhiều về việc Ô. Ban Ki-moon thuộc hậu duệ của dòng họ Phan Huy Chú - một nhà bác học của Việt Nam thời Nguyễn. 
-Ngày 27/5/2015: Lính hải quân Việt Nam và Phi Luật Tân đá bóng và vui chơi trên Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay) là hòn đảo hiện do Phi Luật Tân chiếm đóng để bày tỏ sự thân thiện giống như cuôc gặp gỡ, vui chơi, uống bia giữa hai bên trên Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) thuộc chủ quyền của Việt Nam vào Tháng Sáu năm ngoái.

- Ngày 27/5/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất về những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, đòi hỏi phải ngưng ngay sự biến cải những bãi đá ngầm và cam kết rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì sức mạnh hàng đầu tại Á Châu trong những thập niên tới.

-Reuters ngày 29/5/2015: TNS John McCain đề nghị một dự luật cung cấp khoảng 425 triệu đô-la trong vòng 05 năm cho những quốc gia như Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam để trang bị, tiếp liệu, huấn luyện và xây dựng quân sự trên quy mô nhỏ để đối phó với những thách thức về chủ quyền trên biển của Trung Quốc. 

Trong một cuộc họp báo tại HCM City, Ô. John McCain nói rằng Hoa Kỳ sẽ thi hành một số biện pháp làmTrung Quốc chùn bước  để không cón có những hành động như vậy. TNS John McCain cho biết trong tuần tới ông và các thượng nghị sĩ sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

-Ngày 1/6/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Ashton Carter  trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội nói rằng hai quốc gia mở rộng hợp tác quân sự trong đó bao gồm những kế hoạch tiến hành những chiến dịch quân sự chung. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Hai bên còn ký Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ hai nước.

- Ngày 5/6/2015: Tổng Thống Aquino của Phi Luật Tân loan báo ông muốn bắt đầu thương thảo để cho phép quân đội Nhật vào đất nước Đông Nam Á này trong lúc hai quốc gia Nhật-Phi xây dựng hợp tác quốc phòng giữa khi tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc.
-Ngày 7/6/2015: Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết Hung Gia Lợi trở thành quốc gia Âu Châu đầu tiên ký thỏa hiệp hợp tác với Trung Quốc về dự án Con Đường Tơ Lụa nhằm phát triển thương mại, hạ tầng cơ sở giao thông xuyên Á Châu và xa hơn nữa.
-Ngày 8/6/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh gia tăng tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự lẫn dân sự trên Quần Đảo Kuriles nơi đang diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Nga.
-Ngày 13/6/2015: Theo một vài ước lượng, Trung Quốc dự tính sản xuất khoàng 42,000 hệ thống máy bay không người lái có căn cứ từ đất liền và trên biển trị giá khoảng 10.5 tỉ đô-la từ 2014 tới 2023. Rất nhiều máy bay không người lái này được sao chép từ thiết kế của Mỹ.

-Ngày 15/6/2015: Phát ngôn viên của Công Ty United Instrument Manufacturing do Điện Kremlin làm chủ cho biết quân đội Nga đã chế tạo thành công một loại súng vi ba (microwave gun) có khả năng triệt hạ máy bay không người lái và các phi đạn phóng ra từ trên trên không.

-Ngày 29/6/2015: Khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập CNRP hôm 28/6/2015 đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.

-Ngày 29/6/2015: Trung Quốc khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) mà Washington bày tỏ những mối lo ngại rằng ngân hàng sẽ làm suy yếu Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) do Mỹ và Nhật Bản kiểm soát, tức uy lực tài chính cũng là “cây gậy chỉ huy” của Mỹ đã suy giảm.
-Ngày 1/7/2015: Mỹ- Cuba tái lập quan hệ ngoại giao sau 51 năm cấm vận và cô lập.
-Ngày 7/7/2015: Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc.

- Ngày 14/7/2015: Sau nhiều cuộc thương thảo đầy va chạm, các cường quốc và Ba Tư đã đã đạt được thỏa hiệp lịch sử để kiềm chế chương trình hạt nhân hầu đổi lấy việc tháo bỏ cấm vận nhiều tỉ đô-la - tránh được mối dọa chế tạo vũ khí nguyên tử của Ba Tư và một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.

- Ngày 16/7/2015: Đạo luật về an ninh gây tranh cãi đã được hạ viện Nhật thông qua vào ngày Thứ Năm mà những người chống đối cho rằng đã phá hoại 70 năm hòa bình và sẽ thấy lần đầu tiên quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài kể từ Thế Chiến II.

- Ngày 20/7/2015: Tân Tư Lệnh Thái Bình Dương Scott Swift đã tham dự bảy giờ bay trên phi cơ do thám P-8 Poseidon mới nhất của Hoa Kỳ trên Biển Đông khiến Hoa Lục tức giận.
-Ngày ngày 21/7/2015: Kyrgyzstan đã xé bỏ thỏa hiệp hợp tác lâu đời với Hoa Kỳ sau khi Hoa Thịnh Đốn trao tặng giải thưởng nhân quyền cho một nhà đấu tranh thuộc sắc dân thiểu số đang bị cầm tù.
- Ngày 21/7/2015: Tinh thần bài Hoa đột nhiên lan rộng khắp Thổ Nhĩ Kỳ, biểu tình phản đối, đốt cờ, tấn công khách du lịch và nhà hàng, hung hăng kêu gọi phân biệt chủng tộc trên các trang mạng xã hội…Tinh thần bài Hoa lên tới cao điểm tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần lễ khi Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị chuyến thăm viếng Trung Quốc vào cuối tháng này.

- Ngày 25/7/2015: Trung Quốc vừa phóng hai vệ tinh mới vào ngày Thứ Bảy khi nước này tự chế tạo hệ thống điều khiển vệ tinh để cạnh tranh với hệ thống GPS (Global Positioning System) của Hoa Kỳ.
-Ngày 27/7/2015: Truyền thông nhà nước Trung Quốc chế nhạo động cơ những chuyến thăm Châu Phi của Tổng Thống Barack Obama là lo ngại ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở lục địa này.
-Ngày 28/7/2015: Bộ Trưởng Ngoại Giao Nam Dương Retno Marsudi nói rằng Tổng Thống Joko Widodo bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ xây dựng Nam Dương thành một căn cứ sản xuất tại Á Châu qua sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.
- Ngày 29/7/2015: Với sự tháp tùng của 30 lãnh đạo các công ty, Ô. Cameron thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử lần đầu tiên của vị thủ tướng Anh tới Việt Nam.
-Ngày 29/7/2015: Lo sợ gia tăng, đặc biệt tại Ấn Độ là Trung Quốc có thể sớm tiến hành dự án xây dựng đảo nhân tạo tại Maldives thuộc Ấn Độ Dương.
-Ngày 31/7/2015: WikiLeaks cho biết cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén các chính trị gia Nhật, ngân hàng trung ương hàng đầu và những công ty lớn trong nhiều năm. Đây là sự tiết lộ mới nhất về việc Hoa Thịnh Đốn nghe lén các đồng minh.
-Ngày 12/8/2015: Trong bản tin phổ biến báo chí, Chỉ Huy Không Quân Tấn Công Toàn Cầu (U.S. Air Force Global Strike Command) cho biết Hoa Kỳ đã đưa ba máy bay ném bom tối tân nhất tới Guam.
-Ngày 16/8/2015: Khủng hoảng di dân ở Âu Châu: 250,000 người bỏ nước ra đi, 2000 người chết.
-Ngày 18/8/2015: Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gọi vụ đánh bom tại khu vực đông đúc là biến cố tệ hại nhất từ trước tới giờ mới xảy ra ở Thái Lan.
-Ngày 24/8/2015: Gần 80,000 người đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu bắt giữ Thủ Tướng Do Thái  Benjamin Netanyahu vì tội phạm chiến tranh khi ông thăm viếng Anh Quốc.
-Ngày 5/9/2015: Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry đã nói với Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov rằng Hoa Kỳ hết sức quan tâm tới những báo cáo cho rằng Moscow đang tiến hành việc hiện diện quân sự lớn lao tại Syria nhằm mục tiêu hỗ trợ cho Tổng Thống Bashar Assad.
- Ngày 7/9/2015: Bộ trưởng đầu tư cho biết Ai Cập đã ký kết một thỏa hiệp với một công ty Trung Quốc để đảm trách và tài trợ một phần của kế hoạch xây dựng một trung tâm hành chính mới cho Ai Cập nằm ở phía đông thủ đô Cairo. Đề án dự trù lớn bằng thành phố Tân Gia Ba bao gồm một phi trường lớn hơn Heathrow của Luân Đôn, một tòa nhà cao hơn Tháp Eiffel và hơn 10,000 km vuông đại lộ, đường và phố.
-Ngày 10/9/2015: Cờ Palestines sẽ được trụ sở Liên Hiệp Quốc kéo lên sau khi Đại Hội Đồng chấp thuận giải pháp cho Palestines với đa số tuyệt đối khiến Do Thái phẫn nộ vì hành động này là bước tiến tới công nhận quy chế hội viên cho Palestines.
-Ngày ngày 14/9/2015: Thủ tướng Úc Abbott bị loại bỏ từ trong chính nội bộ của Đảng Bảo Thủ với hy vọng lấy lại khối cử tri đã mất tin tưởng bằng cách thay thế một lãnh đạo cực đoan ăn nói thiếu suy nghĩ bằng một lãnh đạo ôn hòa hơn trong đảng.
- Ngày 15/9/2015: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng công du Nhật Bản và gặp gỡ Thủ Tướng Abe.

- Ngày17/9/2015: Thượng Nghị Sĩ John McCain thúc giục Ngũ Giác Đài biểu dương sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ bằng cách gửi tàu chiến tới các đảo nhân tạo với khoảng cách 12 dặm mà Trung Quốc xây đắp để khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông. Đây là hành động không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các hòn đảo này.

-Ngày 22/9/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ hội đàm với Tổng Thống Obama.
-Ngày 30/9/2015: Nga bắt đầu tiến hành các cuộc không kích vào lực lượng của ISIS ở Syria.
-Ngày 16/10/2015: Tổng Thống Obama cảnh cáo Nga rằng họ không thể dùng không kích để đạt một giải pháp hòa bình cho Syria và việc chống đỡ cho Tổng Thống Assad sẽ thất bại.

-Ngày 17/10/2015: Tàu chiến, hàng không mẫu hạm và tàu ngầm của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã kéo tới Vịnh Bangal vào Thứ Bảy để tham dự cuộc tập trận chung ở ngoài khơi bờ biến phía đông Ấn Độ - một biểu hiện gia tăng hợp tác chiến lược giữa ba quốc gia khi phải đối đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

-Ngày ngày 20/10/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc Hội Anh, dự dạ tiệc với Nữ Hoàng Elizabeth khi ông thực thiện cuộc viếng thăm Anh Quốc để củng cố mối liên hệ kinh tế giữa hai quốc gia- một cuộc viếng thăm có thể tạo những lo âu về ảnh hưởng bao trùm của Hoa Lục lên nền kinh tế Anh. Ô. Cameron đã ví cuộc viếng thăm báo hiệu “thời kỳ hoàng kim” (golden era) giữa hai quốc gia.
-Ngày 20/10/2015: Thủ tướng đắc cử Justin Trudeau thuộc Đảng Cấp Tiến của Gia Nã Đại đã gọi điện thoại cho Ô. Obama thông báo sẽ rút sáu máy bay chiến đấu hiện đang oanh kích lực lượng IS tại Iraq và Syria.

-Ngày 21/10/2015: Tướng TQLC Joseph Dunford - Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ nói với các nhà lãnh đạo Iraq rằng Iraq phải hứa không được yêu cầu các cuộc không kích từ Nga hay hậu thuẫn cho cuộc chiến chống lực lượng ISIS.
-Ngày 23/10/2015: Cuộc họp tay tư giữa Hoa Kỳ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia lần đầu tiên diễn ra tại Vienna để thăm dò một giải pháp cho vấn đề Syria.
-Ngày 24/10/2015: Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair xin lỗi về cuộc Chiến Tranh Iraq mà ông đã gánh một phần trách nhiệm về cuộc nổi dậy của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tại Iraq và Syria.
-Ngày 26/10/2015: Hoa Kỳ gửi Khu Trục Hạm Lassen tới Đảo Đá Subi như một hành động không công nhận tuyên bố chủ quyền của Hoa Lục tại Biển Đông. Trung Quốc cũng gửi hai tàu chiếm tới để bám theo khu trục hạm này.

-Ngày 30/10/2015: Mỹ gửi 50 biệt kích tới Syria để giúp cho lực lượng nổi dậy chống lại Tổng Thống Assad và lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo.

Ngày 31/10/2015: Một máy bay dân sự của Nga nổ tung và rớt ở Bán Đảo Sinai khiến 224 hành khách tử nạn. Nhà Nước Hồi Giáo xác nhận đã đặt bom trên chiếc máy bay này.

-Ngày 4/11/2015: Theo đài truyền hình Fox News, trong cuốn sách nhan đề Destiny and Power: The American Odyssey Of George Herbert Walker Bush, tác giả Jon Meacham đã trích dẫn lời của Ô. Bush Cha nói rằng Ô. Dick Cheney (phó tổng thống) và Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng) đã quá hiếu chiến và lập trường cay nghiệt/tàn nhẫn của họ (sau cuộc tấn công khủng bố Sept. 11) đã làm tổn thương tới danh dự của Hoa Kỳ
-Ngày 5/11/2015: Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Hoa Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

-Ngày 6/11/2015: Hoa Kỳ triển khai sáu phi cơ nghênh cản (không chiến) F-15C tại phía nam Căn Cứ Không Quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp bảo vệ không phận Thổ vì có thể có kẻ xâm nhập.

-Ngày 7/11/2015: Lần đầu tiên kể từ năm 1949, hai nhà lãnh đạo Trung Hoa Lục Địa và Đài Loan: Tập
 Cận Bình và Mã Anh Cửu gặp nhau tại Tân Gia Ba.

-Ngày 10/11/2015: Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc của Bà San Suu Kyi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tại Miến Điện.
-Ngày 10/11/2015: Tổng Thống Obama vừa ký ban hành ngân sách quốc phòng 607 tỉ đô-la cho năm 2016. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 131 (2014) và Nga 69 (2014), Nhật Bản 42 tỉ (2015).

            -Ngày 10/11/2015: Nga đưa đề nghị chính phủ Syria và phe nổi dậy đồng ý tiến hành việc sửa đổi hiến pháp kéo dài tới 18 tháng, sau đó là cuộc bầu cử tổng thống sớm để giải quyết cuộc xung đột Syria.

- Ngày 10/11/2015: NATO tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ thời Chiến Tranh Lạnh mang tên “Operation Trident Juncture để phô diễn sức mạnh quân sự. Cuộc tập trận kéo dài một tháng, diễn ra ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi bao gồm 36,000 binh sĩ, hơn 140 máy bay và 60 tàu chiến từ hơn 30 quốc gia.”

-Ngày 12/11/2015: Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ bay gần các đảo nhân tạo của Hoa Lục tại Biển Đông, đã liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu của Trung Quốc ở dưới đất nhưng phi vụ vẫn tiếp tục mà không bị ngăn cản.”
-Ngày 13/11/2015: 128 người chết, 350 bị thương vì bom tự sát, tấn công bằng súng và ném lựu đạn tại một hý viện và khắp Thủ Đô Paris. Các giới chức an ninh nói rằng các nhóm khủng bố Hồi Giáo đứng đằng sau chiến dịch  này.
-Ngày 15/11/2015: Tổng Thống Obama và Tổng Thống Putin đồng ý về nhu cầu chuyển tiếp chính trị do Syria tiến hành, bao gồm cả trung gian của Liên Hiệp Quốc khi hai bên gặp nhau bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
-Ngày 17/11/2015: Một thẩm phán Tây Ban Nha đã ký lệnh bắt giam Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu và một số viên chức cũ cũng như đương nhiệm do một cuộc bố ráp trên biển năm 2010 đã làm chết 10 nhà hoạt động nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ.

-Ngày 20/11/2015: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép các quốc gia sử dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo trong một nghị quyết được toàn thể chấp thuận, một tuần sau cuộc khủng bố ở Paris.

 -Ngày 22/11/2015: Mười quốc gia Đông Nam Á đã ký thỏa ước chính thức thành lập một khuôn mẫu kiểu Liên Hiệp Âu Châu (EU) gọi là Cộng Đồng Đông Nam Á (ASEAN Community) để khích lệ đầu tư và hợp tác trong khu vực có 600 triệu dân.”
-Ngày 24/11/2015: Lần đầu tiên trong 50 năm, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO bắn rơi một phi cơ chiến đấu của Nga tại biên giới Syria.

-Ngày 11/12/2015: Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu tại Paris bao gồm 200 quốc gia đã đạt được thỏa thuận lịch sử, sắp đặt một sự chuyển hóa trong nhiều thập niên một nền kinh tế thế giới lệ thuộc vào khí đốt và săng dầu, một nỗ lực để ngăn chặn việc hâm nóng địa cầu.”

-Ngày 14/12/2015: Sauri Arabia công bố thành lập Liên Minh Hồi Giáo Chống Khủng Bố gồm 34 quốc gia theo hệ phái Sunni.
-Ngày 18/12/2015: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận một nghị quyết với lộ trình 18 tháng để thực hiện ngưng bắn, chuyển tiếp chính trị và soạn thảo hiến pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

-Ngày 25/12/2015: Theo Justin Welby- lãnh đạo giáo phái Anglican Anh Quốc thì Thiên Chúa Giáo đang có nguy cơ bị loại trừ (elimination) khỏi Trung Đông bởi Nhà Nước Hồi Giáo mà giáo phái này gọi là một sự tái sinh hiện nay của vị vua độc tài Herod trong thánh kinh.

-Ngày 27/12/2015: Tổng Thống Ba Tư Hassan Rouhani nói rằng người Hồi Giáo phải chấn chỉnh lại hỉnh ảnh tôn giáo của mình đã bị hoen ố bởi bạo lực do những nhóm quá khích gây ra như Nhà Nước Hồi Giáo.
Đào Văn Bình
(California ngày 27/12/2015)


__._,_.___

Posted by: Binh Dao <

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List