KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN:
YẾU KÉM CỦA MÔ HÌNH
VÁ VÍU GIAN XẢO
Geneva, 31.12.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Cuộc Cách Mạng 1917 của Lénine chủ yếu là
cuộc cách mạng Kinh tế mà lực lượng nồng cốt là giới vô sản (Búa và Liềm)
nhằm thiết lập Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy dưới quyền điều hành của
đảng Cộng sản độc tài độc đảng toàn trị. Mô hình đã đưa đến phá sản Kinh tế
quốc dân để Thế giới Cộng sản rơi vào cảnh nghèo khổ cùng cực.
Vào thập niên 90 (1990), Liên xô và Đông Au
quyết định chấm dứt Mô hình Kinh tế ấy cùng với Môi trường Chính trị—Luật pháp
độc tài độc đảng. Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường với Môi trường Chính
trị—Luật pháp Dân chủ được lựa chọn.
Nhưng tại Nước Chệt và Việt Nam, hai đảng
Cộng sản đã cố thủ giữ lấy quyền lực độc tài của đảng và đã gian xảo vá víu Mô
hình Kinh tế mệnh danh là “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN”. Mô hình này
chính yếu vẫn là Tập quyền và Chỉ huy với cái đuôi “định hướng XHCN” để lừa dân
chúng giữ lấy độc tài độc đảng toàn trị. Hai đảng Cộng sản của Nước Chệt và của
Việt Nam không còn lý tưởng Cách Mạng vô sản nữa mà trở thành hai đảng cướp
nhằm tạo lớp Tư bản đỏ cá nhân mỗi đảng viên.
Bài này muốn trình bầy xem Mô hình Kinh tế vá
víu bởi hai đảng cướp Chệt Cộng và Việt Cộng có những yếu kém nào đang dẫn đến
cảnh sụp đổ Kinh tế quốc dân ngày nay. Chúng tôi chỉ trình bầy tóm lược
những điểm chính trong bài này. Với nhiều bài kế tiếp trong Chủ đề này, chúng
tôi sẽ đi vào chi tiết những yếu kém bằng những chứng minh cụ thể của đời sống
Kinh tế đang diễn ra tại hai nước Chệt và Việt Nam.
Xin đề cập vắn tắt trong bài này về những
điểm sau đây:
=> Những
yếu kém căn bản của Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy
=> Những
yếu kém riêng của Mô hình vá víu “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN”
Những yếu kém căn bản
của Mô hình Kinh tế Tập
quyền và Chỉ huy
Chúng tôi đã phân tích những yếu kém của Mô
hình Kinh tế trong phần trước đây bàn về Thế giới Cộng sản trước thập niên 90.
Vì vậy, chúng tôi chỉ nhắc lại những điểm chính và những điểm này vẫn còn
tồn tại trong Mô hình vá víu của Chệt Cộng và Việt Cộng.
*
Thiếu Kích thích cô gắng làm việc
Khi kết quả của làm việc thuộc về người lao
động, thì người mới cố gắng làm việc. Nếu kết quả ấy thuộc về của chung, thì
sự cố gắng sẽ giảm hẳn. Sư cố gắng cá nhân phải được thưởng công, đó mới là yếu
tố thúc đẩy sự cố gắng kiện toàn công việc trao phó. Người làm việc phải được hưởng
kết quả cố gắng của mình. Tỉ dụ một người chơi thể thao, nếu phần thưởng giá
trị cho huy chương Vàng thuộc riêng về người ấy, thì họ sẽ cố gắng tập luyện
đêm ngày để chiếm lấy cái giá trị huy chương Vàng. Nhưng nếu giá trị huy chương
sau đó thuộc về mọi người, thì cá nhân chơi thể thao sẽ kém hẳn phần cố gắng.
*
Lãng phí chi tiêu
Chi tiêu là việc phải làm để có thể thu hoạch
được kết quả. Chi tiêu đi trước thu hoạch. Thu hoạch thuộc về tương lai của chu
trình khai thác. Tương lai có những bấp bênh, nhưng chi tiêu là việc chắc chắn
phải biết trước. Nguyên tắc quản trị sinh hoạt kinh tế đặt nặng ở tính toán căn
cơ chi tiêu. Nếu phương tiện sản xuất thuộc về tư hữu cá nhân, như vật liệu, đồ
dùng hay vốn chi ra… chẳng hạn, người quản trị săn sóc căn cơ kỹ lưỡng hơn,
trong khi đó nếu những phương tiện sản xuất ấy thuộc công hữu, người quản trị
dễ dàng lãng phí, sử dụng hoang phí, xả láng. Do đó, cho dù thu hoạch tốt, mà
chi tiêu lãng phí, thì lợi nhuận cuối cùng cũng giảm đi và xí nghiệp dễ đi đến
phá sản.
*
Thiếu sáng kiến phát minh
Những Kế hoạch ngũ niên thực hiện sản xuất và
phân phối tiêu thụ của Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy đều do một Ủy Ban ở
thượng tầng hoạch định. Phương pháp làm việc để thực hiện Kế hoạch cũng được
chỉ dậy. Lớp người thực hiện cứ theo Kế hoạch mà làm việc. Quan điểm Kế hoạch
như vậy đã biến con người thành một phương tiện sản xuất như mọi phương tiện
khác như cái cầy, chiếc búa…không có trí khôn. Quan điểm này đã đánh mất đi
điều quý giá nhất của con người là Trí khôn thông minh đã có một Lịch sử phát
minh những cách thế làm việc khống chế thiên nhiên và loài vật phục vụ cho mình
trong công việc làm. Uûy Ban thảo hoạch Chương trình Ngũ niên Kinh tế, dù có
thông minh đến đâu, cũng không thể bằng những sáng kiến của từng cá nhân khi
thực hiện những chi tiết của Kế hoạch. Những Kế hoạch Ngũ niên Kinh tế và hệ
thống điều hành độc tài độc đảng đã giết đi những phát minh cá nhân khi thi
hành nhiệm vụ.
*
Yếu kém trong việc điều hợp thăng bằng Cung—Cầu Kinh tế
Việc điều hợp thăng bằng Cung—Cầu cũng là
việc tiết kiệm những Chi tiêu tốn phí xã hội (Charges couteuses sociales) của
một nền Kinh tế. Tất cả những chênh lệch Cung—Cầu đều là phí phạm chi tiêu xã
hội. Việc điều hợp Cung—Cầu ở Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy là do Kế
hoạch từ quyền lực Chính trị, trong khi ấy việc điều hợp Cung—Cầu của nền Kinh
tế Tự do và Thị trường là tại Thị trường Tự do, nơi gặp gỡ trực tiếp giữa phía
Cung (Sản xuất) và phía Cầu (Tiêu thụ), để điều chỉnh tức khắc giữa những cá
nhân. Số đông điều chỉnh và tức khắc có hiệu lực hơn là việc điều chỉnh do Kế
hoạch chính trị thượng đỉnh với thời gian kéo dài.
*
Yếu kém Hiệu Năng Kinh tế sánh với nền Kinh tế Tự do và Thị trường
Hiệu năng của một nền Kinh tế là điểm hội tụ
những yếu kém hay những triển nở của các đặc tính trên đây thuộc nền Kinh tế.
Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường khuyến khích và tạo điều kiện phát triển
cho những đặc tính trên, trong khi ấy Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy
không những không tạo những điều kiện thuận lợi mà còn làm tụt xuống những đặc
tính cần thiết cho sinh hoạt Kinh tế. Chính vì vậy, sánh với nền Kinh tế Tự do
và Thị trường, HIỆU NĂNG kinh tế của Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy càng
ngày càng tụt hậu để đi đến phá sản Kinh tế quốc dân.
Những yếu kém riêng của Mô
hình vá víu
“Kinh tế Thị trường định
hướng XHCN”
Mô hình “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN”
là vá víu gian xảo giữa Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy và Mô hình Kinh tế
Tự do và Thị trường. Nên chúng ta nói về những tệ hại của Mô hình Kinh tế này
so sánh với hai nền Kinh tế nguyên thủy Tập quyền & Chỉ huy và Tư do & Thị
trường.
*
Sánh với Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy
Đứng về Mô hình Kinh tế, thì Mô hình vá víu
định hướng XHCN giữ lại hầu như nguyên vẹn Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy
với chủ trương Nhà Nước “chủ đạo“ những sinh hoạt Kinh tế và với hệ thông Tổng
Công ty, Tập Đoàn Kinh tế quốc doanh. Nếu có việc tư nhân hoá một vài ngành
nghiệp, thì đó cũng là dành cho những cá nhân đảng viên hay những người bà con
thân thuộc.
Đứng về mặt Môi trường Chính trị—Luật pháp,
thì đảng Chệt Cộng và Việt Cộng vẫn giữ vị trí ưu tiên trong Hiến Pháp là một
đảng tiên thiên được chỉ định mang tính độc tài độc đảng toàn trị. Không có một
thay đổi nào sánh với Môi trường Chính trị—Luật pháp độc tài trước đây tại Liên
xô và các nước Đông Au.
Tóm lại, tất cả những yếu kém của Mô hình
Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy còn tồn tại ở Mô hình vá víu “Kinh tế Thị trường
định hướng XHCN “
Không những yếu kém còn tồn tại, mà Mô hình
vá víu này còn tỏ ra ba điều tàn tệ sau đây về phương diện xã hội:
1)
Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy nắm chủ đạo những sinh hoạt Kinh tế và
đồng thời phải “Bao Cấp“ cho quần chúng xã hội, phải nuôi dân, trong khi ấy Mô
hình vá víu “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN” nắm chủ đạo Kinh tế nhưng bãi
bỏ “Bao Cấp“, nghĩa là để dân “sống chết mặc bay !”
2)
Môi trường Chính trị—Luật pháp độc tài nguyên thủy chỉ là hệ luận của Lý tưởng
Cách Mạng đấu tranh cho “thiên đàng trần thế“, trong khi đó Môi trường Chính
trị—Luật pháp độc tài của Mô hình Kinh tế vá víu định hướng XHCN không còn mang
Lý tưởng Cách Mạng đấu tranh cho “thiên đàng trần thế “, mà chỉ còn là biện
pháp bịt miệng tất cả những chống đối lại việc ăn cướp của đảng cướp Chệt Cộng
và Việt Cộng mà thôi.
3)
Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy làm cuộc Cải Cách Điền Địa truất hữu đất
đai để biến thành Công hữu và nông dân vẫn làm việc trên đất đi ấy như những
người thợ nông nghiệp, trong khi ấy Mô hình vá víu “Kinh tế Thị trường định
hướng XHCN” tịch thu đất đai của người nghèo để bán cho nước ngoài và để những
người dân bị truất hữu đất đai này phải lang thang không nơi sinh sống.
*
Sánh với Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường
Sự nghèo nàn của Chệt Cộng và Việt Cộng buộc
hai nước này phải đổi mới và mở cửa đối với Thê giới phát triển với Mô hình
Kinh tế Tự do và Thị trường. Hai nước này không thể nhân danh những chữ “Kinh
tế Tập quyền và Chỉ huy“ để tiếp cận với Khối Kinh tế Tự do và Thị trường được.
Họ buộc phải gian xảo tuyên bố là theo Kinh tế Thị trường để có vốn vào từ nước
ngoài. Từ Lý tưởng Cách Mạng, các đảng Chệt Cộng và Việt Cộng đã trở thanh đảng
cướp, nên hai đảng này tìm đủ mọi gian xảo để hướng những vốn ấy cho mỗi cá
nhân đảng viên ở những lãnh vực sau đây:
--
Bán những tài nguyên quốc gia cho tài phiệt nước ngoài khai thác
--
Nhường khu đất, khu biển để ngoại quốc khai thác dài hạn. Những khu nhượng dài
hạn ấy đã thành hình da báo từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu.
--
Thu mặt bằng của dân để bán cho những Công ty nước ngoài khai thác và xây những
khu cư ngụ cho nhân đến từ nước họ, thậm chí xây cả những Phố, khu Thương
mại riêng cho người nước ngoài
--
Khóa miệng Công nhân để bán Nhân lực Việt với giá rẻ mạt cho tài phiệt nước
ngoài khai thác.
--
Bán cả Nữ giới Việt Nam ra nước ngoài để làm nô lệ tình dục hoặc bị mổ bụng lấy
nội tạng.
*
Hiện tượng THAM NHŨNG không thể bài trừ
Hiện tượng Tham Nhũng phát sinh từ Cơ chế và
lan tràn. Tham Nhũng không phải là do tính tình cá nhân mà là do Hoàn Cảnh tạo
ra từ Môi trường Chính trị—Luật pháp Độc tài cùng với Chủ trương Chính trị độc
tài độc đảng toàn trị nắm “Chủ đạo“ Kinh tế. Khi Kinh tế quốc dân bị phá sản,
thì Tham Nhũng không có đối tượng để phát triển. Nhưng khi Cơ chế tiếp cận với
vốn đến từ Thế giới Kinh tế Tự do và Thị trường, thì con giòi “Tham Nhũng“ béo
mập lên rất mau và sinh con đẻ cái đầy đàn. Không thể nào bài trừ được Tham
Nhũng khi Cơ chế còn tồn tại bởi vì chính giòi Tham Nhũng tự sinh ra và đẻ ra
nhung nhúc đầy đàn trong Cơ chế ấy.
Hãy hình dung Cơ chế Chính trị “chủ đạo“ Kinh
tế như một bãi phân. Chính bãi phân làm sinh ra con giòi Tham Nhũng và con giòi
này đẻ ra rất nhanh nhung nhúc trong bãi phân. Không thể chống Tham Nhũng bằng
cách lấy “đũa thần Hô Chí Minh“gắp ra khỏi bãi phân từng con giòi, mà phải lấy
xẻng hốt hết bãi phân đó đi để không còn cái Môi trường “Chính trị—Luật pháp
Độc tài “ nắm “chủ đạo “ Kinh tế béo bở do vốn nước ngoài vào mua rẻ tài nguyên
quốc gia, mua những nhượng địa, nhượng hải, mua Nhân lực VN rẻ mạt và thậm chí
mua cả con gái Việt Nam để làm nô lệ tình dục hay bị mổ bụng lấy nội tạng.
Đôi lời Kết luận
Từ thập niên 90 (1990) hai đảng Chệt Cộng và
Việt Cộng không còn Lý tưởng của đảng Cách Mạng nữa, mà đã trở thành đảng Cướp.
Họ không còn gì là nhân ái đối với quần chúng xã hội mà chỉ ngày đêm tìm cách
ăn cướp tài sản quốc gia và tài sản của quần chúng không có quyền hành. Vá víu
và lừa đảo để tiếp cận vốn nước ngoài, đảng cướp Chệt Cộng và Việt Cộng có được
Môi trường sinh ra và phát triển mau chóng THAM NHŨNG.
Đàn giòi THAM NHŨNG ăn ruỗng nền Kinh tế quốc
dân vậy !
Geneva, 31.12.2015.
Web : http://VietTUDAN.net
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích :Một
số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin
phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC
LIÊN như sau : http://www.viettudan.net/36984/index.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.