Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, January 25, 2015

Hình ảnh đời sống người dân XHCN thủ đô Hanoi...


 Hình ảnh đời sống người dân XHCN thủ đô Hanoi...

Vì sao VN khánh thành Viện Khổng Tử trong lúc thế giới "dẹp tiệm"



image





Preview by Yahoo




Hà Nội có nhiều khu tập thể cũ, được xây dựng trong giai đoạn 1954-1965 như tập thể Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thọ Lão, Quỳnh Lôi, Văn Chương, hay trong giai đoạn từ 1965-1986 như tập thể Trương Định, Trung Tự, Giảng Võ.

Khu tập thể Kim Liên là khu nhà ở đầu tiên được bố trí theo hình thức tiểu khu, có nhóm nhà, có hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, sân vận động, cửa hàng bách hóa. Nhà được xây cao tầng, bố cục chạy dài và song song.

Sau đó tập thể Nguyễn Công Trứ cũng được xây dựng hoàn chỉnh theo hình mẫu này, có trường mẫu giáo, nhà trẻ, có cửa hàng bách hóa với mặt chính quay ra đường Nguyễn Công Trứ, mặt quay vào trong là nhà ăn, cửa hàng giải khát. Giữa các khối nhà có cây xanh, sân chơi cùng hạ tầng hoàn chỉnh. Khu Văn Chương được thiết kế bởi những nhóm nhà 2 tầng mái ngói, khu phụ tập trung; kết hợp nhà 5 tầng bố trí theo tuyến đường bao bên ngoài, dưới có cửa hàng. Trong khu cũng có đủ trường học, nhà trẻ, mẫu giáo.

Đến giai đoạn 1965-1986, Hà Nội bắt đầu phát triển các kiểu nhà lắp ghép đơn giản. Mẫu nhà ở 2 tầng lắp ghép tấm lớn độn vật liệu xỉ, xây dựng thí điểm năm 1971-1972 tại Trương Định, Yên Lãng. Sau đó các mẫu nhà lắp ghép tấm lớn 5 tầng có nhiều ưu điểm hơn, được triển khai hàng loạt tại Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Vĩnh Hồ… Có thể nói kiến trúc nhà ở đã phản ánh rất sát điều kiện kinh tế xã hội mỗi thời kỳ.

Trải qua thăng trầm, tới nay, một số khu tập thể cũ đã được phá dỡ, xây dựng thành chung cư cao tầng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khu tập thể, đang là nơi sinh hoạt của hàng nghìn người dân Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Phần lớn, các khu tập thể đều bị xuống cấp trầm trọng, chờ ngày "thay áo mới".

Mời độc giả cùng xem những cảnh sinh hoạt đời thường tại các khu tập thể cũ Hà Nội, rất quen mà cũng rất lạ.

Chung cư B1 khu tập thể Văn Chương bị lún và nghiêng.
Một cụ già đánh răng rửa mặt buổi sáng ở ngoài ban công
Cảnh vệ sinh buổi sáng tại tầng 1
Phòng khách là nơi rộng rãi nhất của mỗi căn hộ, song nhiều khi do quá chật chội, nó thường kiêm nhiệm thêm cả nhiệm vụ của phòng ngủ.
Tuy diện tích nhỏ, song nhiều căn hộ tập thể là nơi sinh sống của 2-3 thế hệ trong cùng gia đình
Một phụ nữ nhóm bếp than tổ ong, chuẩn bị cho bữa cơm chiều
Vòi nước của nhiều gia đình tại khu phụ
Nước sạch tại các khu tập thể cũ luôn là vấn đề muôn thủa. Nhiều gia đình phải trữ thêm nước.
Một người đàn ông rửa rau. Do thiết kế kiểu cũ, nhà bếp lại kẹt giữa 2 nhà vệ sinh
Hành lang dẫn vào một căn hộ
Phơi phóng ngoài ban công...
...và tại sân chung
Một người phụ nữ đo đạc, chuẩn bị làm lại cánh cửa mới cho nhà vệ sinh
Người thu dọn nhà cửa, người sửa chữa xe máy
Dù diện tích vô cùng chật hẹp, song nhiều người vẫn tận dụng không gian để trồng hoa và cây xanh
Trẻ con nô đùa tại sân tập thể
Thanh thiếu niên chơi cầu lông
Các cụ già ngồi nghỉ ngơi hóng mát
Hàng quán ở chân khu tập thể là một phần không thể thiếu
Một người đàn ông đi cầu thang bộ, lên nhà
Đợi cắt tóc







Xe máy siêu chở hàng ở miền Tây

Những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh quá tải, quá khổ chạy vù vù trên quốc lộ ở miền Tây khiến nhiều 
người thót tim. Nhiều vụ tai nạn được ghi nhận từ thực trạng này.
1
Trên quốc lộ 1 từ Cà Mau đến Cần Thơ, Tiền Giang, Long An... thường xuất hiện những chiếc xe chở hàng cồng kềnh.

2
Những người buôn bán dạo cơi nới yên xe để chất hàng quá tải phóng vù vù trên quốc lộ 1 qua tỉnh Tiền Giang.

3
Vợ chồng tiểu thương ở Kiên Giang chất đầy hàng che khuất biển số xe máy, phóng nhanh trên quốc lộ 80 để kịp đến chợ trước khi trời sáng. Người vợ thậm chí còn ngồi đè lên hàng hóa chất sau xe.

4
Một xe máy chở hàng quá khổ xuống phà vượt sông Hậu từ Trà Vinh về Sóc Trăng.

5
Nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) kéo xe ba gác chở hàng quá khổ.

6
Chính những thùng xốp nhẹ khiến chiếc xe chở hàng trở nên cồng kềnh và dễ gây tai nạn giao thông.



Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên Cứu Mỹ
Click image for larger version Name: viet%201.jpg Views: 0 Size: 53.9 KB ID: 734862   Click image for larger version Name: viet%202.jpg Views: 0 Size: 36.1 KB ID: 734863   Click image for larger version Name: viet%203.jpg Views: 0 Size: 49.7 KB ID: 734864  
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên
 cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của
 vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên 
phát huy và cái gì nên hạn chế.

Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương 
(Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J.
 LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất 
thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính
 mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên 
cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả 
năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những 
nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức
 không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ
 học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or 
good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương
). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo 
đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt 
vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành
 một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt
 lại có những đặc tính như thế này?
Người xưa cũng đã nhận ra:

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 
1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những 
đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới 
đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

Trong bài tựa, ông nói ngay:

“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa
 nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng
 bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu
 phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”

“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì 
dân vì nước mở mang ra làm sao được?”

“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước
 mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình
 nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc
 nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã 
trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy 
gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự
 biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:

“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại 
càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau 
đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi
 cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những
 nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý 
và phong tục tương tự như nhau cả…”

“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về 
nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những
 đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà 
đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.

“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học 
thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình 
cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất
 sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …

“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm
 sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: 
từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được
 Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên 
không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh
 rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.

“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến
 hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”

Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta 
có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người 
như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên 
đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần 
của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .

“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học
 vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có
 nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch,
 nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.

Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt
 Nam:

Con ơi! muốn nên thân người

Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha

Gái thì giữ việc trong nhà

Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa

Trai thì đọc sách ngâm thơ

Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa

Mai sau nối được nghiệp nhà

Trước là đẹp mặt sau là ấm thân

Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách
 ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là 
“Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe 
hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng 
nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang
 nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung
 vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và
 truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người 
Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng
 như người Mỹ đã nhận xét:

Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những 
mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]

Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một
 nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!

Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay
 của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.




Khi Bọn Côn Đồ "Lãnh Đạo" Đất Nước

Việc gì đã xảy ra khi phe hữu thần nhận lãnh "tư cách pháp nhân" từ 
bọn vô thần?


Huỳnh Quốc Bình

Đảng CSVN hèn hơn thành phần côn đồ ngoài đường phố. Côn đồ thứ thiệt không nhân danh bất cứ một thứ gì
 để cướp của giết người giống như đảng VC nhân danh "cách mạng", "yêu nước" hay "đầy tớ của dân" để rồi 
ngồi trên đầu trên cổ họ. Người trong nước nói "VC hèn với giặc, ác với dân" không phải là vô cớ. VC chỉ giỏi
 tước đoạt tài sản dân lành, ai chống lại thì chúng sử dụng bọn tay sai và đám côn đồ trấn áp, triệt tiêu người đó.
 Còn đối với kẻ thù phương Bắc thì chúng lại cúi đầu tuân phục.  Chỉ cần nhìn những gì xảy ra tại Việt Nam kể 
từ ngày 30-4-75 đến giờ cho phép tôi nói rằng cái đám "cao cấp" trong đảng CSVN chỉ có khả năng làm lãnh tụ 
của một đảng cướp chứ không thể lãnh đạo đất nước. Nếu ai cho rằng tôi nói quá lời thì chờ đọc phần kết luận
 của tôi trong bài viết này sẽ rõ.

Theo một bản tin có tiêu đề "Mục Sư Nguyễn Hồng Quang – Bị hành hung" của tác giả Huỳnh Trọng Hiếu được 
gửi từ Sài Gòn ngày 19-1-2015, có những điểm đáng chú ý mà người viết có thể cô đọng như sau:  Cách hành
 xử của nhà cầm quyền VC về vấn đề tự do tôn giáo, mà cao điểm là chiến dịch trấn áp Hội Thánh Mennonite tại
 Mỹ Phước I. Nhà cầm quyền VC  áp dụng nhiều biện pháp để cô lập các vị lãnh đạo thuộc các tôn giáo không 
chấp nhận sự khống chế của chính quyền. Đã hơn hai tháng nay Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, vị mục sư quản 
nhiệm Hội Thánh Mennonite chính thống, bị VC sử dụng lực lượng dân phòng dưới sự chỉ đạo của cơ quan an
 ninh, lập các chốt canh gác ngay trước nhà, nhằm cô lập ông, gia đình ông ngay trong tư thất của họ. Công an
 VC còn tìm đủ cách ngăn cản mọi cuộc tiếp xúc của gia đình MS Quang đối với những người xung quanh.

alt


Theo tôi, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang bị VC tìm cách triệt tiêu cũng không gì khó hiểu, bởi VC có bao giờ để 
yên cho những ai dám chống lại những sai quấy của chúng. Chắc chắn VC sẽ không bao giờ "làm phiền" người
 nào luôn tuân thủ những gì chúng muốn. Ai muốn "bình an trong VC" thì cứ vâng phục bọn chúng. Ai muốn có 
sự bình an thật trong Chúa, hoặc mưu cầu hạnh phúc cho người khác thì đương nhiên phải chấp nhận cuộc 
sống đầy tai họa có thể đến với mình, hoặc mình phải "từ chết đến bị thương" cho cái giá "không làm theo đởi
này", chứ không phải giống như "cái phước" là được VC để yên, nhất là được "tư cách pháp nhân" như một số 
người từng lầm tưởng đó là điều tốt.

VC bày ra vấn đề "tư cách pháp nhân" như thể đó là một tiêu chuẫn "tốt" hay "hợp pháp" theo nghĩa mà VC quy
 định. Tôn giáo nào có "tư cách pháp nhân" do VC cấp thì nó trở thành cái thòng lọng dành cho tôn giáo đó và 
còn là những "nhát dao thấu tim" anh chị em mình. Nếu không có cái gọi là "tư cách pháp nhân" thì VC khó có
 cớ mà đàn áp những ai không tuân thủ luật rừng của chúng. Ngoài ra, khi ai đó được VC sử dụng làm công cụ 
tuyên truyền cho chế độ trước dư luận thế giới về cái gọi là "tự do tôn giáo" tại Việt Nam thì tuy họ có bình an về
 mặt thể xác thật, nhưng tôi e rằng linh hồn người đó đã bị phạm tội, mà Thánh Kinh có khẳng định: "Linh hồn 
nào phạm tội thì sẽ chết." (Ê-xê-chi-ên 18:20a)

Trong vụ MS Quang bị hành hung lần vừa qua đã cho chúng ta thấy rằng: Nếu MS Quang "biết làm ngơ" khi 
chứng kiến Mục Sư Huỳnh Thúc Khải (người bị khuyết tật) bị bọn VC giả dạng côn đồ đánh đập thì MS Quang 
đã không bị chúng đánh đến trào máu họng. Cái "dại" của MS Quang là dám sống chết cho lẽ công bằng. Cái
 "nhược" của MS Quang là không chịu "làm thinh trước điều quấy". Cái "yếu" của MS Quang là không thèm xin
 xỏ con cái ma quỷ để chúng cho mình hay Hội Thánh Mennonite của mình được "tư cách pháp nhân" hầu "dễ 
dàng hành đạo" giống như bao nhiêu mục sư Tin Lành trong và ngoài nước từng tự hào về "tư cách pháp nhân" 
mà giáo phái của họ được VC ban cho.

Chỉ vài ngày trước khi MS Khải và MS Quang bị hành hung, trong một diễn đàn của một số mục sư Tin Lành 
trong và ngoài nước, tôi có bày tỏ sự đồng tình của mình với Mục Sư Quang, là chúng ta cần hài hòa với nhau,
 nhất là khi mình nhận là "anh em trong Chúa". Lúc bày tỏ điều đó tôi nghĩ đến câu nói của bậc phụ huynh Việt 
Nam dành để mắng những đứa con chỉ giỏi "khôn nhà dại chợ". Thành phần này đối với anh chị em trong nhà
 thì tỏ ra hung hãn, nhưng đối với kẻ mạnh thì chỉ biết cúi đầu khiếp nhược. Riêng việc có hay không có "tư cách
 pháp nhân" để hành đạo thì tôi đã nói trong bức thư đó rằng: Nếu chúng ta tỏ ra "hồ hởi" hay "phấn khởi" khi 
được bọn VC cho mình "tư cách pháp nhân" thì đây là điều khôi hài nhất trong những trường hợp khôi hài. Nếu
 chúng ta nhận mình là hữu thần, là "Con Trời" mà lại đi xin phép những đứa vô thần cho mình "tư cách pháp 
nhân" để hành đạo thì thật là không hiệp lẽ. VC có cho hay không cho, có nhận hay không nhận thì mặc kệ 
chúng nó, việc gì chúng ta phải xin chúng nó cho mình làm công việc Cha mình giao hay cái quyền thờ lạy Chúa
 của mình? Tại mình ham có "tư cách pháp nhân" nên kẻ vô thần mới khống chế mình bằng "tư cách pháp
 nhân" mà chúng nó ban cho. Cứ thử duyệt lại những hành động cướp của giết người của bọn VC, xem có phải
 chúng nó là đám người còn nhân tính không? Nếu chúng không còn nhân tính thì bất cứ loại "tư cách" nào do
 chúng công nhận hay ban cho đều là "không người" chút nào cả.

Một tín hữu Tin Lành mới ra hải ngoại sau này, kể rằng, hồi còn ở trong nước, người đó chứng kiến một mục sư
 Việt Nam từng hùng hồn bày tỏ những luận điểm của ông với những tên "thủ lĩnh trong Ban Tôn giáo" để khước
 từ cái gọi là "tư cách pháp nhân". Dĩ nhiên, bọn VC đã không để yên cho vị mục sư này giống như chúng không
 để yên cho MS Quang hiện nay.

Nhiều bằng chứng cho thấy, những ai tuy nhận mình là con cái của sự sáng mà lại thích ngồi chung bàn, ăn 
chung mâm với con cái ma quỷ thì cuối cùng cũng bị chúng hại. Những ai chọn đú đởn, ăn chơi với phường 
nhạo báng là con cái của sự tối tăm thì cuối cùng phải nhận lãnh những đòn hiểm độc của chúng. Những ai bịt 
tai, che mắt để không còn nghe thấy những hình ảnh đau thương và tiếng rên siết của anh chị em mình thì cũng
 không dễ gì yên thân với đảng cướp VC. Bất cứ ai nhận họ là anh em trong Chúa với người khác nhưng luôn
 đứng về phía cường quyền để bách hại người ngay thì đã chọn con đường chống nghịch lại Thiên Chúa mà họ
 không hay. Ai tự hào mình là con cái của Chúa nhưng thích xum xoe với bọn vô thần để được yên thân, để có
 "tư cách pháp nhân" như đã nói, hầu có thể ung dung tự tại trước hành động gian ác của chế độ độc tài thì
 đừng nên mong chờ phước hạnh từ Chúa.

Bọn VC có thành tích cào sập Nhà Thờ, tàn phá Chùa Chiền, phá hoại Thánh Thất và các nơi thờ tự của các tôn
 giáo... Chỉ cần nhìn phía Thiên Chúa Giáo người ta thấy VC thẳng tay đánh đập con dân Chúa một cách tàn độc
. VC thẳng tay đàn áp những người "thấp cổ bé miệng" trước mắt những người được hiểu là "kính Chúa, yêu
 Người" nhưng những người "Kính Chúa, yêu Người" này lại cố tình làm ngơ, thì thật là khó giải thích. Khi người
 khác kêu cứu mà mình bịt tai không nghe thì chắc chắn có ngày mình kêu cứu cũng chẳng ai nghe như Kinh 
Thánh từng khuyến cáo.

Kết luận: Ngay phần nhập đề tôi có nói: "cái đám cao cấp trong đảng CSVN chỉ có khả năng làm lãnh tụ của
 một đảng cướp chứ không thể lãnh đạo đất nước". Bây giờ tôi xin chứng minh:

Có một đất nước nào mà phụ nữ, trẻ con bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục nhiều như Việt Nam? Chỉ có 
Việt Nam. Có một đất nước nào mà phụ nữ phải trần truồng xếp hàng để cho đàn ông ngoại quốc ngắm nhìn và
 chọn lựa để mang về “làm vợ” cho cả nhà họ hay không? Chỉ có Việt Nam. Có một đất nước nào mà nhà tù
 nhiều hơn trường học? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà người dân phải ăn toàn khẩu hiệu (bánh vẻ) thay
 cơm? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà người dân bị đàn áp chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước? Chỉ có Việt Nam
. Có đất nước nào mà thằng ăn cướp ngồi chiểm chệ xử nạn nhân kẻ cướp không? Chỉ có Việt Nam. Có một 
đất nước nào mà bọn côn đồ được phép bỏ tù người lương thiện không? Chỉ có Việt Nam...

Viết đến đây thì tôi hy vọng rằng mọi người dễ đồng ý với tôi là "khi bọn côn đồ lãnh đạo đất nước" thì đất nước 
mới tàn tệ đến như thế.

Huỳnh Quốc Bình
(503) 949-8752




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List