Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, January 25, 2015

Nợ xấu VN: 'Mua rất dễ, xử lý ( bán ) rất khó'


Nợ xấu VN: 'Mua rất dễ, xử lý ( bán ) rất khó'
  • 22 tháng 1 2015
Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về độ hiệu quả của VAMC do số vốn ít ỏi của công ty này

Công ty Quản lý nợ xấu (VAMC) có thể mua lại nợ xấu rất dễ dàng từ các ngân hàng thương mại, nhưng khó có thể xử lý do khuôn khổ pháp lý hiện nay.
Nhận định trên được chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 22/1.
Ông cũng cho rằng các vấn đề về pháp lý cũng khiến việc bán nợ xấu trên thị trường mở không thể thực hiện vào lúc này.
BBC: Thưa ông, gần đây, Công ty Quản lý Nợ xấu (VAMC) thông báo đã mua lại được 123 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên lượng nợ xấu xử lý được chỉ vào khoảng 4 nghìn tỷ đồng. Sự khác biệt này cho chúng ta thấy điều gì?
Ông Bùi Kiến Thành: Quy chế hoạt động của VAMC thì không mua nợ xấu bằng tiền tươi, tiền thật mà trả bằng trái phiếu đặc biệt.
Các ngân hàng thương mại bán nợ xấu thì cầm trái phiếu đến Ngân hàng Nhà nước để vay tới mức 70% giá trị các trái phiếu để về có thanh khoản cho vay tiếp.
Các ngân hàng thương mại bán nợ xấu có trách nhiệm trích lập dự vòng 20% mỗi năm, trong 5 năm. Sau 5 năm họ có thể phải lấy lại các nợ xấu, chứ không phải VAMC bắt buộc phải tìm giải pháp thanh lý nợ xấu.
Việc mua bán không phải là dứt đoạn mà là VAMC tạm thời giữ nợ xấu đó, cố gắng thanh lý có thể được. Nếu không được thì sau 5 năm, các ngân hàng thương mại có nợ xấu phải lãnh nợ xấu trở về.
Đó là lý do vì sao mua rất nhiều mà xử lý rất ít.

VAMC có mua bao nhiêu nợ xấu cũng để chờ đó thôi, chứ xử lý để bán những tài sản thế chấp trong các hợp đồng vay nợ đó rất khó làm.Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành

Lý do khác là hiện giờ không có khung khổ pháp luật nào của Việt Nam để giải quyết vấn đề tài sản thế chấp cho các món vay nợ.
Ví dụ thế chấp bằng bất động sản thì VAMC hay các tổ chức tín dụng khác không bán để thu hồi vốn được do luật pháp về vấn đề đất đai, bất động sản không cho phép người chủ nợ được bán các bất động sản này một cách dễ dàng được do luật sở hữu đất đai ở Việt Nam không như các nước khác.
Trong khi đó, phần lớn các tài sản thế chấp của các khoản nợ lại là bất động sản. Ngoài ra còn có các tài sản thế chấp khác.
Nhưng quy định pháp luật của Việt Nam chưa hẳn đã cho phép chủ nợ chủ động bán được các tài sản thế chấp mà phải qua tòa án xét xử, phải chờ bao nhiêu tháng bao nhiêu năm đó để tòa xử xong mới thi hành án.
Trong thời gian đó thì doanh nghiệp có nợ xấu có còn ở đó hay không, hay đã đóng cửa mất rồi?
BBC: Đề xuất dùng ngân sách xử lý nợ xấu hồi năm ngoái, dù đã được rút lại, nhưng liệu có phải là dấu hiệu cho thấy bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng không tin VAMC đang hoạt động hiệu quả, thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Dùng ngân sách nhà nước mà xử lý nợ xấu thì làm sao xử lý được.
Nợ xấu là các hợp đồng của ngân hàng cho doanh nghiệp vay và doanh nghiệp không trả nổi. Những hợp đồng đó có các tài sản thế chấp để ngân hàng có thể bán và thu hồi vốn.
Nhưng với khuôn khổ pháp lý hiện nay của Việt Nam không cho phép ngân hàng hay chủ nợ bán một cách đơn giản được. Nếu bất động sản thì luật về đất đai không cho phép bán như một món hàng. Bên cạnh đó các quy chế về vấn đề phá sản không cho phép chủ nợ phát mãi tài sản của người nợ. Vì vậy việc thu hồi vốn rất chậm.
Thế nên VAMC có mua bao nhiêu nợ xấu cũng để chờ đó thôi, chứ xử lý để bán những tài sản thế chấp trong các hợp đồng vay nợ đó rất khó làm.
Thế nên thu hồi được rất là ít.
BBC:Nhiều ý kiến đã tỏ ra hoài nghi về độ hiệu quả của VAMC. Nhưng liệu Việt Nam còn có phương án nào khác, thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Hiện giờ mục tiêu của chính phủ, nhà nước là đưa nợ xấu của các ngân hàng qua kho của VAMC tạm thời giữ đó để cho các báo cáo tài chính của ngân hàng nhẹ đi, sạch sẽ hơn để ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động đúng với mục đích của tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, nó không có mục đích thực sự để thanh lý nợ xấu của các ngân hàng.
Vì vậy mới nói đến chuyện tạm thời mua bằng các trái phiếu đặc biệt để các ngân hàng dùng trong thời gian 5 năm rồi sau đó lại trả lại cho VAMC và VAMC trả lại cho Ngân hàng Nhà nước. VAMC sau đó trả lại nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Vô cùng luẩn quẩn.
Ngoài VAMC ra thì nhiều ý kiến cũng nói đến việc làm sao bán nợ xấu trên thị trường mở, để ai có tiền cứ việc mua chứ không phải VAMC.
Nhưng bán thì ai mua? Mua thì trả giá nào, vì chưa có phương pháp nào định giá nợ xấu.
Chưa hết, mua rồi thì làm gì. Nếu có tiền mua nợ xấu về nhưng không bán được tài sản thế chấp, thì ai dám mua?
Cũng có những kỳ vọng có các nhà đầu tư nước ngoài vào để mua nợ xấu, thanh lý cho nhanh, nhưng khung pháp lý của Việt Nam không đủ để cho phép người khác mua nợ xấu rồi bán những nợ xấu đó để thu hồi vốn, vì không bán được tài sản thế chấp.



10 người giàu nhất sàn chứng khoán VN năm 2014
  • 21 tháng 1 2015
Nhân mùa Một thế giới giàu hơn trên BBC tháng Giêng, BBC Tiếng Việt điểm lại chân dung 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam, thể hiện qua con số trên sàn chứng khoán năm 2014.
Các con số được dẫn từ báo VnExpress và Công ty Chứng khoán VNDIRECT.
BẤM VÀO XEM


Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với quy mô tài sản xấp xỉ 20.188 tỷ đồng. Vingroup hiện phát triển các thương hiệu trong lĩnh vực như bất động sản, trung tâm thương mại, du lịch, y tế và cả giáo dục.
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức có giá trị cổ phiếu 7.575 tỷ. Năm qua ông Đức tập trung vào nông nghiệp và dự án bất động sản ở nước ngoài.
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long có giá trị tài sản 6.159 tỷ đồng. Ông Long được cho là doanh nhân giàu có nhất ngành thép. Hòa Phát cũng tham gia các lĩnh vực như bất động sản, nội thất, điện lạnh.
Bà Phạm Thu Hương, vợ ông Phạm Nhật Vượng, có tổng giá trị cổ phiếu đạt tới 3.481 tỷ. Bà là Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và là thành viên HĐQT CTCP Vincom Retail.
Bà Phạm Thúy Hằng, em gái của bà Phạm Thu Hương, đứng ngay sau chị, với giá trị cổ phiếu 2.325 tỷ đồng. Bà cũng là Phó Chủ tịch Vingroup.
Bà Nguyễn Hoàng Yến đứng ở vị trí thứ sáu với tài sản hơn 2.177 tỷ đồng. Bà là vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan (MSN). Masan hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, khai thác tài nguyên và có lợi ích kinh tế ở ngân hàng Techcombank.
Bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Trần Đình Long, cũng là một trong những phụ nữ giàu nhất Việt Nam với 1.886 tỷ đồng.
Bà Chu Thị Bình, vợ ông Lê Văn Quang Chủ tịch công ty xuất khẩu thủy sản Minh Phú, nhảy 21 bậc, lên thứ 8 năm 2014 với 1.835 tỷ.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn, từ vị trí thứ 10, lên thứ 9 năm 2014 với tài sản chứng khoán tương đương 1.799,4 tỷ đồng.
Ông chủ Tôn Hoa Sen, Lê Phước Vũ, là người giàu thứ 10 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2014 với giá trị cổ phiếu tính gần 1.800 tỷ đồng. Công ty của ông sản xuất kinh doanh Tôn - Thép, chiếm trên 40% thị phần cả nước (2013).
Chia sẻ tin này Về mục Chia sẻ




No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List