Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, January 25, 2015

'Hoa Kỳ cần VN để xoay trục sang châu Á' ?


'Hoa Kỳ cần VN để xoay trục sang châu Á' ?
  • 24 tháng 1 2015

·         Bản tin tối 20h VTC: HAI CHIEN HOANG SA 19/1/1974



image





Preview by Yahoo



Quân đội hai nước đã tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi trong những năm gần đây

Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là yếu tố mang tính quyết định cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, ông Puneet Talwar, cho biết.
Ông Talwar đã có nhận định trên tại Học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/1/2015, trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21-23/1.
Trong bài phát biểu được đăng toàn văn trên trang web Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Talwar gọi 2015 là năm 'mang tính lịch sử', đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông nói hoạt động hợp tác an ninh giữa hai nước đã bắt đầu mang lại nhiều thành quả, nhưng "vẫn còn nhiều việc cần làm".
Đề cập đến "căng thẳng" trên Biển Đông, ông cho biết Washington tiếp tục ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của khối ASEAN nhằm giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm việc đi đến Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).
"Chúng tôi không hề do dự bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng với các cấp cao nhất, trong đó bao gồm các lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là một yếu tố mang tính quyết định trong nỗ lực tái cân bằng [của Hoa Kỳ]Ông Puneet Talwar
"Chính sách của chúng tôi rất rõ ràng: Cần phải có một bộ quy tắc ứng xử [trên Biển Đông]".
"Chúng tôi tin vào tự do hàng hải và tự do bay trong khu vực - những yếu tố tối quan trọng cho phát triển kinh tế".
'Nền an ninh chung'
Ông Talwar cũng tái khẳng định sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với châu Á, bất chấp những biến động hiện nay trên thế giới.
"Tôi biết rằng trước những khủng hoảng hiện nay trên toàn cầu, ở Trung Đông, Ukraine và những nơi khác, có nhiều người đang tự hỏi liệu Hoa Kỳ có còn quyết tâm tái cân bằng sang châu Á?"
"Tôi muốn trả lời bằng một từ: Có. Quyết tâm đó đến từ Tổng thống Obama, từ Ngoại trưởng Kerry và từ cá nhân tôi".
"Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là một yếu tố mang tính quyết định trong nỗ lực tái cân bằng đó", ông nói thêm.
Ông Talwar nhắc lại việc Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam hồi năm ngoái và cho biết trong gói viện trợ an ninh hàng hải tổng trị giá 32,5 triệu đôla mà Hoa Kỳ cung cấp cho các nước trong khu vực, Việt Nam được nhận đến 18 triệu đôla.
Căng thẳng vụ Giàn khoan 981
Hoa Kỳ quan tâm tới an ninh, tự do hàng hải và trên không ở Biển Đông và khu vực.

"Khoản đầu tư này sẽ đẩy mạnh nền an ninh cũng như phát triển kinh tế mà hai nước cùng chia sẻ", ông nói.
Ông cũng cho biết đã thảo luận với các nhà chức trách Việt Nam về những cách thức mà Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam "bảo vệ đường biên giới và đường biển, cũng như củng cố an ninh trong khu vực" trong suốt chuyến công du.
Trước đó, trong các ngày 22-23/1, ông Talwar cũng đã đồng chủ trì Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt-Mỹ lần 7 với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc.
Cuộc đối thoại được trang mạng của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) miêu tả là "diễn ra với tinh thần tin tưởng lẫn nhau trong bối cảnh quan hệ hai nước ngày càng trưởng thành".
Hai bên đã "tái khẳng định lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và trên không, cũng như việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, tránh các hành động khiêu khích đơn phương, phù hợp với luật pháp quốc tế", VOV cho biết.
"Hai bên cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh trong khuôn khổ Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011", vẫn theo VOV.



VN có nên học theo mô hình TQ?
Đặng TrungGửi tới BBC từ TP. Hồ Chí Minh
  • 22 tháng 1 2015

Một trong những nỗi đau của Việt Nam, là một mặt không thích Trung Quốc, luôn phải đề phòng Trung Quốc, nhưng vẫn phải lấy nước láng giềng này ra để biện minh cho đường lối phát triển của mình: “Trung Quốc đấy, Chủ nghĩa Xã hội đấy, vẫn giàu kia mà”.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc là một niềm cảm hứng lớn cho phát triển, thì các nước đang phát triển khác cũng phải chuyển sang chế độ Xã hội Chủ nghĩa để học theo Trung Quốc chứ. Tại sao chẳng có nước nào làm vậy. Khi một nước có bước nhảy vọt trong thời gian ngắn để lên đến vị trí thứ hai trong nền kinh tế thế giới mà không có ai học theo, đó quả là một điều không bình thường.
Quản lý đất nước có giống quản lý gia đình?
Có thể lấy một ví dụ vui thế này: Có một gia đình không cần phải quản lý con cái, để cho con phát triển tự do – một cách giáo dục hiếm thấy, nhưng đứa trẻ nhà họ vẫn ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ.
Nếu nhìn vào đó mà cho rằng đó là cách giáo dục tốt nhất để rồi áp dụng vào gia đình và tin tưởng con mình sẽ ngoan như con nhà hàng xóm thì lầm to. Để cho con phát triển tự nhiên “như cỏ cây hoa lá”, cái cây đó tự đứng thẳng được thì không nói làm gì, nhưng nếu nó bị cong queo khi còn nhỏ mà không được uốn nắn từ sớm, để đến khi cây đã cứng thì đã muộn rồi.
Có nhà lại áp dụng thành công phương pháp “roi vọt”, đơn giản là vì con cái họ không chịu nghe nếu không bị đòn. Nhưng cũng đừng nhìn thành quả ấy mà tưởng rằng đòn roi công thức tuyệt đối. Với những đứa trẻ yếu đuối và nhạy cảm, bạo lực lại phản tác dụng mà có khi mang lại hậu quả khôn lường.
Không có một cách giáo dục nào hoàn hảo, một công thức nào tuyệt đối cả. Mỗi cách giáo dục chỉ hợp với một số cá nhân hay một kiểu tính cách nhất định.
Đảng Cộng Hòa Mỹ đã giành kiểm soát lưỡng viện trong kỳ bầu cử giữa kỳ vừa qua

Ngay cả khi áp dụng thành công một phương pháp, ví dụ cho con cái tự do chẳng hạn, nhưng sau một thời gian ngoan ngoãn, đứa trẻ lại bắt đầu có những biểu hiện lơ là, cha mẹ khi đó nếu không muốn con hư thêm thì bắt buộc phải quay sang chính sách “bàn tay sắt”.
Về chính trị, chính trị luôn cần sự đổi mới và có sự giám sát chặt chẽ của người dân, nếu cần thay đổi thì phải thay đổi và nếu đang tốt thì giữ nguyên.
Nước Mỹ tuy bầu ra Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm, nhưng không phải Tổng thống muốn làm gì trong 4 năm đó thì làm. Vẫn còn một cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ nữa mà nếu người đứng đầu Nhà Trắng làm việc không tốt trong 2 năm đầu, Đảng của ông có thể không chiếm đa số tại lưỡng viện qua đó gặp khó khăn khi đưa ra các chính sách.
Tất nhiên nếu không muốn điều đó xảy ra thì nhà lãnh đạo nước Mỹ phải cố gắng mà chứng tỏ rằng mình hoàn toàn xứng đáng với quyền lực tuyệt đối trong tay.
Bắt chước TQ là sai lầm?
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm qua

Có nực cười không khi so sánh chuyện dạy bảo con với lựa chọn chính sách phát triển cho quốc gia, một chuyện quốc gia đại sự với chuyện gia đình “tiểu sự”? Thật ra hai vấn đề có vẻ khác xa nhau nhưng có cùng nguyên lý cả thôi.
Ví như Trung Quốc, họ có thể vẫn phát triển mạnh mẽ dưới chế độ Cộng sản không có nghĩa rằng nước khác cũng có thể phát triển khi đi theo mô hình ấy. Triều Tiên nghèo đói, Cuba chậm phát triển, Lào và Việt Nam ì ạch, đấy là câu trả lời rõ nhất, và đấy cũng là nguyên nhân vì sao tất cả các quốc gia còn lại không đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa.
Họ biết rằng độc tài sẽ kìm hãm sự phát triển và Trung Quốc sẽ còn mạnh mẽ hơn nhiều nếu là một nước tư bản.
Tóm lại, không thể lấy một hiện tượng hiếm hoi duy nhất (Trung Quốc) để chứng minh cho sự đúng đắn của đường lối phát triển. Việt Nam đã độc lập, thống nhất được 40 năm, tức là gần nửa thế kỷ rồi nhưng vẫn không khá lên được là bao. Liệu chừng đó đã đủ để làm sáng tỏ “giấc mơ Trung Quốc” là một giấc mơ không thực tế?
Để kết thúc, xin trích lại một câu chuyện đầy ẩn ý của một thầy giáo dạy triết học tại Việt Nam kể cho các học trò. Người thầy giáo trong một lần dạo chơi ở Sài Gòn đã rất ngạc nhiên khi thấy có một con đường mới toanh, đẹp đẽ và rộng rãi nhưng vắng tanh, trong khi một con đường khác thì chật chội, bụi bặm, nhấp nhô mà người ta cứ chen chúc nhau đi vào.
Tính tò mò đã làm thầy giáo thử đi vào con đường đẹp đẽ, và quyết đi cho đến tận cùng. Kết quả là con đường thênh thang đó dẫn đến một bờ sông không có lối rẽ, hoang vu và vắng người qua lại…



Nợ xấu VN: 'Mua rất dễ, xử lý ( bán ) rất khó'
  • 22 tháng 1 2015
Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về độ hiệu quả của VAMC do số vốn ít ỏi của công ty này

Công ty Quản lý nợ xấu (VAMC) có thể mua lại nợ xấu rất dễ dàng từ các ngân hàng thương mại, nhưng khó có thể xử lý do khuôn khổ pháp lý hiện nay.
Nhận định trên được chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 22/1.
Ông cũng cho rằng các vấn đề về pháp lý cũng khiến việc bán nợ xấu trên thị trường mở không thể thực hiện vào lúc này.
BBC: Thưa ông, gần đây, Công ty Quản lý Nợ xấu (VAMC) thông báo đã mua lại được 123 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên lượng nợ xấu xử lý được chỉ vào khoảng 4 nghìn tỷ đồng. Sự khác biệt này cho chúng ta thấy điều gì?
Ông Bùi Kiến Thành: Quy chế hoạt động của VAMC thì không mua nợ xấu bằng tiền tươi, tiền thật mà trả bằng trái phiếu đặc biệt.
Các ngân hàng thương mại bán nợ xấu thì cầm trái phiếu đến Ngân hàng Nhà nước để vay tới mức 70% giá trị các trái phiếu để về có thanh khoản cho vay tiếp.
Các ngân hàng thương mại bán nợ xấu có trách nhiệm trích lập dự vòng 20% mỗi năm, trong 5 năm. Sau 5 năm họ có thể phải lấy lại các nợ xấu, chứ không phải VAMC bắt buộc phải tìm giải pháp thanh lý nợ xấu.
Việc mua bán không phải là dứt đoạn mà là VAMC tạm thời giữ nợ xấu đó, cố gắng thanh lý có thể được. Nếu không được thì sau 5 năm, các ngân hàng thương mại có nợ xấu phải lãnh nợ xấu trở về.
Đó là lý do vì sao mua rất nhiều mà xử lý rất ít.

VAMC có mua bao nhiêu nợ xấu cũng để chờ đó thôi, chứ xử lý để bán những tài sản thế chấp trong các hợp đồng vay nợ đó rất khó làm.Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành

Lý do khác là hiện giờ không có khung khổ pháp luật nào của Việt Nam để giải quyết vấn đề tài sản thế chấp cho các món vay nợ.
Ví dụ thế chấp bằng bất động sản thì VAMC hay các tổ chức tín dụng khác không bán để thu hồi vốn được do luật pháp về vấn đề đất đai, bất động sản không cho phép người chủ nợ được bán các bất động sản này một cách dễ dàng được do luật sở hữu đất đai ở Việt Nam không như các nước khác.
Trong khi đó, phần lớn các tài sản thế chấp của các khoản nợ lại là bất động sản. Ngoài ra còn có các tài sản thế chấp khác.
Nhưng quy định pháp luật của Việt Nam chưa hẳn đã cho phép chủ nợ chủ động bán được các tài sản thế chấp mà phải qua tòa án xét xử, phải chờ bao nhiêu tháng bao nhiêu năm đó để tòa xử xong mới thi hành án.
Trong thời gian đó thì doanh nghiệp có nợ xấu có còn ở đó hay không, hay đã đóng cửa mất rồi?
BBC: Đề xuất dùng ngân sách xử lý nợ xấu hồi năm ngoái, dù đã được rút lại, nhưng liệu có phải là dấu hiệu cho thấy bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng không tin VAMC đang hoạt động hiệu quả, thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Dùng ngân sách nhà nước mà xử lý nợ xấu thì làm sao xử lý được.
Nợ xấu là các hợp đồng của ngân hàng cho doanh nghiệp vay và doanh nghiệp không trả nổi. Những hợp đồng đó có các tài sản thế chấp để ngân hàng có thể bán và thu hồi vốn.
Nhưng với khuôn khổ pháp lý hiện nay của Việt Nam không cho phép ngân hàng hay chủ nợ bán một cách đơn giản được. Nếu bất động sản thì luật về đất đai không cho phép bán như một món hàng. Bên cạnh đó các quy chế về vấn đề phá sản không cho phép chủ nợ phát mãi tài sản của người nợ. Vì vậy việc thu hồi vốn rất chậm.
Thế nên VAMC có mua bao nhiêu nợ xấu cũng để chờ đó thôi, chứ xử lý để bán những tài sản thế chấp trong các hợp đồng vay nợ đó rất khó làm.
Thế nên thu hồi được rất là ít.
BBC:Nhiều ý kiến đã tỏ ra hoài nghi về độ hiệu quả của VAMC. Nhưng liệu Việt Nam còn có phương án nào khác, thưa ông?
Ông Bùi Kiến Thành: Hiện giờ mục tiêu của chính phủ, nhà nước là đưa nợ xấu của các ngân hàng qua kho của VAMC tạm thời giữ đó để cho các báo cáo tài chính của ngân hàng nhẹ đi, sạch sẽ hơn để ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động đúng với mục đích của tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, nó không có mục đích thực sự để thanh lý nợ xấu của các ngân hàng.
Vì vậy mới nói đến chuyện tạm thời mua bằng các trái phiếu đặc biệt để các ngân hàng dùng trong thời gian 5 năm rồi sau đó lại trả lại cho VAMC và VAMC trả lại cho Ngân hàng Nhà nước. VAMC sau đó trả lại nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Vô cùng luẩn quẩn.
Ngoài VAMC ra thì nhiều ý kiến cũng nói đến việc làm sao bán nợ xấu trên thị trường mở, để ai có tiền cứ việc mua chứ không phải VAMC.
Nhưng bán thì ai mua? Mua thì trả giá nào, vì chưa có phương pháp nào định giá nợ xấu.
Chưa hết, mua rồi thì làm gì. Nếu có tiền mua nợ xấu về nhưng không bán được tài sản thế chấp, thì ai dám mua?
Cũng có những kỳ vọng có các nhà đầu tư nước ngoài vào để mua nợ xấu, thanh lý cho nhanh, nhưng khung pháp lý của Việt Nam không đủ để cho phép người khác mua nợ xấu rồi bán những nợ xấu đó để thu hồi vốn, vì không bán được tài sản thế chấp.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List