Người dân trông đợi gì ở Đại hội Đảng XII?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-01-08
2016-01-08
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Lao động nhập cư từ
các tỉnh phía Bắc tìm việc hàng ngày tại một góc đường ở trung tâm thành phố Hà
Nội hôm 10/9/2015.
AFP photo
Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 1
tại Hà Nội để bầu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đề ra mục tiêu phát
triển đất nước cho giai đoạn 2016-2020. Dân chúng trong nước quan tâm như thế
nào cũng như kỳ vọng gì ở Đại hội Đảng lần thứ XII này?
Trước hết là chia sẻ của người dân khắp ba miền Nam-Trung-Bắc:
“Ai
lên cũng vậy. Ai lên cũng nắm chính quyền. Người ta đều bất mãn chế độ, nói là
ai làm thì cứ làm, làm cho đã thôi; chứ bây giờ có quan tâm thì cũng không làm
được gì, nói cũng không nghe”.
“Ông
nào lên cũng được vì điều quan trọng là thể chế có thay đổi hay không. Một con
người - một ông lãnh đạo mà thay thế từ ông này sang ông nọ cũng chỉ là một sự
thay thế, chứ còn thể chế cũng không thay đổi thì vẫn là tình cảnh như hiện tại
mà đôi khi còn bi đát hơn”.
“Người dân chỉ quan tâm đến cuộc sống của họ,
quan tâm đến vận mệnh đất nước chứ bây giờ không ai quan tâm đến cái đảng lãnh
đạo này nữa”.
Truyền thông trong nước tập trung loan tin cho biết Đại hội Đảng
lần thứ XII rất quan trọng vì đại hội lần này sẽ đánh giá kết quả lãnh đạo và
sự phát triển của VN sau 30 năm đổi mới cũng như bầu chọn nhân sự cho Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khi 3 trong 4 nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất là Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đến tuổi nghỉ hưu.
Tuy nhiên dân chúng từ Bắc đến Nam mà đài ACTD tiếp xúc
qua điện thoại hầu như đều có cùng sự bày tỏ không mấy quan tâm đến những kỳ
Đại hội Đảng như thế này. Họ chia sẻ cuộc sống ngày càng khó khăn, phải lo từ
bữa cơm hàng ngày cho đến những thứ thuế, những loại phí phải đóng ngày càng
nhiều, đang là gánh nặng cho mỗi gia đình hiện nay.
Người dân chỉ quan tâm đến cuộc sống của họ, quan tâm đến vận mệnh
đất nước chứ bây giờ không ai quan tâm đến cái đảng lãnh đạo này nữa.
- Một người dân Hà Nội
Qua tìm hiểu chi tiết hơn với người dân trong nước về bối cảnh xã
hội VN 5 năm qua dù được báo cáo là ổn định và mức tăng trưởng GDP đạt mức vượt
chỉ tiêu đề ra trong năm 2015 nhưng không ai tỏ ra lạc quan vào sự lãnh đạo của
Đảng CSVN trong năm năm tới. Một cư dân ở Hà Nội nói với đài RFA:
“Theo
dõi thông tin kết quả tình hình kinh tế xã hội thì tất cả đều đi xuống; về kinh
tế chẳng hạn như nợ công càng ngày càng gia tăng; về đời sống càng ngày càng
bất ổn; vấn đề an sinh xã hội về mọi thứ càng ngày càng khốn đốn hơn. Số liệu
họ đưa ra thì được đẹp trên báo cáo, còn nhìn vào tình hình thực tế thì rất
nhiều vấn đề, càng ngày càng bùng phát mà gần như họ không thể điều hòa được”.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê VN, khu vực công nghiệp và xây dựng
đóng vai trò chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế năm 2015. Thế nhưng trong năm
vừa qua, công nhân ở công ty khắp các tỉnh thành đình công liên tiếp để yêu cầu
quyền lợi của họ cần được Công đoàn cũng như Chính phủ đáp ứng thỏa đáng như
điều kiện lao động được cải thiện hay quỹ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo. Thông
tin VN gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương -
TPP với ràng buộc của sự ra đời Công đoàn độc lập đã mở ra những hy vọng mới
cho giới công nhân nhưng niềm vui đón chờ cơ hội công ăn việc làm của họ chưa
kịp đến thì họ lại gặp nhiều trở ngại trong quá trình tìm hiểu cũng như tiếp
cận các tổ chức Công đoàn độc lập.
Một người dân lao động nghèo đẩy xe hàng rong qua một cửa hàng bán
kim khí điện máy ở Saigon. AFP photo
Những năm qua, VN vẫn là cường quốc xuất khẩu các mặt hàng nông,
lâm, thủy sản trên thế giới. Bộ mặt đời sống của nông dân trong các ngành trồng
trọt và chăn nuôi có nhiều thay đổi tích cực. Tuy vậy, đa số nông dân vẫn cho
rằng công việc của họ bấp bênh và đầy rủi ro. Thay vì đồng thiền thu về để đầu
tư cho tái sản xuất thì nhiều nông dân phải đổi nghề. Ông Hai Lúa, một nông dân
ở Cần Thơ vừa bán hết ruộng vườn của mình, cho biết:
“Hồi
xưa nói chung cách đây hơn 40 năm thì lúa làm một năm có một vụ mà dân no ấm
đầy đủ. Bây giờ làm 3, 4 vụ mà không đủ. Tại vì đồng tiền không có giá trị. Làm
thì nhiều nhưng không có bao nhiêu tiền. Tiền thì nói bạc tỉ, bạc triệu mà rốt
cuộc mua sắm không được bao nhiêu”.
Vấn đề Hòa Ái nêu lên trước những bất cập trong đời sống kinh tế
xã hội như hiện nay, lẽ ra người dân phải đặc biệt quan tâm đến các kỳ Đại hội
Đảng, nhất là Đại hội Đảng lần thứ XII này với kỳ vọng những thành viên mới
trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ ít nhiều lắng nghe nguyện vọng của dân
chúng và thay đổi hiện tình đất nước, tuy nhiên Hòa Ái ghi nhận được tựu trung
người dân cho rằng các kỳ Đại hội Đảng chỉ là một hình thức “hợp thức hóa”
chính danh cho các phe, nhóm lợi ích và cho dù 4 nhân vật cao cấp nhất có là
những ứng viên xuất sắc được Đảng CSVN lựa chọn kỹ lưỡng thì họ cũng chỉ vì
quyền lợi và sự tồn vong của chế độ như tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng chứ không vì dân vì nước.
Mong rằng ông nào hay bà nào đắc cử cũng được cả, miễn rằng quan
tâm hơn nữa đối với cuộc sống của ngư dân và tạo điều kiện cho họ an tâm hơn,
thuận lợi hơn trong việc bám biển, đặc biệt đánh bắt xa bờ.
- Bạn Khúc Thừa Sơn, Đà Nẵng
- Bạn Khúc Thừa Sơn, Đà Nẵng
Trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII này, Hòa Ái ghi nhận có sự quan
tâm và hy vọng của ngư dân VN. Họ theo dõi thông tin với mong muốn Chính phủ
thấu hiểu những khó khăn của ngư dân cũng như sẽ có những thay đổi thiết thực
để đảm bảo cho họ được an tâm hơn khi ra khơi đánh bắt trên ngư trường truyền
thống. Bạn trẻ Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng, người theo sát đời sống của ngư dân
trong các năm qua, chia sẻ kỳ vọng của ngư dân VN trong Đại hội Đảng lần này:
“Đi
thực tế thì mới thấy được ngư dân trong nước chỉ có điều mong ước rất nhỏ nhoi
lắm: mong rằng ông nào hay bà nào đắc cử cũng được cả, miễn rằng quan tâm hơn
nữa đối với cuộc sống của ngư dân và tạo điều kiện cho họ an tâm hơn, thuận lợi
hơn trong việc bám biển, đặc biệt đánh bắt xa bờ. Họ không có mong ước nào to
lớn bởi vì họ cũng nói thà rằng các cấp chính quyền làm những việc nhỏ thiết
thực còn hơn nói những lời hay, lời đẹp mà không thực hiện gì cả”.
Trong các cuộc trao đổi với người dân cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, đài
ACTD nhận thấy phần đông dân chúng kỳ vọng có một sự thay đổi lớn ở VN như ở
Myanmar hồi tháng 11 vừa qua. Họ không biết đến bao giờ mới có được tự do bầu
cử như người dân Miến Điện đã làm được trong năm 2015; nhưng sự hiểu biết về
quyền con người cũng như sự quan tâm đến chủ quyền quốc gia và đời sống an sinh
xã hội của hơn 90 triệu người dân VN mỗi ngày một gia tăng là động lực giúp cho
niềm hy vọng của họ sẽ thành hiện thực trong một ngày không xa.
Kịch bản của Đại hội 12
Viết Từ Sài Gòn
2016-01-08
2016-01-08
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một kỳ họp Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây, ảnh minh họa.
Thời điểm vở kịch quyền lực lên cao trào
Chuẩn bị đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đây cũng là
thời điểm vở kịch quyền lực lên cao trào. Có rất nhiều ý kiến nhận định khác nhau
từ giới quan sát và có vẻ như lần này hoàn toàn khác, từ lâu, bộ sậu tứ trụ
triều đình Cộng sản đã soạn sẵn một vở kịch hoàn toàn ngược với dự đoán của
nhiều người.
Bởi theo dự đoán và phân tích của nhiều người, hiện tại, có ba
phái trong nội bộ trung ương đảng Cộng sản gồm phái của Nguyễn Tấn Dũng (gọi là
phái thân Mỹ), phái của Nguyễn Phú Trọng (gọi là phái thân Tàu) phái của Trương
Tấn Sang (gọi là phái nước đôi, cả thân Mỹ và thân Tàu). Và mới đây lộ thêm
phái của Nguyễn Sinh Hùng (cũng là phái thân Tàu nhưng không chung thuyền với
Nguyễn Phú Trọng).
Xét về độ tuổi của bộ tứ Hùng, Dũng, Sang, Trọng và bối cảnh chính
trị Việt Nam, người quan sát rất dễ bị đánh lừa rằng các nhân vật đều nhắm tới
chiếc ghế Tổng Bí Thư, đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng. Và càng về phút cuối, các
ban bệ, phe phái càng tung ra nhiều đòn hiểm, đòn bẩn với nhau để triệt tiêu
chân tay của nhau nhằm tiến thẳng đến chiếc ghế quyền lực.
Nhưng nếu nhìn từ một hướng khác, có vẻ như giả thuyết về các phái
tranh giành quyền lực trong nội bộ trung ương Cộng sản đang tung đòn bẩn hoặc
đang đi đến cao trào triệt hạ nhau là không đúng. Thậm chí, nói một cách nghiêm
túc là cả nhóm quyền lực này đang chơi trò tung hứng trong một vở diễn khá nhịp
nhàng dưới một bàn tay có tên Giữ Độc Tài.
Hiện tại, đảng Cộng sản Việt Nam không còn dừng ở chuyện cúi đầu
vâng phục để Trung Quốc chỉ tay năm ngón bảo ai làm gì, ngồi ghế nào… Không, đó
là chuyện của thời mà tất cả các đảng viên Cộng sản Việt Nam còn ngửa tay nhận
từng đồng viên trợ của đàn anh để tồn tại. Bây giờ, vấn đề họ quan tâm không phải là viên trợ của Trung
Quốc nữa mà làm làm gì để đảm bảo khối tài sản của họ không bị mất và làm gì để
chiếc ghế quyền lực họ tồn tại một cách vững vàng nhất trong lúc Mỹ và Trung
Quốc đang đấu với nhau từ không gian đến đáy đại dương, từ chính trị đến kinh
tế, văn hóa. Trong lúc nhân dân Việt
Nam đang nghiêng hẳn về phía tiến bộ, cụ thể là Mỹ.
Mục đích lớn nhất mà vở kịch của đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn
là làm thế nào để tứ trụ vẫn được tại vị thêm ít nhất là một nhiệm kỳ nữa. Bởi
chỉ có cách này mới đảm bảo độc tài không bị suy suyễn. Vì sao dám nói vở kịch
tranh giành quyền lực của tứ trụ Cộng sản chỉ là trò diễn để đi đến mục đích tứ
trụ đều tại vị?
Có các dấu hiệu sau cho thấy điều đó: Nguyễn Phú Trọng đề xuất vấn
đề Tổng bí thư phải là người miền Bắc, “có tâm, có tầm”, có thể là người quá
tuổi hưu, phải giỏi lý luận… Chung qui, ông ta đã công khai tự ứng cử, hay nói
chính xác hơn là ông ta tự đề xuất làm thêm một nhiệm kỳ nữa.
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nửa vời sẽ rút khỏi cuộc tranh giành
quyền lực nhưng lại tung chưởng sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Trường
Sa, Hoàng Sa.
Nguyễn Sinh Hùng sang Trung Quốc thăm quê hương họ Mao và bắt tay
với Tập Cận Bình. Sau đó Trung Quốc loan tin sẽ thông qua luật đưa quân tình
nguyện đi chống khủng bố ở các nước “anh em” nếu như quốc hội của nước đó đồng
ý. Xem như Nguyễn Sinh Hùng đã nhúng tay vụ này. Biểu hiện rõ nhất là các binh
đoàn xe bọc thép chống bạo động, chống khủng bố của quân đội Cộng sản Việt Nam
rầm rập xuất hiện để “bảo vệ đại hội 12”.
Trương Tấn Sang, dù rất mờ nhạt nhưng lại tuyên bố sẽ bằng mọi giá
chống tham nhũng và với gương mặt ám ngộn vẻ yêu nước, yêu dân tộc, canh cánh
với nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội. Ông ta nói như nghiến răng thề nguyền rằng
bằng mọi giá phải giảm tham nhũng đến mức thấp nhất…
Ai “có tâm, có tầm”?
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 8/1/2016.
Trong lúc này, dư luận vẫn bị đánh lạc hướng về cuộc tranh giành quyền
lực, tranh giành chiếc ghế Tổng Bí Thư và cho rằng những thông tin đánh Nguyễn
Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Trương Hòa Bình… là cách mà các
phái chơi bẩn, triệt hạ tay chân của nhau.
Ở đây có hai vấn đề, rõ ràng đây là mưu hèn kế bẩn của kẻ giấu mặt
đánh thẳng vào những gương mặt có thể trở thành ứng viên các chức Tổng Bí Thư,
Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội. Đương nhiên sau những đòn đánh chí
tử này, cơ hội bước lên ngai quyền lực của Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc,
Trần Đại Quang, Phạm Quang Nghị… Xem như trở về Zero.
Khi các ứng viên kế vị bị dẹp, đương nhiên có hai hướng, hoặc là
tìm những ứng viên mới tuy không “sáng” nhưng phải “sạch”. Hoặc là tiếp tục duy
trì quyền lực cho người cũ, để họ tiếp tục lãnh đạo, cải thiện và “phát sáng”.
Hướng thứ nhất, tìm ra những ứng viên “sạch nhưng chưa sáng” nghe
hơi khó. Hướng thứ hai thì đã lộ rõ chân tướng: Nếu tiếp tục chọn một Tổng Bí
Thư giỏi lý luận bảo vệ đảng, là người miền Bắc, “có tâm, có tầm” và có thể là
tuổi cao nhưng có đủ tư cách… Thì còn ai nữa ngoài Nguyễn Phú Trọng bởi Nguyễn
Tấn Dũng đã tuyên bố không chơi cuộc này?
Và hiện tại, khi mà đất nước lâm nguy, việc đưa sự vụ Hoàng Sa, Trường
Sa ra kiện ở tòa án quốc tế là một việc cấp bách, Nguyễn Tấn Dũng đánh ngay vào
điểm này, ông ta bắn tiếng sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Như vậy, muốn
kiện Trung Quốc, chỉ có chính phủ mới đủ điều kiện và tư cách đứng kiện. Vậy
thì ai đã hứa kiện, phải để người đó đứng vị trí chủ chốt mà tiếp tục thực
hiện. Trong đảng, có ai ngoài Nguyễn Tấn Dũng?
Giữa hai phe (kịch) Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, mới nhìn
vào sẽ nghĩ rằng đây là hai đối thủ thề không chung sàn đài nhưng thực tế là
hai võ sĩ đánh cuội để ăn tiền, ra dấu trước đánh sau. Từ trước đến giờ đều
vậy, từ hội nghị 10, 11, tưởng chừng như họ đã tố nhau ngửa bụng nhưng cuối
cùng, chẳng có ai trầy xước cả. Nhân dân, người theo dõi trận đấu chỉ biết thở
dài vì hai kẻ xông vào đánh nhau chí tử nhưng chẳng có ai knock-out!
Đến Nguyễn Sinh Hùng và Trương Tấn Sang. Nếu nhìn bề ngoài, rất dễ
nhầm rằng Nguyễn Sinh Hùng đã tự tách mình thành ban phái mới để sang Trung
Quốc cầu bề trên. Thực tế, đó là một sự ủy nhiệm và thống nhất cao trong bộ sậu
tứ trụ Hùng, Dũng, Sang Trọng.
Mục đích của Hùng đi Trung Quốc là hợp thức hóa việc Trung Quốc
đưa “tình nguyện quân chống khủng bố” sang Việt Nam trong kỳ đại hội đảng 12 này
nếu có biến. Biến ở đây cần phải hiểu là những cuộc biểu tình của nhân dân phản
đối đảng Cộng sản độc tài có thể diễn ra bất kỳ giờ nào trên đường phố Hà Nội,
khi mà các ống kính của giới truyền thông quốc tế có mặt nhiều nhất và nếu an
ninh, quân đội Việt Nam ra tay đàn áp thì chẳng khác nào hắt gáo nước vào mặt
bộ sậu lãnh đạo “mới”, vào đảng Cộng sản nhưng mượn tay “tình nguyện quân”
triệt tiêu thì lại là chuyện khác!… Chứ không phải là cuộc đảo chính nào cả!
Đảo chính chỉ là kịch bản của bộ tứ này. Bởi từ động thái cho đến phát
ngôn cũng như cách dùng kế bẩn triệt tiêu các ứng cử viên kế vị của đại hội đều
cho thấy có một sự thống nhất rất cao trong mục tiêu duy trì bộ tứ Hùng, Dũng,
Sang, Trọng thêm ít nhất là một nhiệm kỳ nữa.
Vì hiện tại, đứng trên góc độ đảng Cộng sản Việt Nam mà nói thì
nếu bỏ qua tuổi tác, sẽ khó có đối thủ tranh ghế Tổng Bí Thư với Trọng một khi
Dũng đã bật đèn xanh, tuyên bố rút. Trong khi đó, Trọng giữ thêm ghế Tổng Bí
Thư một nhiệm kỳ nữa thì Trọng có quyền “đề cử” Dũng làm Thủ tướng. Mà hiện
tại, cũng khó có ai là đối thủ của Dũng trong chiếc ghế Thủ tướng.
Có một điều dễ thấy nhất là Dũng chẳng bao giờ thèm cái ghế Tổng
Bí Thư bởi với cái ghế Thủ Tướng, Dũng tha hồ hô mây gọi gió. Trừ khi Dũng lên
Tổng Bí Thư để giải trừ đảng Cộng sản, đổi thể chế, chuyển sang ghế Tổng thống.
Nhưng chuyện này không tưởng vì khi làm vậy, với một người Cộng sản giàu kết
sù, có con cái đang trên đà quyền lực đỏ thì chẳng khác nào tự tử.
Về phần Hùng, cái ghế Chủ tịch quốc Hội được định vị từ trước
nhưng nó khẳng định sau chuyến đi Trung Quốc. Bởi chỉ có Hùng mới có thể kêu gọi
“tình nguyện quân” Trung Quốc sang Việt Nam bảo vệ đảng khi cần thiết. Và chỉ
có Hùng mới đủ mạnh để hù dọa đám nghị gật. Cú đánh móc hông đám nghị gật bằng
cách mời Tập Cận Bình đến Quốc Hội nói chuyện là đòn hiểm của Hùng. Đó cũng là
cú đề ba để đi đến chung cục là cái bắt tay của Hùng với Tập Cận Bình về vấn đề
đưa quân sang chống khủng bố, bảo vệ đảng.
Như vậy, chỉ còn chiếc ghế Chủ Tịch Nước. Cái ghế này tuy mờ nhạt,
Sang không muốn ngồi, nhưng Sang không ngồi thì về vườn. Có lẽ biết vậy mà cũng
còn tiếc nuối nhiều thứ nên Sang mới ra đòn chống tham nhũng với hy vọng được
ăn cả ngã về không.
Nhìn chung, đã có sự sắp xếp, bắt tay duy trì và chia chác quyền
lực trong kỳ đại hội này. Chuyện đảo chính nghe ra quá xa vời. Nhưng chuyện đảng
Cộng sản lo có biến, sợ nhân dân nổi dậy sau khi nghe kết quả đại hội là chuyện
có thể, và mượn tay quân Tàu để đàn áp nhân dân nếu có biến cũng là chuyện có
thể!
Đến đây, có thêm câu hỏi: Tại sao vở kịch chia phái để đánh nhau
của Hùng, Dũng, Sang, Trọng diễn ra quá lâu trước đại hội 12? Đơn giản, nó diễn
ra rất sớm để có màn “thân Tây – thân Tàu” mà gạt phương Tây, mang về không ít
viên trợ, kiều hối, để nuôi chế độ thêm mập mạp, to vâm.
Nhưng đó là chuyện con người tính toán. Còn chuyện trời tính thì
chẳng ai đoán được. Quốc gia nào cũng có thiên mệnh riêng!
Viết
Từ Sài Gòn, 07/01/2016
*Nội
dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.