Hiệp định tự
do mậu dịch TPP được ký kết
Đại diện các nước trong khối TPP bên cạnh thủ
tướng New Zealand John Key (thứ 6 từ bên phải) ngày 04/ 02/2016 tại Auckland.MICHAEL
BRADLEY / AFP
Hiệp định TPP, thành lập vùng thương mại tự do xuyên Thái Bình
Dương, đã được 12 quốc gia thành viên long trọng ký kết vào hôm nay 04/02/2016
tại Auckland, New Zealand. Đối với Mỹ, hôm nay là một ngày lịch sử, hiệp định
TPP là vũ khí ngăn chận Bắc Kinh kiểm soát thương mại thế giới.
Sau năm năm đàm phán gay go, 12 quốc gia thành viên từ châu Mỹ cho
đến châu Á và châu Đại Dương chung quanh Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, bao trùm một khu vực lớn nhất thế giới.
Văn kiện này phá bỏ hàng rào quan thuế giữa các đối tác gồm Úc,
New Zealand, Chilê, Mêhicô, Peru, Canada, Nhật Bản, Singapore, Malaysia,
Brunei, Việt Nam và Hoa Kỳ. Nền kinh tế của 12 quốc gia TPP chiếm đến 40% tổng
sản lượng địa cầu. Trung Quốc tạm thời bị loại khỏi cuộc chơi.
Đối với Washington, kế hoạch thành lập vùng mậu dịch tự do lớn
nhất thế giới là một chiến lược ngăn chận Trung Quốc kiểm soát kinh tế toàn
cầu.
Từ Washington, tổng thống Barack Obama khen ngợi TPP là con đường
lý tưởng nhất để cải thiện đời sống cho 800 triệu dân trong lãnh vực dịch vụ và
tiêu thụ hàng hóa.
Tổng thống Mỹ nhận định thêm là TPP cho phép Hoa Kỳ, chứ không
phải những nước như Trung Quốc, chỉ đạo kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 và đặc
biệt là ở vùng châu Á Thái Bình Dương.
Trong thông điệp hướng về công luận quốc nội, chủ nhân Nhà Trắng cho
là TPP vừa tạo công ăn việc làm cho công nhân Mỹ, vừa củng cố vai trò lãnh đạo
thế giới của Hoa Kỳ.
Cùng tần số với tổng thống Obama, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tỏ
ra hài lòng về văn kiện quy định luật chơi trong thương mại quốc tế mà Tokyo «
đóng vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán ».
TPP : Còn nhiều cản ngại trước khi thành hiện
thực
Một người chống Hiệp định TPP biểu tình trước
Nhà Trắng tại Washington ngày 03/02/2016.REUTERS/Gary Cameron
Sau khi được chính thức ký kết ngày 04/02/2016 ở New Zealand, hiệp
định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP còn phải trải qua nhiều cửa
ải trước khi thật sự trở thành hiện thực.
Trước hết, hiệp định này phải được Quốc hội của 12 nước thành viên
phê chuẩn. Phải có ít nhất 6 quốc gia chiếm 85 tổng sản phẩm nội địa của 12
nước phê chuẩn thì hiệp định mới có thể được thực hiện. Tiến trình phê chuẩn sẽ
không hoàn toàn êm thắm ở một số quốc gia mà dư luận vẫn còn lo ngại về tác
động của TPP lên công ăn việc làm của người dân các nước đó.
Chẳng hạn như tại Chilê, giới nông gia lo ngại về ảnh hưởng của
các tiêu chuẩn mới về công nghệ sinh học theo quy định của TPP. Tại Malaysia, những
người phản đối TPP thì cho rằng Hoa Kỳ muốn kiểm soát nền kinh doanh ở nước
này.
Tại Hoa Kỳ, các nghiệp đoàn vẫn chỉ trích TPP vì theo họ, hiệp
định này gây bất lợi cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ, do không thể cạnh
trạnh với những quốc gia có giá nhân công rẻ. Họ vẫn chưa tin lời Đại diện
Thương mại của Hoa Kỳ Michael Froman, khi ông nói rằng hiệp định TPP sẽ thúc
đẩy xuất khẩu và sẽ thêm mỗi năm 100 tỷ đô la vào nền kinh tế Mỹ.
Không chỉ ở Hoa Kỳ, mà TPP cũng gặp sự chống đối mạnh mẽ ở Nhật
Bản, một quốc gia chủ chốt khác của khu vực tự do mậu dịch tương lai này.
Ngay cả các bộ trưởng Tài chính của các nước ký kết hiệp định TPP
hôm nay cũng thẩm định rằng phải mất ít nhất 2 năm, hiệp định này mới thật sự
có hiệu lực.
Các nghị sĩ của những nước ký kết sẽ phải xem xét hàng ngàn trang
của những quy định mới. Ấy là chưa kể những yếu tố chính trị nội bộ, như tại
Hoa Kỳ, Quốc hội chắc là sẽ không phê chuẩn hiệp định TPP trước khi diễn ra
cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới.
TPP chính thức được ký tại Auckland
- 4
tháng 2 2016
Buổi lễ tại Auckland đưa hiệp định thương mại khổng lồ, sau 5 năm
đàm phán, tiến thêm một bước.
Nhưng TPP tiếp tục đối mặt với sự phản đối.
12 quốc gia tham gia TPP đang nắm giữ 40% nền kinh tế thế giới -
bây giờ có hai năm để phê
chuẩn hoặc từ chối hiệp định.
Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb là người đầu tiên ký vào biên
bản thỏa thuận và người đồng cấp New Zealand Todd McClay ký sau cùng. Những người
tham dự buổi lễ reo hò khi chứng kiến khoảnh khắc này.
TPP gồm các thành viên: Mỹ, Nhật, Malaysia, Việt Nam, Singapore,
Brunei, Úc, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru.
Những người chống lại hiệp định, nhất là một số người Mỹ, lo ngại
việc làm tại nước này sẽ chuyển sang các nước đang phát triển một khi TPP đi
vào hoạt động.
'Thiết lập quy tắc của
thế kỷ 21'
Dù vậy, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố cam kết thỏa thuận
thương mại đa quốc gia “đặt người lao động Mỹ làm ưu tiên hàng đầu”. “Quan hệ đối
tác sẽ giúp Hoa Kỳ có lợi thế hơn các nền kinh tế hàng đầu khác, cụ thể là
Trung Quốc”, thông cáo của Nhà Trắng phát đi hôm thứ Tư 3/2.
"TPP cho phép Mỹ, chứ không phải những nước như Trung Quốc -
thiết lập các quy tắc của lộ trình trong thế kỷ 21. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với một khu vực năng động như châu Á-Thái Bình Dương," ông nói.
“Chúng ta nên để TPP được thực thi trong năm nay, giúp người lao
động Mỹ phát triển và các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh, giành chiến thắng trên
toàn thế giới”.
Tại Auckland và ở Mỹ, cũng như tại một số nước, những người biểu
tình đã lên tiếng phản đối TPP trong vài tháng qua.
Trước buổi lễ ký kết hôm 4/2, đường phố xung quanh khu trung tâm
của Auckland dẫn tới cầu Cảng Auckland bị các nhóm biểu tình chặn lại.
Cảnh sát đụng độ với một số người biểu tình, những người cáo buộc
TPP chỉ có lợi cho các doanh nghiệp lớn hơn là người lao động.
Đằng sau thỏa thuận
TPP được trông đợi tạo thuận lợi cho đầu tư giữa 12 quốc gia trong
khu vực Thái Bình Dương vốn đang nắm giữ khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.
TPP đã đạt được thỏa thuận tháng 10/2015 sau nhiều năm đàm phán và
nhiều thời hạn đã bị bỏ lỡ.
Sáng kiến do Hoa Kỳ dẫn đầu là một phần quan trọng của chiến lược
xoay trục về châu Á của ông Obama nhưng cũng là một vấn đề gây tranh cãi trước cuộc
bầu cử Mỹ diễn ra tháng 11/2016.
Ông Obama chỉ còn một năm tại vị trong nhiệm kỳ và Nhà Trắng cảnh
báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nếu Quốc hội không phê chuẩn thỏa
thuận.
Trưởng phái đoàn Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman nói rằng TPP sẽ
giúp nước này tăng trưởng kinh tế thêm 100 tỷ USD mỗi năm. "Sau 5 năm đàm
phán, việc ký kết TPP là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi để
thiết lập quy tắc tiêu chuẩn cao của lộ trình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
TPP cũng đem lại lợi ích cho người lao động, nông dân và các doanh nghiệp Hoa
Kỳ", ông nói.
Hôm 4/2, website VOV của Đài Tiếng nói Việt
Nam tường thuật Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng, người dẫn đầu phái
đoàn Việt Nam tại lễ ký kết, cho biết: “Việc ký kết TPP có thể coi là cột mốc
lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi đây là lần đầu tiên Việt Nam
đàm phán và ký một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như
TPP.
TPP sẽ đem lại cơ hội lớn cho kinh tế đất nước, góp phần thực hiện
thắng lợi đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập
quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.”
“TPP sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm được 68 tỷ USD năm 2025
nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản…
khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0%”, báo này viết.
Nghiệp đoàn độc lập vẫn mờ mịt sau TPP?
- 4
tháng 2 2016
Một nhà hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh bình luận với BBC rằng
nghiệp đoàn độc lập vẫn mờ mịt sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) ký kết tại New Zealand hôm 4/2.
Hôm 4/2, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng, dẫn đầu phái
đoàn Việt Nam tại lễ ký kết TPP. Ông được báo trong nước dẫn lời miêu tả đây là
“cơ hội lớn cho kinh tế đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối và
chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó hội
nhập kinh tế là trọng tâm.”
Trong khi đó, từ TP. Hồ Chí Minh, trong cuộc trao đổi với BBC hôm
4/2, nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh nói: “Ở góc độ đấu tranh cho quyền công
nhân, tôi không cảm thấy lạc quan khi TPP đi vào hoạt động thời gian tới. Vì thực
tế cho thấy chính quyền sẽ không bớt trấn án các nhà hoạt động nghiệp đoàn và
tiếp tục ngăn cản mục tiêu hình thành nghiệp đoàn độc lập”.
Nhà hoạt động cũng cho hay dù đang là những ngày cận Tết Bính Thân
nhưng bản thân bà và một số thành viên khác của Phong trào Lao Động Việt vẫn
đang bị chính quyền canh giữ, theo dõi gắt gao và ngăn cản những cuộc tiếp xúc
với công nhân.
“Mới
ngày hôm kia 2/2, công an đã bao vây một quán cà phê, ngăn chúng tôi tiếp xúc
với những công nhân ở Đồng Nai về chuyện họ bức xúc về tiền thưởng Tết.
Hiện
tại trước nhà tôi bao giờ cũng có khoảng 30 chục người theo dõi nhất cử nhất động
của tôi. Do họ luôn mặc thường phục nên tôi khó có thể cáo buộc họ là người của
chính quyền”, bà Hạnh kể.
Bà nói thêm: “Tham khảo những điều khoản của TPP, tôi được biết
hiệp định này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam mà còn mở ra những
cơ hội cho người lao động để cải thiện quyền lợi của họ. Vấn đề là Việt Nam có
thực thi những điều khoản liên quan đến nghiệp đoàn và các tổ chức quốc tế có
giám sát chặt chẽ và đưa ra biện pháp trừng phạt nếu không thực hiện?”.
'Đánh tráo khái niệm'
Theo bà, chính quyền đang đánh tráo khái niệm ‘nghiệp đoàn độc
lập’ với ‘nghiệp đoàn cơ sở’ do người của họ ấn định để dễ bề kiểm soát, ngăn không
cho công nhân tiếp xúc với các nhà hoạt động và giới luật sư, cũng như tham gia
các đợt đình công đòi quyền lợi.
Tháng 11/2015, bà Hạnh cáo buộc công an Đồng Nai đã "bắt giữ
và đánh đập thô bạo" bà cùng nhà hoạt động, nhà báo Trương Minh Đức tại
trụ sở công an phường Long Bình.
Hai nhà hoạt động trên được tin đang cùng luật sư tư vấn cho công
nhân công ty Yupoong Vietnam về các quyền lao động và thành lập công đoàn độc
lập thì "công an mặc thường phục và sắc phục đến bắt giữ họ rồi cưỡng chế
về đồn công an phường Long Bình".
Việt Nam đồng ý để người lao động có thêm nhiều quyền, như tự do
lập công đoàn và đình công để đổi lại lợi ích giao thương với Mỹ, theo phân
tích của tờ New York Times về TPP hồi tháng 11/2015.
Bài báo viết, thỏa thuận đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra
luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập.Công nhân sẽ được phép
đình công không chỉ vì lương và giờ làm, mà còn vì điều kiện làm việc và các
quyền khác.
Các nhóm công đoàn không phải gia nhập công đoàn của chính phủ
Việt Nam, mà có thể hợp tác với nhau, tìm giúp đỡ của bất kỳ “tổ chức lao động
quốc tế” như Liên đoàn lao động và hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ
(AFL-CIO).
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.