Từ những chuyện “xin” hay “ăn”
được “phát hiện” ở cấp phường xã và tình hình chung… “vẫn ổn định”
Trích lục một ít lời bình trên Facebook:
Trời đất, ở nước ngoài thì ông bị bắt rùi cũng nên và các doanh nghiệp
làm vậy cũng phạm luật, ông là công an mà ông xem pháp luật như không có.
Hà Linh
Quá sai. Họ ăn lương bằng tiền DN đóng thuế chứ đâu. DN nào cũng ấm
ức. Nhưng nếu không cho sẽ rầy rà to với các chú CA; sẽ nghĩ ra đủ trò làm khó
dễ.
Thuy Duong
Thuy Duong,
mình không có cơ chế minh bạch nên DN biết kêu ai?
Hà Linh
Buồn lắm mà chẳng biết làm sao! Thẳm sâu trong lòng, trước cảnh đó,
và trước sự bất tài và ngang ngược của quan chức nhà nước, mình thấy khinh bỉ.
Thuy Duong
Thuy Duong, khinh bỉ trong lòng nhưng nếu là DN thì cũng phải chịu
– bi kịch.
Hà Linh
Ở đâu cũng thế mà! Xin thế thôi! Thử không cho xem!
Thuy Duong
Chuyện nì không biết lịch sử ra sao nhưng tôi biết được nó tồn tại
từ khoảng những năm 1980 đến giờ…
Nghĩ cho cùng thì đây là hành động dễ thương nhất của các công
quyền!
Lê Bình
Khi những điều sai trái được làm quá thường xuyên thì nó dần trở thành
điều bình thường.
Mạc Anh Hào
“Việc này (công an xin tiền) đã thành thông lệ”. Rồi mọi thứ cướp
bóc nữa cũng sẽ thành thông lệ. Kinh hãi.
Thi Đào
Chuyện thường ngày mà, bình thường thôi mà, chỉ là chẳng may bị
phơi ra nên chày cối cho bọn ngoài ngành, lương lùn tẹt thấy mà uất. CA nhân dân
quyền vô biên!
Bình Nguyên
Đó được gọi là “tống tiền” doanh nghiệp trở thành thông lệ “đương nhiên”
của cơ quan công an nói riêng (của cơ quan công quyền nói chung) . ông Trọng
làm TBT nhiệm kỳ mới nên quan tâm vấn đề này … nhất là cơ quan nào càng gần dân
thì càng chú ý chấn chỉnh, và không chỉ là chấn chỉnh mà phải đưa ra “luật sắt”
khiến cho họ không thể làm sai được.
Nam Việt
Từ lâu việc xin tiền các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh buôn bán
mỗi dịp lễ tết của CA phường, xã… đã là chuyện thường ngày ở huyện. Khắp nơi
cả nước chỗ nào chả vậy. Đó chính là sự ưu việt của chế độ.
Hiep
Ngo
Thuế thường, không cần văn bản. Nghe nhạc hiệu (điện thoại) đoán chương
trình! Đời nhiều sự việc quá… hài. Cười ra nước mắt và… máu!
Lan Phuong
Bài học thuộc xưa khi mình đi học:
…”Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan“…
…”Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan“…
Dung Ton
Ông Tổng lạm dụng ra luật mới cho đảng để 1 mình ngồi thêm trong
khi quá tuổi, bây giờ ông bộ học tập theo. Sống, làm theo pháp luật hay sửa luật
theo ý muốn của mình.
Hung Tran
Tóm lại, muốn lấy của ai, chiếm của ai cũng được (trừ ông lớn) đúng
chửa?
Vũ Hạnh
[…]
***
Vài hôm nữa báo Lao
động sẽ bỏ mục này ngay thôi. Bạn tin không?
Vanhoa Le
Bọn này không còn coi dân là gì nữa, quan trên thì cùng 1 phe rồi.
Zụ này ko cẩn thận ngâm lâu rồi lại có quan phán:.. đúng quy trình he he.
Trần
Ngọc Sơn
***
Phanh phui được một vụ việc công an “xin” tiền doanh nghiệp ở cấp
xã kể cũng đã là đáng hoan nghênh. Nhưng không hiểu ngành công an có đủ can đảm
phanh phui dần lên những cấp cao hơn nữa không? Chứ chỉ dừng lại ở đấy thì
chẳng ăn nhằm gì cả. Bởi vì “tiếng kêu oai oái” từ các doanh nghiệp khắp từ Nam
đến Bắc chịu hậu quả của chuyện “xin đểu” này đã vọng đến tai nhiều tầng lớp kể
từ nhiều năm nay rồi.
Không ít doanh nghiệp cũng vì áp lực của việc “xin… ngày” này mà phải
bán xới, thậm chí sạt nghiệp. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân
hàng đầu để kinh tế tư nhân ở Việt Nam không thể nào mọc mũi sủi tăm lên được –
Mà không có kinh tế tư nhân thì mạng lưới kinh tế nhà nước đang nợ đầm đìa đến
70 tỷ đô la Mỹ không biết sẽ đưa nền kinh tế nước nhà… “cất cánh” đến bờ bến
hay vực thẳm nào?
Nhưng thôi, lo bò trắng răng làm gì. Vì tình hình chung… vẫn ổn
định.
Bauxite
Việt Nam
1. Trần tình của trưởng công an xã về văn bản xin tiền doanh
nghiệp
Thành
Đạt – Minh Thư
Cho rằng việc xin tiền đảm bảo an ninh trật tự ngày tết là bình
thường, vị trưởng công an xã tại Hải Phòng đã mạnh tay ra cả Giấy giới thiệu
gửi doanh nghiệp để… “xin” tiền.
Theo lý giải, việc này để tạo uy tín và giúp doanh nghiệp dễ
thanh, quyết toán (?!).
Viết giấy giới thiệu, ký tên đóng dấu để… xin tiền
Vừa qua, dư luận xôn xao trước hình ảnh một tờ Giấy giới thiệu
“xin” doanh nghiệp 1 triệu đồng tiền hỗ trợ đảm bảo ANTT dịp tết. Giấy giới thiệu
này do ông Nguyễn Hữu Tạo – Trưởng Công an xã An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải
Phòng) ký. Nội dung chính của Giấy giới thiệu là: “Xin hỗ trợ ít kinh phí phục
vụ an ninh trật tự ATXH (an toàn xã hội – PV) Tết Nguyên đán Bính Thân. Số kinh
phí là 1.000.000 đồng”.
Giấy
giới thiệu “xin” tiền doanh nghiệp.
|
Ngay sau khi xuất hiện, văn bản “xin” tiền công khai này đã được
cư dân mạng chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook. Qua tìm hiểu PV được biết,
việc “xin” tiền hỗ trợ này thường được các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã An
Đồng ngầm hiểu và tự giác đóng góp. Tuy nhiên, do năm nay, một doanh nghiệp yêu
cầu phải có xác nhận của công an xã mới đồng ý chi nên ông Tạo mới phải viết
giấy giới thiệu. Vì một lý do nào đó, giấy giới thiệu này bị tung lên mạng xã
hội.
Hiện, vụ việc đang gây xôn xao, bất bình trong dư luận. Người dân cũng
yêu cầu làm rõ và đưa vụ việc ra ánh sáng. Nhiều người không khỏi thắc mắc:
Liệu việc này đã diễn ra lâu chưa? Nhiều người cũng đặt vấn đề về tính pháp lý
của văn bản này. Liệu vị trưởng công an xã ra văn bản xin tiền doanh nghiệp một
cách công khai như vậy có hợp pháp, có được sự đồng ý, chấp thuận của cấp trên?
“Tôi thấy sự việc chẳng có gì!”
Để làm rõ vụ việc, ngày 25/1, PV đã tìm gặp ông Nguyễn Hữu Tạo, trưởng
công an xã An Đồng – chủ nhân của tờ Giấy giới thiệu đặc biệt trên. Trao đổi
với PV, vị trưởng công an xã nói: “Tôi thấy sự việc chẳng có gì. Chúng tôi đã
thực hiện việc này từ nhiều năm nay rồi. Từ năm 2000 đến nay, công an xã đã
tiến hành “xin” tiền Tết tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn (!?).
Việc
này đã thành thông lệ, đến nỗi bây giờ chúng tôi chỉ cần gọi điện là các công
ty, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và một số đơn vị khác sẽ hiểu ý, tự
nguyện đóng tiền cho chúng tôi”.
Ông
Nguyễn Hữu Tạo – Trưởng Công an xã An Đồng.
|
Không những thế, ông Tạo còn tự tin nói: “Để bồi dưỡng cho các
chiến sỹ trong đơn vị trực Tết, nên chúng tôi đi xin tiền các doanh nghiệp. Việc
này xuất phát từ nhu cầu cần tăng cường về mặt an ninh, trật tự mỗi dịp năm
hết, tết đến. Năm nay, chúng tôi chưa xin được nhiều, mới chỉ 5-6 triệu đồng,
đủ để anh em mua con gà làm mâm cơm tất niên”.
Tuy nhiên, khi PV yêu cầu ông Tạo cung cấp sổ sách ghi chép việc
thu tiền nêu trên, ông Tạo không cung cấp được. Ông Tạo còn quả quyết: “Việc thu
tiền này là hết sức bình thường, không vấn đề gì. Công an xã cũng đã xin chủ
trương của công an huyện và đã được công an huyện đồng ý. Tuy nhiên, việc đồng
ý này chỉ là nói miệng”.
Vị trưởng công an xã cho rằng, vì tiền lương của cán bộ, chiến sỹ trong
đơn vị rất thấp, không đủ chi tiêu nên mới phải đi “xin” hỗ trợ thêm như vậy.
Theo tìm hiểu, PV được biết, trên địa bàn xã An Đồng có khoảng hơn 30 công ty,
doanh nghiệp.
Ông Tạo phân trần, giải thích với PV: “Tôi làm ở đây nhiều năm
rồi, số lượng doanh nghiệp quen mặt cũng khá nhiều, phần lớn họ tự hiểu và tự giác
đóng góp, ủng hộ. Tuy nhiên, năm nay sở dĩ có việc “bị lộ” thông tin như vậy là
vì có một chiến sỹ mới về nhận công tác, do không biết nên đã đến “gõ cửa”
những công ty mới đến, chưa thân quen.
Chắc họ không đồng tình nên mới tung lên
mạng như vậy”.
Ông Tạo cũng cho biết, khi vụ việc vỡ lở, ông đã xuống tận công ty
để đề nghị được thu lại giấy giới thiệu. “Công an huyện An Dương cũng đã xuống
làm việc, chúng tôi đã báo cáo, giải trình toàn bộ vụ việc bằng văn bản”, ông
Tạo nói thêm.
Chính quyền đang xem xét xử lý
Cũng trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo UBND xã An Đồng thừa nhận,
vụ việc diễn ra như phản ánh của phóng viên là có thật. Vị lãnh đạo này cho
biết, việc công an xã được một số doanh nghiệp hỗ trợ đã có tiền lệ, bản thân
ông Tạo làm việc này, không có tư túi cá nhân.
Liên quan đến những băn khoăn về Giấy giới thiệu của công an xã,
vị lãnh đạo này cho rằng: “Khi vụ việc được phát lộ thì đúng là nhạy cảm, là vi
phạm và gây dư luận không tốt”. Theo đó, vị lãnh đạo xã An Đồng cho biết, ngay
sau khi xảy ra vụ việc, Đảng ủy xã An Đồng đã tiến hành họp, yêu cầu ông Tạo
tường trình và đang xem xét hình thức xử lý.
Cũng liên quan đến sự việc trên, trong một diễn biến mới nhất,
trao đổi với PV, một vị Phó trưởng Công an huyện An Dương cho biết, công an huyện
đã về làm việc với Công an xã An Đồng và yêu cầu thu hồi lại giấy giới thiệu
trên.
Làm
rõ động cơ mục đích, để có hướng xử lý chính xác
Dưới
góc độ pháp lý, Luật sư Đỗ Toàn Thắng (đoàn Luật sư, Hà Nội) phân tích, giấy
giới thiệu này thể hiện và ghi rõ chức vụ cũng như tư cách của người viết
công văn là Trưởng công an xã.
Hơn
nữa, văn bản có ký tên, đóng dấu một cách hoàn chỉnh. Điều này cho thấy tính
chất của một công văn công vụ thông thường, sử dụng trong việc thực thi chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước.
Tuy
nhiên, mục đích của văn bản là xin hỗ trợ kinh phí giữ an ninh trật tự dịp
tết.
Ngoài
ra, lực lượng công an xã cũng không được làm những việc như lợi dụng, lạm
dụng nhiệm vụ, quyền hạn để vụ lợi… Có thể thấy, việc này có dấu hiệu lợi
dụng công vụ để thực hiện hành vi trái thẩm quyền và chức năng của lực lượng
công an xã. Bởi vậy, việc ra công văn nêu trên của Trưởng công an xã An Đồng
là hoàn toàn trái pháp luật và đạo đức xã hội. Các cơ quan chức năng cần sớm
làm rõ động cơ mục đích để có hướng xử lý chính xác.
Anh
Đức
|
T.Đ. – M.T.
***
2. Tin khó tin: Lại “ăn không từ một thứ gì”
Hoàng
Văn Minh (tổng hợp)
Đường Đá Trắng do người dân ấp Phú Ngọc (xã Phú Trung, huyện Tân
Phú, Đồng Nai) tự bỏ tiền ra làm. Ảnh:
Một Thế Giới.
Cán
bộ ngồi “rung đùi” ăn không từ một thứ gì. Kiểm tra, xử phạt xong là hoạt động
bình thường. Gà, vịt, heo, bò tràn ngập Facebook vì ra chợ, vào siêu thị nhìn
đâu cũng thấy “thuốc độc” dù có “tuần tra gắt gao”. Hậu quả là tan hoang đàn
bướm Việt. Nhưng không sao, tất cả chỉ là “Chưa đạt nhẹ” như thuật ngữ mới của
một “ông” nông nghiệp.
Lại “ăn không từ một thứ gì”
TKT hôm nay xin được bắt đầu bằng một câu chuyện kinh tởm và dã
man về sự “ăn” của cán bộ, mà nói như Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là “họ
ăn không từ một thứ gì”!
Người dân ấp Phú Ngọc (xã Phú Trung, huyện Tân Phú, Đồng Nai) tự
bỏ tiền ra làm một con đường bê-tông dài hơn 1km có tên là đường Đá Trắng.
Thế nhưng sau khi đường hoàn thành gần 1 năm, chính quyền địa
phương lại “rung đùi” cấu kết với nhà thầu lập khống hồ sơ thi công để rút tiền
ngân sách của tỉnh và huyện hơn 300 triệu đồng để chia nhau.
Họ chia bằng cách: UBND xã Phú Trung ra quyết định thành lập Ban
quản lý công trình đường Đá Trắng, do ông Bùi Ngọc Sơn – Chủ tịch xã làm Trưởng
ban gồm 7 thành viên với các nhiệm vụ “Làm chủ đầu tư dự án, sử dụng nguồn huy
động vốn góp của nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng”; “Tổ chức theo dõi thi công
đảm bảo đúng thiết kế, tiến độ và dự toán được duyệt”; “Quản lý vật tư, tài
sản, tiền vốn đầu tư cho công trình, đôn đốc giải phóng mặt bằng”…
Vui nhất là vụ việc vỡ lỡ, cơ quan chức năng vào cuộc, chủ mưu là
ông Bùi Ngọc Sơn, nay là Bí thư xã Phú Trung đã thừa nhận việc lập hồ sơ quyết
toán khống để rút tiền ngân sách.
Nhưng ông Sơn lại trơ trẽn cho rằng đó chỉ là sai quy trình và
khẳng định cán bộ xã không hề tư túi trong việc thanh quyết toán này.
Thuật ngữ mới: “Chưa đạt nhẹ”!
Toà án nhân dân huyện Bến Lức (Long An) đã xử sơ thẩm vụ “tranh
chấp hợp đồng mua bán và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản” giữa nguyên đơn
ông Trần Quốc Trường (Thống Nhất, Đồng Nai) và bị đơn là Công ty TNHH CJ Vina
Agri (gọi là Công ty CJ).
Nguyên đơn trước đó mua 450 bao cám gà đẻ của Công ty CJ để cho
đàn gà đẻ số lượng khoảng 30.000 con tại trại gà của mình ăn, sau đó gà bị tiêu
chảy và chết dần.
Ông
Trường chăm sóc đàn gà sau sự cố chết dần mà ông cho rằng do ăn cám của Công
ty CJ. Ảnh: Dân Việt
|
Tại tòa, bị đơn đương nhiên bác gần như toàn bộ những cáo buộc của
nguyên đơn như thường thấy.
Trước đó, Sở NNPTNT tỉnh Long An đã có buổi kiểm tra công ty của nguyên
đơn và kết luận: Về “nguồn gốc, chất lượng xuất xứ nguyên vật liệu sản xuất”,
và “vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ sản xuất” là “chưa đạt nhẹ”.
Không thể không vỗ đùi bảo “tiên sư cái anh Sở Nông nghiệp” vì đã sáng
tạo ra một thuật ngữ mới là “Chưa đạt nhẹ” hay không tưởng được!
Và tôi đang hình dung, có thể sắp tới lô gạo quà Tết làm lợn chết,
gà đi liêu xiêu, người nhập viện cấp cứu ở Quảng Nam cách đây mấy hôm lại được
kết luận là “chưa đạt nhẹ” về mặt tiêu chuẩn!
Vô
tư đi, phát hiện, xử phạt xong là hoạt động bình thường
Hôm qua, cơ quan chức năng vừa bắt quả tang chủ cơ sở giết mổ
chuẩn bị xẻ thịt 5 con heo chết, bốc mùi hôi thối và hơn 375kg thịt trong tình trạng
đổi màu để đưa ra thị trường tiêu thụ của một cơ sở giết mổ ở Bến Tre.
Heo
chết chuẩn bị giết mổ ở Bến Tre. Ảnh: Người đưa tin
|
Hôm qua nữa, cơ quan chức năng cũng vừa mật phục và bắt quả tang
một cơ sở giết mổ bò ở Bình Thuận bơm nước vào bò để tăng trọng lượng.
Hôm qua, hôm qua và hôm qua… Đã có không biết bao cơ sở sản xuất
thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại có thể lấy mạng người bất kỳ lúc nào được cơ
quan chức năng mật phục, kiểm tra, phát hiện, xử phạt…
Câu hỏi đặt ra là vì sao lại có nhiều “hôm qua” đến như thế? Câu
trả lời đây: Ở xứ mình, cứ thanh kiểm tra, phát hiện, xử phạt, “bắn tin” cho báo
chí bêu rếu trên mạng xong là… lại được hoạt động bình thường.
Và tất nhiên, “sai phạm” hay nói theo lối mới là “chưa đạt nhẹ”
lại tiếp tục diễn ra và điệp khúc kiểm tra, phát hiện, xử phạt lại ngân lên không
bao giờ dứt được.
Vậy nên cứ vô tư đi!
Cũng có thể nhắc nhau là “cứ bình tĩnh mà sống”!
Ung thư hại giống nòi như chơi
Tin mới nhất là một số loại mứt trên thị trường nhằm phục vụ Tết
Bính Thân được quảng cáo là mứt đặc sản Đà Lạt, nhưng thực chất xuất xứ từ Trung
Quốc.
Nhiều
thực phẩm Trung Quốc đội lốt đặc sản Đà Lạt. Ảnh: LĐO
|
Một số nhà quản lý và người sản xuất, kinh doanh nông sản tại địa phương
cho rằng 10 món đặc sản Đà Lạt thì có khi hết 7 món là của Trung Quốc.
Tất nhiên mứt Trung Quốc rẻ hơn mức Đà Lạt từ 4-5 lần và được
khuyến mãi thêm nhiều phụ gia, chất bảo quản là tác nhân gây ung thư cho người sử
dụng.
Sau trái cây, bột ngọt “bắt không xuể” đến mức bánh… Bây giờ có ai
chỉ giùm tôi ở nước mình có thứ gì nhét vào mồm mà thuần Việt 100% không nhỉ?
Thật ra thì cũng không được công bằng lắm với Trung Quốc nếu không
kể thêm chuyện này.
Bạn tôi, một “chuyên gia hàng nhái” của một trung tâm sản xuất
hàng nhái ở miền Trung (kiểu như Quảng Châu bên Trung Quốc) cho biết “người ta”
làm giả không thiếu thứ gì, từ hàng cao cấp cho đến kem, kem đánh răng và băng
vệ sinh
Bạn tôi bảo băng vệ sinh cho phụ nữ là mặt hàng dễ nhái và làm
nhái nhiều nhất. Chỉ cần mua vỏ băng vệ sinh của các hãng nổi tiếng trong và ngoài
nước, về nhét bông gòn (cực bẩn) vào dán lại, sau đó “chở bằng xe tải nhiều
không đếm xuể đi bỏ mối lại cho hai đầu đất nước”.
Thôi xong, việc này chị em nào không biết đụng vào thì chả biết sẽ
mắc ung thư, hại giống nòi như chơi.
Gà, vịt, heo, bò ngập Facebook
Những ngày này, ra chợ, vào siêu thị, nhìn đâu cũng thấy “thuốc
độc” và hàng giả, hàng kém chất lượng nên nhiều người chuyển sang mua sắm Tết qua
Facebook của người quen.
Trên Facebook đang có những cái “chợ” tràn ngập những gà, vịt,
heo, bò đến bánh kẹo, mứt cho đến hoa quả và đặc sản vùng miền.
Lợn,
gà… tràn ngập Facebook. Ảnh: Zing
|
Người ta nghĩ Facebook mang đến sự tin cậy, nhưng thực tế có không
ít trường hợp “tiền mất tật mang” do mua giá đắt nhưng chủ yếu là hàng handmade,
số lượng sản xuất ít, không tên tuổi hay thương hiệu, không hạn sử dụng…
Túm lại là đời thật thường không được “lung linh” như trên mạng!
“Tuần tra gắt gao” và những “robot di động”
Cũng là chuyện khốn khổ khốn nạn vì cái anh Tết. Nếu ngày thường ở
Long An, xe chở thuốc lá lậu từ các cửa khẩu ở biên giới Tây Nam về thành phố
chạy nghênh ngang ngoài đường như chốn không người. Nhưng cứ đến mùa Tết, các
cơ quan chống buôn lậu lại “tuần tra gắt gao”.
Nhưng vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Không vận chuyển thuốc lá
lậu bằng cách truyền thống (chở bằng xe gắn máy), các đầu nậu lại chuyển sang
vận chuyển bằng xe buýt.
Những
“robot di động” ở biên giới Tây Nam
|
Và các cửu vạn hầu hết là nữ, được biến thành những “robot di
động” với khoảng 40 – 60 cây thuốc lá được giấu quanh người. Sau đó trên xe buýt,
như tôi đã nhiều lần chứng kiến thì chỉ có thể nói ngắn gọn thế này: Những hành
trình tủi nhục và đẫm nước mắt!
Những “robot di động” này đa số là nghèo, không có việc làm. Họ
chấp nhận làm “robot” để kiếm từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày (nếu vận chuyển trót
lọt), quá thấp!
Nghề vé số ở miền Tây đang hót, thu nhập kiếm cả trăm triệu như
khẳng định của ông Kinh Kha, sao họ lại phải mạo hiểm với nghề buôn lậu thu nhập
bèo bọt thế nhỉ?
Con số trong ngày: 9 người thương vong vì thiên tai và nhân tai
Cuối năm Mùi, chưa kịp mừng vì bão lũ năm nay hình [như là] năm
“lơ” miền Trung và cánh nhà báo không còn phải hỏi nhau trong khổ đau rằng “có
mấy người chết” để bổ sung cho bản tin còn “non” thì tin buồn liên tục ập đến.
Khoảng 0h10 phút sáng qua, tại khu Hòn Cống Đỏ, xã đảo Bản Sen,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra vụ sạt lở núi đá, khiến 3 công nhân đang
ở lán trại của Cty Ngọc trai Taiheiyoshinju (Nhật Bản) bị vùi lấp và chết sau
khi được tìm thấy xác.
Hiện
trường vụ lở núi làm 3 người chết ở Quảng Ninh. Ảnh: LĐO
|
Sau đó gần một tiếng, tại công trình khách sạn Royal Lotus (đường Nguyễn
Văn Thoại, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cũng xảy ra một vụ sập cần
cẩu khiến 5 người chết.
Cách đây mấy hôm là vụ sập mỏ đá làm 8 người chết ở Thanh Hóa.
Đau đớn vô cùng bởi nhân tai là điều có thể phòng tránh được nếu
“người ta” biết cẩn trọng và coi trong mạng sống của con người.
Thiên tai trong trường hợp này cũng không hẳn là trên trời đổ
xuống bởi trước đó, trong trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8.2015, các
núi đá trên xã đảo Bản Sen cũng bị sạt lở khá nghiêm trọng, khi hàng ngàn khối
đất đá, trong đó có những tảng đá vài tấn lao từ các đỉnh núi vùi lấp vườn và
nhà dân.
Một cái Tết buồn, thật ra là không thể nào có được Tết với ít nhất
mấy chục gia đình…
và
H.V.M.
***
3. Vẫn ổn định
Nguyễn Quang Lập
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.