Ảnh: Nguồn Internet.
Cá Nhiễm Độc từ Việt
Nam đến Cali?
Gần đây, cá biển dọc
theo bốn tỉnh vùng duyên hải Trung phần đã bị chết hàng loạt, gây nên một cuộc
khủng hoảng môi trường tại Việt Nam. Vì Việt Nam xuất cảng nhiều hải sản sang
California, việc kiểm soát hải sản nhập cảng từ Việt Nam cần phải chặt chẽ hơn
để bảo đảm an toàn cho người tiêu thụ.
Khi tai họa cá chết
giáng xuống các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên trong năm
2016, chính quyền Việt Nam đã không có những biện pháp giải quyết kịp thời và
hữu hiệu để cho người dân phải bất mãn xuống đường đòi chính quyền phải xử lý
minh bạch và đồng thời làm sạch môi trường. Sau thời gian điều tra, chính quyền
Việt Nam đã quy trách nhiệm cho nhà máy thép của tập đoàn Formosa Plastics Group
(FPG) ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, đã thải nước độc vào biển để cá biển bị nhiễm độc.
Câu hỏi đương nhiên phải đặt ra là cá biển Việt Nam hiện nay có còn bị nhiễm
độc không, và nếu còn bị nhiễm độc, thì người tiêu thụ cá sẽ phải chịu những
hậu quả gì? Làm thế nào để kiểm soát số cá nhập cảng từ Việt Nam để bảo vệ an
toàn cho người tiêu thụ ở Hoa kỳ?
Vì đã làm việc sát cánh
với cộng đồng Mỹ gốc Việt ở vùng Vịnh, tôi biết đây là một vấn đề rất được cộng
đồng quan tâm. Ngoài việc phản đối cách xử lý thiếu minh bạch của chính quyền
Việt Nam, người Mỹ gốc Việt ở California cũng sợ Việt Nam sẽ tung cá bị nhiễm
độc vào thị trường Mỹ. Dựa vào thống kê do Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược
Phẩm (Food and Drung Administration/FDA) đưa ra, 84% tổng số hải sản tiêu thụ tại
Hoa Kỳ năm 2009 được nhập từ nước ngoài. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa
Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention/CDC), mỗi năm có 76 triệu
người ngã bệnh, hơn 300.000 người phải vào bệnh viện, và 5.000 người bị tử vong
vì các bệnh do thực phẩm gây ra. Cuộc khủng hoảng cá chết tại Việt Nam có khả
năng làm số người bị bệnh vì thực phẩm gia tăng trên mức độ bình thường. Chính
quyền Mỹ nên có biện pháp rõ rệt để ứng phó.
Theo tôi được biết, các
chợ của người Mỹ gốc Việt hoặc gốc Hoa ở California có bán rất nhiều thực phẩm
nhập từ Việt Nam, trong đó số lượng hải sản rất cao. Hiện chưa có một thông cáo
rõ rệt nào về sự an toàn, không nhiễm độc của hải sản nhập từ Việt Nam. Vậy
phải chăng ta đem sức khỏe ra đánh bạc khi tiêu thụ hải sản đến từ Việt Nam?
Mặc dù cơ quan FDA có
trách nhiệm kiểm soát và đảm bảo sự an toàn của thực phẩm, các thực phẩm độc
hại vẫn bị lọt vào thị trường Mỹ. Các cơ quan chức trách gần đây cũng công nhận
việc kiểm soát an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung giữa các cơ quan liên
bang, tiểu bang, địa phương, quận hạt, thành phố, và cả nước ngoài. Tôi cũng
đồng ý đây phải là trách nhiệm chung. Mỗi công dân đều phải góp phần bảo vệ môi
trường sạch, cũng như thực phẩm sạch.
Hiện nay, cơ quan FDA đã
bắt đầu tăng tần suất kiểm tra thực phẩm. Trong vòng 5 năm tới, các cơ quan có
trách nhiệm sẽ phải kiểm tra nhiều cơ sở thực phẩm hơn các năm trước. FDA dự
định sẽ kiểm tra ít nhất là 600 cơ sở thực phẩm nước ngoài trong năm tới và sẽ
tăng gấp đôi số lượng các cuộc thanh tra mỗi năm trong 5 năm tới.
Vì đây là vấn đề liên
quan đến sức khỏe của người dân, tôi sẽ sát cánh với FDA trong nỗ lực kiểm tra
này nếu tôi đắc cử dân biểu Hạ viện California trong mùa bầu cử sắp tới. Tôi sẽ
làm hết sức mình để đẩy mạnh công cuộc thanh tra thực phẩm nhập từ nước ngoài
để bảo đảm cho người tiêu thụ tránh được những sản phẩm bị nhiễm độc. Tôi sẽ cố
gắng đẩy mạnh sự lưu ý của FDA đến với các sản phẩm nhập từ Việt Nam. Tôi xin
lỗi là không có mấy tin tưởng vào cách làm việc của chính quyền Việt Nam hiện
nay. Họ đã để cho những công ty nước ngoài phá hoại môi trường trong nước rồi
lại không xử lý minh bạch khi tai họa xảy ra. Họ đã không bảo vệ người dân Việt
Nam lại thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống đối. Dĩ nhiên là họ sẽ không
quan tâm gì đến việc xuất cảng thực phẩm bị nhiễm độc. Chúng ta phải tự đứng ra
kiểm soát hàng nhập từ Việt Nam để bảo vệ cho sức khỏe cộng đồng. Là công dân
Mỹ, là cư dân California, chúng ta phải làm tất cả để bảo vệ sự an toàn cho
cộng đồng và xã hội của chúng ta.
Nói tóm lại, chúng ta
phải tiếp tay với cơ quan FDA để bảo vệ sự an toàn của thực phẩm bán cho người
dân. Luật pháp phải được đưa ra và thi hành cho hữu hiệu. Nhân sự phải được
tăng cường để việc kiểm tra được thi hành chu đáo hơn. Chúng ta cũng phải phổ
biến các thông tin liên quan đến sự an toàn của thực phẩm để người dân tránh
được các sản phẩm có khả năng gây độc hại. Như thế chúng ta mới tiếp tục sống
lành, sống mạnh để đóng góp tích cực hơn cho cộng đồng, cho xã hội.
Ash Kalra
San Jose District 2 City
Council Member
Candidate for California
District 27 State Assembly
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.