9530. HƯ TỪ, HƯ VĂN, HƯ QUAN ĐIỂM
Posted by adminbasam on 11/08/2016
9-8-2016
Trước năm 1994
tôi hầu như không có quan niệm nào rõ ràng về người Mỹ trừ những gì được học ở
nhà trường (miền Bắc). Đại loại là Mỹ tàn ác, lạnh lùng, nguy hiểm.
Vào Sài Gòn rồi,
tiếp cận nhiều hơn với những người có học và trên các trang sách (Việt) thì
được biết thêm vài tính cách của người Mỹ như sòng phẳng, hơi “Lạnh” trong quan
hệ giữa người với người, phóng túng trong tình dục, sống thực dụng v.v…
Đến khi gặp Mrs
Trần Mộng Tú, tác giả của “Câu chuyện của Lá phong”, một phụ nữ trí thức, lương
thiện, có chiều sâu trong tư duy và bà có chồng là người Mỹ chính gốc: Râu xồm (đẹp
hơn Các Mác), mắt xanh, cao lớn. Đến khi trao đổi với bà thì tôi mới biết,
người nước nào cũng có kẻ tốt, người xấu. Những câu chuyện về ông chồng Mỹ của
bà làm tôi ngộ ra một điều, không phải một triết lý mới về Nhân chủng học mà là
về… hiệu ứng của tuyên truyền.
Sau đó (sau
1994) tôi cần mẫn làm cuộc “dọn dẹp phần mềm” ở chính cái đầu mình và hơn hai
mươi năm, cái để tự hào, không phải cái đã học hỏi thêm mà là ở những cái được
bỏ bớt, được Delete khỏi nửa ký não bộ của mình.
Trong những mớ
xà bần được tháo gỡ khỏi bộ đầu mình có nhiều cái thật kinh khủng. Nó không
phải những khẩu hiệu như kiểu mặc định những cái tốt đẹp của chế độ XHCN mà ở
phạm vi cá nhân, nó nho nhỏ hơn, gần với cuộc sống hơn, quan trọng hơn.
Ví dụ như : Đảng
ta là người dẫn đường đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác (có lúc dùng
từ Bách chiến bách thắng).
(Tôi lưu ý ngay
là tôi không viết để chỉ trích hay phản bác, phỉ báng như nhiều người mà tôi
đang cần mẫn tìm ra cội nguồn của những tuyên ngôn kiểu này)
Vâng, thay vì
viết: Đảng ta đã dẫn đất nước đi từ thắng lợi trong cuộc dành độc lập năm 1945,
1954 rồi bằng qua bao nhiều trắc trở, thất bại, sai lầm rồi lại tiến đến những
thắng lợi khác… Thì dễ nghe hơn.
Hoặc khẩu hiệu
“Chủ nghĩa Mác-Lê Nin vô địch muôn năm!”. Thì cũng nên thêm một giới hạn “Chủ
nghĩa Mác Lê Nin vô địch trong thời gian X năm” sẽ được tôn phục đúng hơn.
Đó là vài cái vĩ
mô.
Giờ đến mấy cái
nho nhỏ hơn. Hồi 1965-1978 có khẩu hiệu:
Anh đen cho má
em hồng
Anh đi khai phá cho lòng em no.
Anh đi khai phá cho lòng em no.
Đó là khẩu hiệu
động viên mọi người bỏ thành phố, miền xuôi lên rừng thiêng nước độc để sinh
sống rồi sau đó sống dở chết dở. Tôi cam đoan là mấy ông viết hai dòng trên,
không ông nào bỏ thành phố lên rừng ở cả.
Có khẩu hiệu thì
chơi cạn nghĩa hơn: “Tất cả cho chiến thắng” rồi: Tất cả cho Thủy lợi…
Có khi cái “Tất
cả” này xen lẫn tất cả kia. Khiến người dân nếu chấp hành, thì sẽ giống bà Phó
Đoan trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, phải chung thủy với mấy ông cùng một lúc
vậy.
Đến bây giờ, ai
đó nghĩ ra những cái danh hiệu ví như: nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, nhà
giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân… Họ tự định dạng ra hai ba loại này, cứ như nghệ
sỹ ưu tú thì không ở trong nhân dân còn nghệ sỹ nhân dân thì không cần ưu tú
vậy!
Ta xem xét những
vấn đề nhỏ hơn chút nữa:
Trong các văn
bản giải quyết tranh chấp, khi nhận thấy phía nhà nước hoặc các chức sắc, các
cơ quan quản lý sai thì trong văn bản giải quyết vấn đề, họ ghi là: Cách giải
quyết như trong quyết định số sss của UBND tỉnh Y là “Không phù hợp với pháp luật”.
Trong phát biểu
của các chức sắc lớn, ở những diễn đàn quan trọng, cũng có kiểu nói: Hiện nay,
một bộ phận KHÔNG NHỎ còn có biểu hiện CGH… vân vân… (Không nhỏ có nghĩa là
trung bình hoặc lớn nhưng họ không nói thẳng như thế).
Ngay khi làm
phiếu tín nhiệm, một công cụ rất cần sự chính xác, mà cũng có tới ba loại: Tín
nhiệm cao, Tín nhiệm và Tín nhiệm thấp… Thật may không có loại thứ tư là loại
“Tín nhiệm cao khi còn tại chức” nữa…
Tóm lại, có thể
nói, từ bình minh của chế độ này (tạm lấy thời điểm 1945) đến giờ, đã hình
thành một thuộc tính rõ nét, nâng lên thành chuyên môn, thành khả năng để vận
hành rất thuần thục đó là một hệ thống những hư từ, những ngôn ngữ mông lung thiếu
xác đáng, những quan điểm “Không phù hợp” với thực tế cuộc sống và nó cứ diễn
ra dai hoi đến tận bây giờ.
Vậy trách nhiệm
do đâu?
Nêu vấn đề này,
tôi nói rõ rằng, tôi không đồng quan điểm với một số người đổ tất lên đầu mấy
ông cộng sản mà tôi thiên về hướng khác.
Bản thân tôi có
điều kiện để hiểu những người Cộng sản “gộc” Việt Nam phiên bản trước 1985, cần
nói rõ khỏi ấp úng là họ dốt, CHẤT PHÁC và hạn chế nhiều lắm.
Họ không đủ điều kiện để đẻ ra những từ ngữ kiểu “bách chiến bách thắng” hoặc “Đỉnh cao trí tuệ” đâu.
Những sản phẩm
này trong văn cảnh trên, thường do dân văn bút tạo nên. Chính xác như vậy. Họ
là thủ phạm chính!
Để kết luận này
được thuyết phục tôi nêu một hiện tượng.
Cách nay hơn hai
năm, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Tôi không thích và kiên quyết không gọi là
“Nguyên” thủ tướng mà chính danh là cựu thủ tướng) đã có một câu nói ở những
diễn đàn quan trọng, tầm cỡ quốc tế được báo chí nhất loạt tung hô mà bản thân
tôi cố gắng lắm cũng không hiểu nội hàm của cụm từ quỷ quái này là cái gì, đó
là: LÒNG TIN CHIẾN LƯỢC!
Có “Lòng tin
chiến lược” thì phải có… chiến lược. Chiến lược là kế hoạch đánh vào mục tiêu
nào đó.
ASEAN có … nhiều
mục tiêu mà phần lớn là “Bình” chứ không “chiến” như xuất khẩu, môi trường,
nghề nghiệp, thương mại, Văn hóa chứ thời điểm ông Dũng nói, ASEAN chưa tính
đánh ai cả (Mà muốn đánh cũng khó), vậy thì “Lòng tin chiến lược” là cái quái
gì?
Hơn nữa, các tổ
chức lớn hơn, mạnh hơn như khối Liên minh châu Âu còn không dám mơ tới, không
có đủ điều kiện để có “lòng tin chiến lược” nên nỗi Anh Quốc còn rút ra và
nhiều phen tổ chức này còn bùng nhùng thì ASEAN là cái quái gì?
Trong bối cảnh
đó, mơ về một sự đoàn kết tinh thần đã khó. Bằng chứng là sau 2 năm, mấy mảnh
lòng tin ấy đã vỡ nát, rơi rụng. Hai nước ở sát nách ta đã thể hiện lòng tin
của họ rõ rồi, miễn bàn. Vậy Lòng tin chiến lược liệu đứng được mấy giây!
Vậy thì lòng tin
gì, chiến lược gì, được bao lăm hay nói ra khỏi miệng, phèo luôn!?
Đó. Tựa đề bài
này, tiến từ cái “Hư từ” dẫn tới cái “Hư văn” rồi nhiễu loạn tâm thế, tạo nên
cái “Hư quan điểm” nên mới đẻ ra những sản phẩm quỷ quái như món “Lòng tin
chiến lược” này.
Khoảng trước
2005 làng báo VN có nhiều cây bút vũng vàng, quan điểm sáng suốt, thấu suốt
thường có mặt trong mục Thời luận của Tuổi trẻ, Thanh Niên, SGGP, SG Tiếp thị
v.v… nhưng gần đây hình như các vị đó đã nghỉ hết rồi nên những cái “Lòng tin
chiến lược” kia vẫn có đất sống.
Tôi cam kết
rằng, cụm từ này không phải “Bản quyền” của ông Nguyễn Tấn Dũng mà là của một
“Đỉnh cao trí tuệ” nào đó soạn ra.
Các cụ nói: Danh
chính, ngôn thuận hay “lời nói, đọi máu” để răn dạy hậu thế.
Ở bàn nhậu cứ
chơi thả giàn nhưng ở môi trường chính trị thì không nên xây dựng chính sách,
điều hành nhà nước, quản lý xã hội bằng hư từ như vậy.
Stt này muốn bộc
lộ sự bất tuân, bất phục về cái “Nguồn” sinh ra những hư từ, hư văn để tạo nên
những quan điểm lơ tơ mơ như nói trên, xin bạn đọc hiểu cho rõ.
Tôi không có ý khác!
Thề.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.