Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, December 29, 2013

Con ông cháu cha làm sếp bự ngân hàng lớn

 
 | 

Con ông cháu cha làm sếp bự ngân hàng lớn

Nhiều “sếp” giữ ghế chủ chốt trong các ngân hàng còn rất trẻ tuổi, họ cũng gây chú ý bởi là “cậu ấm cô chiêu” của lãnh đạo cao cấp của chính ngân hàng đó…
Loạt sếp “bự” trẻ tuổi ở Vietinbank
Nhiều lãnh đạo trẻ của Vietinbank được đặt vào những vị trí chủ chốt trong bộ máy.
Bà Phạm Minh Khanh, ái nữ cả của Chủ tịch HĐQT Vietinbank hiện đang giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Vietinbank. Đây là Công ty TNHH MTV được thành lập từ tháng 9/2010 theo quyết định của HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Phạm Huy Hùng - chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank
Phạm Huy Hùng – chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank
Công ty Vàng bạc đá quý VietinBank xếp hạng 567 trong Bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam năm 2012.
Ủy viên HĐQT VietinBank Phạm Huy Thông trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Chi nhánh Đống Đa cho ông Nguyễn Như Dương.
Ái nữ thứ 2 của Chủ tịch Vietinbank là bà Phạm Vân Anh
Ái nữ thứ 2 của Chủ tịch Vietinbank là bà Phạm Vân Anh
Ái nữ thứ 2 của Chủ tịch Vietinbank là bà Phạm Vân Anh. Bà Vân Anh sinh năm 1989, hiện đang giữ chức vụ Phó Tổng GĐ Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Capital) từ tháng 4/2013. Nữ Phó tổng giám đốc xấp xỉ 9X này đã học qua Quản trị Kinh doanh – tại Mỹ và Marketing tại Úc.
2 con rể chủ tịch HĐQT Vietinbank là ông Vũ Trung Thành, được bổ nhiệm giám đốc chi nhánh Vietinbank TP. Hà Nội ngày 5/12. Trước khi có quyết định bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh Hà Nội, ông Thành là Giám đốc Vietinbank chi nhánh Đống Đa.
Ủy viên HĐQT VietinBank Phạm Huy Thông trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Chi nhánh Đống Đa cho ông Nguyễn Như Dương.
Ủy viên HĐQT VietinBank Phạm Huy Thông trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Chi nhánh Đống Đa cho ông Nguyễn Như Dương.
Con rể thứ của Chủ tịch Vietinbank là ông Nguyễn Như Dương hiện đang giữ chức vụ Giám đốc chi nhánh Đống Đa. Cùng thời điểm ông anh “cọc chèo” Vũ Trung Thành từ chi nhánh Đống Đa về làm sếp chi nhánh Hà Nội, ông Nguyễn Như Dương nhận quyết định điều chuyển từ vị trí Phó giám đốc chi nhánh Vietinbank Hà Nội về làm Giám đốc chi nhánh Vietinbank Đống Đa.
Ông Nguyễn Như Dương, sinh năm 1984, từng nắm nhiều chức vụ tại Vietinbank: Phó phòng; Trưởng phòng Phát triển kinh doanh Công ty Quản lý Quỹ, Phó Giám đốc Chi nhánh Vietinbank Hà Nội.
Ngoài ra, một người trẻ khác, ông Phạm Huy Thông sinh năm 1979, có chân trong HĐQT và trong ban điều hành ngân hàng này-Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng VietinBank cũng là người có quan hệ họ hàng gần gũi với Chủ tịch HĐQT. Ông Phạm Huy Thông được bầu bổ sung vào HĐQT ngày 13/4/2013.
Vietinbank là ngân hàng thương mại cổ phần đã IPO lần đầu năm 2008, tại thời điểm vốn điều lệ trên 11 ngàn tỷ đồng. Đến thời điểm hiện nay VietinBank đã tăng vốn điều lệ lên trên 37 ngàn tỷ đồng. Cổ đông chiến lược của Vietinbank là Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ nắm giữ khoảng 19,73% vốn, tương đương 7.346,15 tỷ đồng; Cổ đông khác là 15,81% tương đương 5.886,10 tỷ đồng.
Ngày 23/12, Vietinbank đã công bố điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh năm 2013, theo đó, các chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế còn 7500 tỷ đồng (giảm 1100 tỷ, từ mức 8600 tỷ ban đầu), tổng dư nợ tín dụng và đầu tư 503 ngàn tỷ đồng (ban đầu 524.000 tỷ đồng), dư nợ tín dụng 438 ngàn tỷ đồng (thấp hơn 12.000 tỷ), tỉ lệ chia cổ tức giảm còn 10% so với 12% trước đó.
Nam Á bank: Thành viên gia đình nắm ghế chủ chốt
Bà Trần Thị Hường (Tư Hường) cùng gia đình đã gây dựng lên khá nhiều tên tuổi nổi tiếng như DNcó quy mô vốn 6.000 tỷ đồng Hoàn Cầu là đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế giới – Miss Universe 2008, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Ngân hàng Nam Á, khu nghỉ dưỡng Diamond Bay.
DN nhà bà Tư Hường đã phát triển rất mạnh mẽ cùng với sự đổi mới của đất nước với sự hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, trồng rừng, khu đô thị, du lịch, cao ốc, văn phòng, khách sạn, resort, khu thương mại…
Dù bà Tư Hường không có mặt trong HĐQT nhưng
 những thành viên trong gia đình bà Hường đảm nhận các vị trí chủ chốt tại NamABank
Dù bà Tư Hường không có mặt trong HĐQT nhưng những thành viên trong gia đình bà Hường đảm nhận các vị trí chủ chốt tại NamABank
Dù bà Tư Hường không có mặt trong HĐQT nhưng những thành viên trong gia đình bà Hường đảm nhận các vị trí chủ chốt tại NamABank
Các ghế Chủ tịch HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT hiện do bà Nguyễn Thị Xuân Loan và ông Nguyễn Quốc Mỹ là các con của bà Hường giữ.
Ông Huỳnh Thành Chung (chồng bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc, con rể bà Hường) cũng giữ ghế thành viên HĐQT Nam Á bank.
Năm 2013, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, nhà băng này đạt hơn 51 tỷ đồng so với con số cùng kỳ năm ngoài (đạt gần 144 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế). Lãnh đạo của NamA Bank cho rằng, nếu nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng thì mức tăng trưởng 26,5% tín dụng của NamA Bank 9 tháng đầu năm được cho là cao. Nhưng nếu xét về con số tuyệt đối, hiện tổng dư nợ cho vay khác hàng của NamA Bank còn rất nhỏ, mới đạt 8.664 tỷ đồng tính đến cuối tháng 9/2013, chỉ ngang bằng với một chi nhánh của nhà băng lớn.
Nhiều lãnh đạo “con dòng cháu giống”
Trước đó, tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành làm Chủ tịch HĐQT cũng có đồng thời con trai là Đặng Hồng Anh làm chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín.
Tại ACB, Chủ tịch HĐQT trẻ tuổi sinh năm 1978 Trần Hùng Huy cũng là “con dòng cháu giống”, là con ruột của nguyên Chủ tịch HĐQT ACB Trần Mộng Hùng- người đồng sáng lập nên ngân hàng. Gia đình sở hữu một số lượng cổ phiếu rất cao trong ngân hàng. Theo đó, có thời điểm, cả ông Trần Mộng Hùng, bà Đặng Thu Thủy (mẹ ông Huy) và các anh chị em ông Huy như Trần Đặng Thu Thảo, Trần Minh Hoàng nắm giữ lớn cổ phiếu của ngân hàng này.
Trao đổi với PV Infonet, một cựu lãnh đạo ngân hàng TMCP nói rằng, việc những người thân trong gia đình cùng nắm những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong ngân hàng nếu đó là những người có thực tài thì cũng là điều tốt đối với tổ chức tín dụng, tuy nhiên, về tâm lý thì các nhân sự khác trong cùng bộ máy vẫn ít nhiều nảy sinh suy nghĩ, định kiến trong công việc. Nếu ở ngân hàng cổ phần tư nhân thì “tiền ai nấy giữ”, trong khi với ngân hàng thương mại do nhà nước nắm vốn chi phối thì việc tuyển dụng và bổ nhiệm các vị trí chủ chốt phải tuân thủ các quy định song cũng khó loại trừ hoàn toàn yếu tố “nhất thân nhì quen” và những quan hệ gửi gắm.
“Nếu là người giỏi thực sự thì đi đâu chả được trọng dụng, không nhất thiết phải làm việc ở môi trường, đơn vị có người thân mới hiểu và dụng được tài của họ”, vị này nói.
Theo Infonet, Vietnamnet

“Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng

Ngân hàng được xem là một ngành huyết mạch trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế.
Giao dịch ở Ngân hàng Techcombank
Theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi nhuận đạt được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải thể và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta đang thực sự “có vấn đề”.
Điều này không chỉ thể hiện qua thực tế còn quá nhiều ngân hàng yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tràn lan, mà quan trọng hơn nữa, đó là dấu hiệu của một sai lầm vô cùng nghiêm trọng xuất hiện khá lâu và có thể đưa đến hậu quả là sụp đổ toàn diện hệ thống ngân hàng của cả một đất nước.
Bởi bắt nguồn từ chính sự nhập nhằng giữa hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT), nên hệ thống ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế hoặc những biến động trong cũng như ngoài nước.
Chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa hai hệ thống ngân hàng này để làm rõ vấn đề. Thông thường, NHTM là một phần quan trọng của cột sống kinh tế. Bởi đây là nơi đa số người dân ký gửi thu nhập thường xuyên cũng như tiền gửi tiết kiệm của họ.
Với tâm lý của người lao động thích “ăn chắc mặc bền” cho nên kỳ vọng ưu tiên chính là sự an toàn của đồng tiền ký gửi, cộng thêm một khoản lãi suất khiêm tốn để đồng tiền của họ không bị mất giá nhiều do lạm phát.
Từ những quỹ ký gửi này NHTM sử dụng để đầu tư sinh lãi, thường chỉ bằng lãi suất ký gửi cộng thêm 2-3% tùy theo quy mô của tổng tài sản. Lợi nhuận đạt được sẽ được ngân hàng phân ra trả lãi cho đồng tiền ký gửi mà mình đã sử dụng và trang trải chi phí điều hành lẫn dự trù rủi ro cho số vốn đầu tư.
Cơ bản NHTM thường chỉ tập trung vào những khoản cho vay truyền thống với rủi ro thấp nhất như: cá thể mua nhà để ở (với tỷ lệ vốn vay và chi phí nợ / thu nhập cao), hoặc các doanh nghiệp đã có quá trình kinh doanh tốt và thu nhập ổn định. Như vậy ta có thể hiểu NHTM hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, làm lợi chỉ đủ để trang trải chi phí.
Ngược lại, NHĐT lại là những tổ chức tín dụng mưu cầu mức lợi nhuận cao, và dĩ nhiên thường hay đi đôi với một mức độ rủi ro cao hơn. Nguồn vốn chủ yếu của NHĐT là từ các nhà đầu tư có số vốn lớn và vốn nhàn rỗi. Họ hiểu rõ và chấp nhận mức độ rủi ro tối đa của luật tham gia là có thể mất hết vốn, chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng mức lợi nhuận đỉnh.
Thiếu sự rạch ròi này giữa hai hệ thống sẽ dễ gây ra một sự ngộ nhận chết người đối với người dân chỉ biết tin vào hệ thống ngân hàng là đồng tiền ký gửi của mình sẽ không bao giờ có rủi ro. Để rồi khi có biến động, người dân mất lòng tin, rút tiền hàng loạt từ các ngân hàng thương mại. Hậu quả như thế nào thì ai cũng có thể đoán được.
Bài học từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu
Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các NHTM dùng tiền ký gửi của người dân để đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro.
Việc đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã gây nên tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ và một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước này.
Đến năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt và Quốc hội Mỹ cho ra đời đạo luật ngân hàng Glass-Steagal Act 1933, phân biệt rạch ròi hoạt động của NHTM và NHĐT.
Theo đó, NHTM chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay đối với những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và phải có đầy đủ tài sản thế chấp cụ thể và một cách tương xứng, nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định cho số tiền gửi tiết kiệm của người dân.
Còn NHĐT có thể sử dụng tiền ủy thác vào các hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao hơn, dĩ nhiên là vì kỳ vọng có được mức siêu lợi nhuận.
Sự tách biệt giữa hoạt động của NHTM và NHĐT nhằm minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng và tạo sự rạch ròi trong mức độ rủi ro của đồng tiền mà người dân ký gửi vào ngân hàng, là nền tảng của một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững.
Đến đầu thập niên 1980, sau 50 năm nước Mỹ phát triển ổn định với một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới, Tổng thống Reagan và chính phủ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa lên nắm quyền, chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, giảm thiểu vai trò của chính phủ trong môi trường tự doanh.
Chính sách này đã mở cửa cho các ngân hàng tiết kiệm, thương mại đầu tư dàn trải, ra ngoài phạm vi giới hạn của hệ thống NHTM truyền thống như những năm trước đó. Nhiều NHTM đã lợi dụng cơ hội này để đầu tư vào nhiều dự án phát triển bất động sản siêu lợi nhuận với quy mô lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Hậu quả là một cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên xảy ra chỉ vài năm sau đó khi các dự án bất động sản lớn xây xong nhưng không bán được, hoặc đang xây nửa chừng thiếu vốn phải bỏ cuộc, đã gây tổn hao đến hơn 300 tỉ USD cho ngân sách chính phủ.
Nước Mỹ đã phải mất gần năm năm để giải quyết phần lớn các nợ xấu này trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự suy thoái kinh tế trầm trọng khiến cho Tổng thống Bush (cha) bị thất cử chỉ sau một nhiệm kỳ cầm quyền.
Đến thập niên 1990, sau khi giải quyết hết các công nợ lớn từ khủng hoảng, các đại gia tài chính – ngân hàng tiếp tục những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm.
Kết quả là năm 1999, đạo luật Gramm-Leach-Bliley được ký, chính thức khai tử luật Glass-Steagal – một đạo luật đã là nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng Mỹ trong suốt 66 năm (1933-1999) – do áp lực “lobby” chính phủ của một số các NHTM đầu đàn của Mỹ như: Bank of America, Wells Fargo, CitiBank… để họ được tự do đầu tư vào chứng khoán và một số lĩnh vực rủi ro khác ngoài các hoạt động cho vay truyền thống của hệ thống NHTM.
Chính sách tín dụng mới thoải mái này với mức lãi suất rất thấp dưới thời Tổng thống Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực bất động sản.
Kết quả là hệ thống tài chính – ngân hàng Mỹ không chịu nổi gánh nặng do chính mình tạo ra, lại dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong gần 80 năm qua không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn đến toàn thế giới.
Cũng vào giai đoạn từ những năm 2000, do mong muốn cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ nên nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng phát triển năng động, lại tiếp tục đi theo con đường sử dụng vốn NHTM cho đầu tư rủi ro cao.
Do đó, nợ xấu của các ngân hàng châu Âu hiện nay đang rất nghiêm trọng. Trong khi nền kinh tế Mỹ chưa kịp phục hồi thì kinh tế châu Âu còn đang trên bờ vực thẳm. Sự khủng hoảng theo hiệu ứng “domino” chưa có hồi kết này khiến nhiều người dự đoán rằng nền kinh tế thế giới khó có khả năng phục hồi trong vòng năm năm tới.
Và thực tế ở Việt Nam
Ngay từ thời kỳ hội nhập, ngân hàng Việt Nam đã không rạch ròi trong các hoạt động kinh doanh của mình. Lẽ ra cần làm rõ NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng.
Còn loại hình NHĐT hoạt động kinh doanh lợi nhuận cao với độ rủi ro cao, để từ đó các nhà đầu tư khi tham gia vào ngân hàng này là đã tiên liệu và chấp nhận được mọi tình huống.
Có lẽ vì chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nhập nhằng hai khái niệm NHTM và NHĐT nên hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta đã không có biện pháp nhằm minh bạch hóa và kiểm soát hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
Vì vậy, nhiều NHTM đã đổ xô chạy theo lợi nhuận ảo đầu tư vào chứng khoán và bất động sản – hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm nhất trước các biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Đến đầu năm 2008, khi những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản đi xuống, nhiều NHTM đã nhanh chóng rơi vào khó khăn về mặt thanh khoản.
Nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng này còn có thể rơi vào tình trạng nợ xấu hơn. Bên cạnh đó, luật pháp đối với ngành ngân hàng lại còn nhiều lỗ hổng nên các ngân hàng dễ dàng sử dụng tiền gửi của dân để đầu tư với rủi ro cao.
Mà một thực tế là cho dù luật pháp có nghiêm đến đâu thì vẫn có cách lách luật, bởi lòng tham với cái lợi trước mắt. Hơn thế nữa, nguy hiểm ở chỗ tâm lý chung của những nhà điều hành ngân hàng là tranh thủ đầu tư dàn trải trong giai đoạn nền kinh tế đang nóng để có thể thu được lợi nhuận lớn.
Hầu hết các NHTM hiện nay đều hồ hởi nắm bắt ngay cơ hội trước mắt bằng nguồn tiền có sẵn nhưng họ lại không quan tâm hoặc không lường trước được chu kỳ kinh tế và những rủi ro chực chờ sau những cơn sốt giá bất thường. Vì vậy, một cái kết có thể dự đoán trước là một số NHTM sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng gần như phá sản như thực tế hiện nay.
Giải pháp nào cho ngân hàng Việt Nam?
Trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần thực tế nhìn nhận sự thiếu minh bạch của hệ thống NHTM trong hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta. Từ đó, chúng ta mới hướng đến chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng theo hướng rạch ròi giữa hai hệ thống – NHTM và NHĐT.
Cụ thể là những người làm ngân hàng nên mạnh dạn đối mặt thực tế, khoanh vùng nợ xấu để giải quyết triệt để càng nhanh càng tốt, tránh cho nợ xấu tiếp tục lây lan. Đây cũng là cách giải quyết của Mỹ trong việc đẩy lùi khủng hoảng kinh tế dưới thời Tổng thống Reagan.
Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của người dân cũng vô cùng cần thiết, nhằm giúp họ đánh giá đúng chỉ số đầu tư an toàn của mỗi ngân hàng, qua đó họ có thể chủ động lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nào phù hợp với nhu cầu của mình.
Đó là sử dụng một cách hiệu quả bàn tay vô hình của thị trường, qua sự ý thức của người tiêu dùng, để hệ thống ngân hàng có tính điều chỉnh cao và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
© Trần Sĩ Chương

VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: CÁC NÚT THẮT TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


AsiaK 16 15 Việt Dzũng Một Chút Quà Cho Quê Hương





__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List