Quan chức tham nhũng tẩu
tán tài sản, Việt Nam khó thu hồi
(Ảnh minh họa) Theo thanh tra chính phủ Việt
Nam, năm 2014, dù giá trị tài sản thu hồi được trong các vụ án tham nhũng đã
tăng lên so với năm 2013 nhưng mới đạt 22,3% so với giá trị tài sản bị thiệt
hại do tham nhũng.
·
·
·
Tin
liên hệ
27.11.2014
Một quan chức chính phủ vừa lên tiếng thừa nhận tình trạng khó thu
hồi tài sản trong các vụ tham nhũng ở Việt Nam.
Tại cuộc đối thoại với các nhà tài trợ quốc tế với chủ đề “Các
giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng”, Phó Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng kêu gọi làm rõ thực trạng khó tịch thu các tài
sản đó.
Ông Phúc nói: “Thu hồi tài sản do tham nhũng gây ra còn thấp. Theo
báo cáo có nêu là trên 22% năm 2014, và những giải pháp của diễn đàn hôm nay
đưa ra sẽ là những giải pháp tốt, chúng tôi sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến từ
diễn đàn này”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận
rằng việc phòng chống và ngăn ngừa tham nhũng và tài sản tham nhũng ở Việt Nam
vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Do kéo dài thời gian xử lý vụ án nên bị tẩu tán tài sản.
Cái thứ hai là khâu giám định mất thời gian cho nên tài sản bị hư hao, mất mát
khá nhiều. Cái thứ ba là cái chế tài chưa được mạnh, cho nên từ đó việc thu hồi
tài sản chưa mang lại hiệu quả.
Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh
nói.
Chính quyền Việt Nam nhận định, tội phạm kinh tế, tham nhũng trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán, quản lý sử dụng đất đai,
tài nguyên, khoáng sản được đánh giá tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại
lớn.
Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho báo giới biết lý do
vì sao khó lấy lại các tài sản tham ô.
Ông nói: “Do kéo dài thời gian xử lý vụ án nên bị tẩu tán tài sản.
Cái thứ hai là khâu giám định mất thời gian cho nên tài sản bị hư hao, mất mát
khá nhiều. Cái thứ ba là cái chế tài chưa được mạnh, cho nên từ đó việc thu hồi
tài sản chưa mang lại hiệu quả”.
Cuộc đối thoại về tham nhũng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam mới
ra quyết định thu hồi nhà đất của một giới chức từng làm tổng tranh tra của
chính phủ, sau khi công chúng đặt nghi vấn về tài sản được báo chí trong nước
nói rằng lên tới nhiều triệu đôla của ông này.
Giới hữu trách Việt Nam cho rằng ông Trần Văn Truyền đã “thiếu
trung thực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, gây phản cảm, tạo dư
luận xấu”.
Ông Tranh cho biết việc thu hồi tài sản của ông Truyền “đã được
các cơ quan chức năng tiến hành một cách kịp thời”.
Có mặt tại cuộc đối thoại là các đại diện của các nhà tài trợ cho
Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ. Họ đã nêu ra các gợi ý cho Việt Nam nhằm
đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng một cách hiệu quả hơn.
Chúng ta cũng không thể tách phòng chống tham nhũng ra
khỏi vấn đề quản trị nhà nước, bao gồm vai trò của một Quốc hội hoạt động có
hiệu quả, một nền báo chí tự do và xã hội dân sự được trao quyền để thúc đẩy
trách nhiệm giải trình.
Đại sứ Anh tại Việt Nam nói.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Giles Lever cho rằng nền báo chí tự do và
xã hội dân sự là các thành tố quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng ở
Việt Nam.
Ông Lever nói: “Chúng
ta không thể tách phòng chống tham nhũng ra khỏi vấn đề đạo đức kinh doanh và
môi trường kinh doanh hấp dẫn. Chúng ta cũng không thể tách phòng chống tham
nhũng ra khỏi vấn đề quản trị nhà nước, bao gồm vai trò của một Quốc hội hoạt
động có hiệu quả, một nền báo chí tự do và xã hội dân sự được trao quyền để
thúc đẩy trách nhiệm giải trình”.
Theo thanh tra chính phủ Việt Nam, năm 2014, dù giá trị tài sản
thu hồi được trong các vụ án tham nhũng đã tăng lên so với năm 2013 nhưng mới
đạt 22,3% so với giá trị tài sản bị thiệt hại do tham nhũng.
Năm nay xảy ra 415 vụ án tham nhũng với số tiền thiệt hại trên 6
nghìn tỷ đồng nhưng chỉ thu hồi, nộp ngân sách trên 1.500 tỉ đồng.
Theo tổ
chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam đứng vị trí thứ 116 trong bảng xếp hạng tham
nhũng của 177 quốc gia trên thế giới.
Hơn ,2 triệu lượt khách đến Việt Nam trong 11 tháng
Vịnh Hạ Long một trong
những thắng cảnh của Việt Nam
·
·
·
Tin
liên hệ
27.11.2014
Việt Nam dự kiến sẽ đón khoảng,2 triệu lượt khách đến từ nước
ngoài trong 11 tháng đầu năm 2014, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê Việt Nam,
công bố hôm thứ Năm.
Các số liệu thống kê hàng tháng đăng trên trang mạng của Tổng Cục
Thống Kê Việt Nam hôm thứ Năm, nói rằng 4,363 triệu du khách nước ngoài dự kiến
sẽ đến thăm Việt Nam để nghỉ hè, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bản tin của Tân hoa xã hôm 27 tháng 11 tường thuật rằng số lượng
khách đến Việt Nam vì công việc làm ăn là 1,21 triệu lượt, tăng 5,7%, và thăm
thân nhân là 1,237 triệu lượt, tăng 8,6%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Vẫn theo số liệu thống kê Việt Nam thì trong thời kỳ từ tháng
Giêng tới tháng 11 năm 2014, ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiến tăng trưởng
trong các thị trường chủ yếu của Việt Nam kể cả Trung Quốc, với 1,813 triệu
lượt khách, tăng 5,1% so với năm ngoái, Nam Triều Tiên, 764,800 luợt khách,
tăng 12%, Nhật Bản, 591,700 lượt khách, tăng 6,9%, Hoa Kỳ, 406,800 tăng 2,6%,
Campuchia, 366,700 lượt khách, tăng 18,2%.
Ngược lại, số lượt khách đến từ nhiều thị trường khác như Đài
Loan, Malaysia, và Thái Lan đã giảm lần lượt 2,1%, 1,2% và 6,5%.
Cùng lúc, tin của báo Thanh Niên cho rằng một thị trường khác có
tiềm năng cao đối với ngành du lịch Việt Nam là Ấn Độ.
Tờ Thanh Niên trích một nguồn tin trong ngành du lịch Việt Nam,
nói tuyến bay hàng ngày từ TP.HCM tới Mumbai và New Dehli với chặng dừng chân ở
thủ đô Bangkok của Thái Lan, mới khánh thành hôm 5 tháng 11 tiếp theo sau một
thoả thuận giữa Jet Airways và Hãng Hàng không Việt Nam, được dự kiến sẽ tăng
gấp 10 lần lượt khách đến từ Ấn Độ, chỉ trong vòng vài năm.
Cách đây ba năm, Việt Nam đã xác định Ấn Độ là thị trường tiềm
năng cho du lịch Việt Nam. Trong tuần lễ đầu tiên từ khi Jet Airways bắt đầu
tuyến bay mới, 77% ghế đã được bán. Naresh Goyal của Hãng Hàng không Jet
Airways nói đây là một dấu hiệu tích cực.
Nguồn: Xinhua, Thanh niên
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.