Trung Quốc tung tiền gây ảnh
hưởng ở Á Châu-Thái Bình Dương
25.11.2014,
Hà Tường Cát/Người Việt (Tổng Hợp)
Qua hơn một năm gây nhiều căng thẳng ở biển Hoa Đông cũng
như Biển Đông và tình hình đi gần đến chỗ có thể xảy ra xung đột võ trang,
trong hai tuần lễ gần đây, người ta nhận thấy Trung Quốc thể hiện sự thay đổi
thái độ – ít nhất là bằng ngôn ngữ của các giới lãnh đạo.
|
Chủ
Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc Hội Úc ở Canberra. (Hình:
Stefan Postles/Getty Images)
|
Đọc diễn văn tại Quốc Hội Úc sau khi dự
hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Brisbane, Chủ Tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc
không dùng sức mạnh quân sự để giải quyết những bất đồng với các nước láng
giềng. Trước đó, Thủ Tướng Lý Khắc Cường tại hội nghị ASEAN cũng đã phát biểu
bằng những lời lẽ hòa dịu về các tranh chấp với Việt Nam và Philippines, dù
rằng vẫn khẳng định Bắc Kinh sẽ chỉ giải quyết trực tiếp song phương với
từng nước liên quan. Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tuyên bố
Trung Quốc muốn tăng cường đối thoại để quản lý tranh chấp với các nước láng
giềng và đề xuất việc lập đường giây liên lạc quốc phòng nóng để giải quản lý
các bất đồng va chạm.
Tất cả những biểu hiện ấy của Trung Quốc
là nhằm chuẩn bị cho chính sách đối ngoại dựa trên năng lực của mình và lợi ích
quốc tế mà ông Tập Cận Bình đang theo đuổi, đó là thử nghiệm việc sử dụng viện
trợ và phát triển như công cụ để đạt được quyền lực mềm.
Trong hai tuần lễ từ hội nghị APEC ở Bắc
Kinh qua hội nghị ASEAN ở Naypyidaw tới G-20 ở Brisbane, Trung Quốc đã tung ra
$70 tỉ viện trợ và cho vay tín dụng. Một phần những ngân khoản đó, như $40 tỉ
mở Con Đường Tơ Lụa xuyên ngang lục địa Trung Á sẽ phải nhiều thập niên nữa mới
có hiệu lực. Nhưng $20 tỉ cho các nước ASEAN sẽ được dùng cho những dự án có
tầm ảnh hưởng quan trọng và sớm được thực hiện hơn.
Cũng nên lưu ý rằng, Tòa Bạch Ốc đã chỉ
có thể hứa hẹn viện trợ cho Miến Điện $150 triệu khi Tổng Thống Obama đến đất
nước đang trên đường xây dựng dân chủ này. Số tiền đó là quá nhỏ so với $7.8 tỉ
được Trung Quốc đề nghị trong cuộc họp ở ASEAN, đầu tư vào Miến Điện để
cải thiện hệ thống đường xá và phát triển sản xuất điện lực.
Trung Quốc cũng tìm cách thúc đẩy các
hiêp ước mậu dịch, kêu gọi tiến hành những vòng đàm phán về một thỏa hiệp Á
Châu mà theo Bắc Kinh là bao hàm hơn và rộng rãi hơn trong các luật lệ đòi hỏi,
so với thỏa hiệp mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền Obama đang
cố gắng hình thành,
Tại Úc, Chủ Tịch Tập Cận Bình và
Thủ Tướng Tony Abbott chung quyết bản hiệp ước mậu dịch tự do giữa hai nước đã
trì trệ vì những bất đồng ý từ 10 năm. Thị trường Trung Quốc từ nay sẽ mở cửa
cho thịt bò, sản phẩm nông trại và cá hồi từ đảo Tasmania của Úc. Ông Tập tuyên
bố trong dịp này: “Hai quốc gia chúng ta không chỉ hợp tác kinh tế mà có thể
thành đối tác chiến lược.” Điều này là một nhắc nhở đối với Hoa Kỳ rằng mặc dầu
đã là đồng minh thân cận từ hơn nửa thế kỷ, Hoa Kỳ không hẳn đã đem lại nhiều
lợi ích như Trung Quốc.
Cũng nên lưu ý rằng Tổng Thống Obama qua
một tuần lễ công du ở Á Châu, sau hội nghị G-20, chỉ nói chuyện tại Đại Học
Quốc Gia Úc rồi phải trở về nước do nhu cầu đối phó với những vấn đề chính trị
quốc nội. Trong khi đó, ông Tập Cận Bình đã có thể dành nhiều thời gian hơn ở
Úc, nơi ông đã tới thăm 7 lần kể từ trước khi là chủ tịch Trung Quốc, rồi
qua thăm New Zealand và đảo quốc Fiji.
Như vậy, Trung Quốc đang áp dụng những
sách lược ngoại giao mới, thể hiện một bộ mặt thân thiện hơn nhằm xây dựng
"quyền lực mềm." Nhưng việc này có thành công hay không, còn phụ
thuộc vào việc thực tâm và thiện chí giải quyết các vấn đề gốc rễ trong quan hệ
với một loạt các quốc gia.
Mặt khác, tình hình nội bộ trên lục địa
không khỏi có ảnh hưởng đến đường lối này. Trung Quốc chưa giải quyết được vấn
đề Tây Tạng, còn nhiều khó khăn với dân Hồi Giáo Uighur ở Tân Cương và phong
trào đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông là một nan đề cho quyền lực của đảng Cộng
Sản.
Quan trọng hơn, cái gọi là phép lạ kinh
tế của Trung Quốc qua hơn 30 năm hiện nay đã không còn nữa. Mức tăng trưởng GDP
10% bây giờ chỉ còn khoảng 7% và có vẻ sẽ tiếp tục đi xuống. Trong 20 năm, phát
triển địa ốc là động lực chính của phát triển kinh tế, hầu hết người dân đô thị
đã có nhà riêng. Bây giờ tốc độ xây dựng quá nhu cầu đưa đến thực trạng nhiều
khu nhà mới bỏ trống không có người cư ngụ.
Nhưng hậu quả của sự phát triển ấy là
những khoản nợ khổng lồ của chính quyền, các công ty quốc doanh ngành xây dựng
và những ngành khác. Trong một báo cáo mới đưa ra hồi mùa hè, Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế (IMF) nói rằng trong nửa thế kỷ, trên thế giới chỉ có bốn quốc gia đã tích
tụ nợ nần nhanh như Trung Quốc trong năm năm vừa qua. Theo dự đoán của IMF, tất
cả bốn nước này – Brazil, Ireland, Tây Ban Nha, Thụy Điển – đều sẽ có nguy cơ
khủng hoảng tài chính vì mức tín dụng quá nóng.
Trung Quốc đứng đầu thế giới về xuất
cảng hàng hóa, nhưng có giới hạn bởi thị trường Hoa Kỳ và Âu Châu. Sự chuyển
hướng chú trọng đến khu vực Á Châu – Thái Bình Dương như vậy là hợp lý, nhưng
để đạt đến hiệu quả sẽ còn cần tới nhiều điều kiện khác trong đó có việc Trung
Quốc phải chứng tỏ sự từ bỏ chủ trương bành trướng gây lo ngại cho các nước
liên hệ.
Con voi trong phòng
Nguyễn Văn
Tuấn
"Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao
tụt hậu ngày
càng xa sau các nước khác?" - câu trả lời rành rành đó
rồi...
|
Đọc trên danluan thấy có đăng lại những thông tin thú vị về đất nước
và con người Việt Nam (1). Ở phần cuối bày, tác giả (Kỳ Duyên) đặt câu hỏi "Việt
nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước
khác?" Người phương Tây có thành ngữ "an elephant in the
room" (một con voi nó đang ở trong phòng), có nghĩa là có một vấn đề /
tình huống / giải pháp / nguyên nhân rất hiển nhiên mà không ai muốn nói về nó.
Tôi nghĩ câu "một con voi nó đang ở trong phòng" chính là trả lời cho
câu hỏi của nhà báo Kỳ Duyên. Thôi thì cứ nói thẳng ra: "Con voi"
đó chính là cái chủ nghĩa làm nền tảng thế chế mà VN đang theo đuổi.
Xin trích
ra đây những con số chính về dân số và tài nguyên thiên nhiên:
(a) Dân số: 93 triệu, đứng hạng
13/243.
(b) Diện tích: 331,210 km^2, hạng 61/189.
(c) Bờ biển: 3444 km, hạng 33/154.
(d) Rừng: 123,000 km^2, hạng 45/192.
(e) Đất canh tác: 30,000 km^2, hạng 32/236.
(b) Diện tích: 331,210 km^2, hạng 61/189.
(c) Bờ biển: 3444 km, hạng 33/154.
(d) Rừng: 123,000 km^2, hạng 45/192.
(e) Đất canh tác: 30,000 km^2, hạng 32/236.
Còn về
thành quả kinh tế - xã hội – khoa học thì sao?
(a) Giáo dục: chỉ số phát triển
con người đứng hạng 121/187.
(b) Bằng sáng chế: không đáng kể, gần như 0.
(c) Ô nhiễm môi trường: đứng hạng 102/124.
(d) Thu nhập bình quân đầu người: đứng hạng 123/182.
(e) Tham nhũng: hạng 116/177.
(f) Phát triển xã hội: hạng 72/76.
(g) Tự do ngôn luận: 174/180.
(h) Y tế: hạng 160/190.
(b) Bằng sáng chế: không đáng kể, gần như 0.
(c) Ô nhiễm môi trường: đứng hạng 102/124.
(d) Thu nhập bình quân đầu người: đứng hạng 123/182.
(e) Tham nhũng: hạng 116/177.
(f) Phát triển xã hội: hạng 72/76.
(g) Tự do ngôn luận: 174/180.
(h) Y tế: hạng 160/190.
Với những con số về tài
nguyên thiên nhiên và dân số chúng ta nghĩ rằng VN đáng lẽ phải là nước giàu
có. Chả thế mà ông Lý Quang Diệu chẳng từng nói rằng VN đáng lẽ phải là một
"ngôi sao" ở Á châu. Nhưng trong thực tế thì các số liệu trên cho
thấy VN là một trong những nước nghèo nhất thế giới, ô nhiễm nặng nề, thiếu
tính sáng tạo, tham nhũng vào hàng cao trên thế giới, và thiếu tự do ngôn luận.
Có thể nói không ngoa rằng VN là một nước thất bại.
Nhưng tại sao thất bại? Tôi nghĩ
ai trong chúng ta cũng có một vài câu trả lời. Trước đây, tôi thường hay nghĩ
rằng sự thành bại của một quốc gia là do thời cơ, điều kiện tự nhiên, và con
người. Những nước như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore thành công vì hội đủ 3 điều
kiện đó. Nhưng mới đọc cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” của Daron Acemoglu
và James Robinson (2), trong đó tác giả chứng minh rằng thể chế có ảnh hưởng
rất lớn đến thành bại của một quốc gia. Họ lí giải rằng sở dĩ các nước nghèo và
lạc hậu là do thể chế chiếm đoạt về chính trị và kinh tế. Tôi nghĩ minh hoạ cho
ý này sinh động nhất là trường hợp Bắc Hàn và Nam Hàn. Cũng có thể so sánh Bắc
Việt Nam và Nam Việt Nam trước 1975 thì rất dễ thấy "con voi trong
phòng".
Đối chiếu lại ở Việt Nam, chúng ta thấy
đại đa số người Việt cũng bị tước đoạt như thế. Ngay cả đất đai tưởng là của
dân, nhưng thật ra là thuộc "sở hữu của toàn dân"! Các tập đoàn kinh
tế chỉ tập trung vào một thiểu số có quyền thế gọi một cách mĩ miều là “nhóm
lợi ích”. Đại đa số người Việt không có quyền quyết định chính trị. Do đó, theo
lí giải của Acemoglu & Robinson, chúng ta có thể giải thích tại sao Việt
Nam cho đến nay vẫn còn nghèo: vấn đề thể chế. Đó chính là "an elephant in
the room" mà không ai -- kể cả nhà báo Kỳ Duyên -- muốn nói đến nó .
------------------------
(2) http://nxbtre.com.vn/tai-sao-cac-quoc-gia-that-bai.12340.49….
Ai chưa đọc cuốn này, nên tìm đọc vì rất hay. Nó giải thích tại sao những nước như
VN vẫn còn nghèo và lạc hậu.
Theo facebook.com/drtuannguyen
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.