Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, July 12, 2016

Trước ngày Phán Quyết: những điều cần biết về tranh tụng Phi-Trung tại Biển Đông


Show original message


 
Trước ngày Phán Quyết:
những điều cần biết về tranh tụng Phi-Trung tại Biển Đông
Bản dịch của Đinh Hoa Lư 10/7/2016Trước ngày Phán Quyết: những điều cần biết về tranh tụng Phi-Trung tại Biển Đông
Vào ngày thứ Hai, 12 tháng Bảy này toà Trọng Tài Thường Trực (PCA) tại The Hague sẽ chính thức ban bố phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng về tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Toà Trọng Tài là tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ trọng tài, giải quyết tranh tụng giữa 121 quốc gia hội viên.

Không những chỉ có hai nước liên hệ xem xét kỹ phán quyết này, còn có sự xem xét từ các quốc gia láng giềng tại Đông và Đông nam Á, cùng Hoa Kỳ.
Biển Đông có diện tích tổng cộng 3.5 triệu km vuông, là một vùng kinh tế cùng an ninh quan trọng bậc nhất với thế giới.

Vùng biển này có 250 hòn đảo, dãi san hô, bãi cạn, đá ngầm, vùng cát bồi… đa số không có người ở, hay nằm ngầm dưới nước.
Trị giá hàng hoá do tàu bè mang qua lại vùng biển này hàng năm khoảng 5 ngàn tỷ đô la (hay 6.6 ngàn?). Con đường thông thương nối nền kinh tế đang phát triển nhanh của Á Châu đến các quốc gia như Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Đông và Phi Châu.
Biển Đông có trữ lượng đến 11 tỷ thùng dầu và 190 tỷ feet khối khí thiên nhiên. Trung Cộng hiện đang hoàn thiện nhiều hòn đảo trong vùng này. Đa số các hòn đảo Trung Cộng củng cố đều đã xây xong đường băng, bến tàu và những cấu trúc hổ trợ cho quân đội bành trướng sức mạnh.

Hoa Kỳ hiện rất lo ngại, nếu để yên vậy, thì Bắc Kinh sẽ chiếm hết trọn vẹn còn đường hàng hải và vùng giàu tài nguyên bậc nhất quốc tế này?
Theo các chuyên gia quốc phòng, Bắc Kinh sắp mang phi cơ chiến đấu cùng các đơn vị hoả tiễn ra các đảo san hô mà họ chiếm hữu tại quần đảo Trường Sa hiện nay, sát với Philippines.
Người ta còn dự đoán Bắc Kinh dự bị ban bố một vùng kiểm soát không phận tại Biển Đông. Như thế sẽ ngăn chận luôn “quyền tự do hoạt động hàng hải” của Mỹ và đồng minh.

Cuối cùng, phán quyết vào thứ Hai này sẽ trắc nghiệm cả hai siêu cường Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng: làm sao để cùng tồn tại và cùng giữ được hoà bình tại một vùng đang phát triển quá nhanh này?
Đối với Hoa Kỳ, đây là cơ hội để chứng minh sụ khả tín cùng tinh thần trách nhiệm đối với đồng minh ra sao? và các đồng minh của Mỹ có thể tiếp tục tin tưởng Mỹ có khả năng mang lại ổn định trong vùng hay không?
Đối với Trung Cộng, phán quyết này là cơ hội trắc nghiệm Bắc Kinh muốn tuân thủ luật lệ quốc tế hay không?
PHÁN QUYẾT SẼ NÓI GÌ?
Phán quyết của toà Trọng Tài vào ngày 12/7 này sẽ ‘đụng chạm’ đến thẩm quyền ‘đường chín đoạn’. Nó sẽ bàn đến các đảo đá và rặng san hô; nhưng phần cuối sẽ ban bố yêu cầu các quốc gia tuân thủ và tôn trọng, gìn giữ hoà bình.
“Đường chín đoạn” đã vạch ra một biên giới mới cho Trung Cộng trên Biển Đông. Thật ra, chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa vẽ ra bản đồ đầu tiên vào năm 1947 có “11 đoạn”.
Đường vẽ này chiếm hết 2 triệu km vuông. Kéo dài 1,611 km từ nam đảo Hải Nam xuống tận Indonesia, vòng lên lại đại lục Trung Cộng, do đó nó giống hình dạng ‘cái lưỡi bò’.
“‘cái lưỡi bò” ảnh hưởng Phi ra sao?
Diện tích của ”cái lưỡi bò’ này ‘liếm’ hết một diện tích với con số không đơn giản chút nào! nó ‘ngốn’ hết 531,000 km vuông diện tích Biển Đông, lấn vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ, ngay cả thềm lục địa của Phi.
EEZ (economic exclusive zone), vùng đặc quyền kinh tế do LHQ ấn định, là quyền hạn nới rộng thêm cho các nước thăm dò khám phá các tài nguyên khoáng sản, có chiều rộng 200 hải lý (370 km) tính từ bờ biển quốc gia đó.
Đường Chín Đoạn còn chồng chéo lãnh thổ các quốc gia trong vùng Biển Đông như VN, Mã Lai, Brunei, Đài Loan.

Tại sao Trung Cộng tuyên bố chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông?
Bắc Kinh từ chối mọi đòi hỏi, cung cấp cho rõ ràng cho thế giới toạ độ chính thức của ‘đường chín khúc’ cùng từ chối việc duyệt xét lại Biển Đông là lãnh hải hay đặc quyền EEZ hay các quyền hợp pháp hay chăng?

Trung Cộng vẫn khư khư dùng các sự kiện lịch sử hay bản các bản đồ xưa để hổ trợ cho tuyên bố chủ quyền của mình. Thay vào đó, Bắc Kinh vẫn dùng các chứng liệu xa xăm từ đời Tống (960-1279 sau công nguyên) để làm quyền cho thời hiện đại hôm nay.

Trung Cộng biện hộ rằng Hội Nghị Cairo 1943, Hội Nghị Potsdam 1945, Hiệp Ước Hoà Bình San Francisco 1951-tất cả đều có sự chứng kiến của Mỹ, Anh , Nga để “giành lại’ lãnh thổ bị mất từ tay Nhật trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Vấn đề chính mà Phi chống lại đường chín đoạn là gì?
Đối với Philippines, nước này cho rằng đường chín khúc không đúng với nội dung Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

NỘI DUNG CHÍNH CUẢ UNCLOS LÀ GÌ?
UNCLOS, Công Ước LHQ về Luật Biển được Phi phê chuẩn vào năm 1986 và 10 năm sau Bắc Kinh mới phê chuẩn tức vào năm 1996. Bộ luật này bao gồm quy định quốc tế về quyền hạn lãnh thổ và vùng kinh tế, thềm lục địa, quần đảo, đảo nhỏ, san hô, bãi cạn, bãi đá, ..mà các nước có thể tuyên bố.
Nội dung UNCLOS:

-chủ quyền phạm vi 12 hải lý
-Vùng đặc quyền kinh tế EEZ và đặc quyền trong vùng thềm lục địa
Nhưng vấn đề phải nhìn ra cho rõ ràng là UNCLOS không nói rằng hay xác định quyền hạn cho rằng các rạn san hô đá ngầm khi thuỷ triều lên không dùng để xác định chủ quyền về biển cho một quốc gia nào.

UNCLOS cũng không thể dùng để xác nhận ai là làm chủ một vùng đất nào, nói khác đi UNCLOS không dùng để xác nhận chủ quyền quốc gia. Do vậy, Phi đã rất cẩn thận trong khi dùng UNCLOS để kiện Bắc Kinh khi biết cách tránh việc dùng vấn đề dùng vấn đề chủ quyền đảo và các rặng san hô.


Biện Luận của Philippines ra sao?
Trong hồ sơ kiện 4,000 trang và 10 bộ, đệ nạp lên Toà Trọng Tài PCA vào năm 2014, Phi chú trọng đến địa lý, địa chất, và địa hình chứ không dùng đến vấn đề quy phạm pháp luật để kiện Bắc Kinh.
Phi biện luận trước tiên UNCLOS không dùng luận chứng lịch sử hay bản đồ cổ mà căn cứ vào hiện địa để làm việc. 

Thứ nữa, Phi cho rằng số đảo hiện địa tại Biển Đông rõ ràng không có một ‘lượng diện tích đất’ nào đủ để tuyên bố một diện tích quá to lớn về chủ quyền biển và chủ quyền kinh tế tới non HAI TRIỆU km vuông Biển Đông mà Bắc Kinh đã hàm hồ tự tuyên bố như hiện nay?

Biện luận tiếp theo của Manila, với một số đảo cỏn con và mõm đá thì làm sao Bắc Kinh làm một ‘điểm tựa” về đất để ‘vẽ lên” một hải bàn rộng lớn như trên?
Ngay tại quần đảo Trường Sa, vùng nam Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang chiếm hữu 7 rặng san hô: Subi, Gaven, Hughes, Johnson South, Fiery Cross, Cuarteron và Mischief. Khi thuỷ triều lên cao, theo Manila, đa số đều nằm dưới nước. Theo UNCLOS dựa theo luật 12 hải lý cách bờ các hòn đảo mà Bắc Kinh cho là “lãnh thổ” thì làm sao từ đây tính ra lại có một diện tích rộng đến “hai triệu km vuông” biển như đường chín đoạn ‘vẽ’ ra thế kia?

Trung Cộng hiện nay đang manh tâm tôn tạo các mõm san hô, bãi đá ngầm thành “đảo nhân tạo’ để từ đây tạo thành “lãnh thổ” cho Bắc Kinh , trong dự mưu dùng nó làm Đặc Quyền Kinh Tế EEZ 200 hải lý. Nhưng Phi quả quyết rằng UNCLOS chưa bao giờ công nhận chủ quyền lãnh hải dựa trên đảo “nhân tạo” bao giờ.

Theo Phi, Đảo Bãi Cạn là một đảo san hô thuộc Trưòng Sa do Bắc Kinh cướp của Phi vào năm 2012. Các mõm san hô này tuy còn thấy lúc thuỷ triều lên, nhưng cũng tương tự với các đảo cát ngầm khác Bắc Kinh không có lý do gì để dùng chúng làm “điểm mốc’ biện hộ cho đường chín khúc được?
Bản dịch của Đinh Hoa Lư 10/7/2016


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List