Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, December 12, 2013

Miến Điện kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế


 



MIẾN ĐIỆN - 

Bài đăng : Thứ tư 11 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 11 Tháng Mười Hai 2013

Miến Điện kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế


Mỏ đồng Latpadaung ở Monywa, Miến Điện.

Mỏ đồng Latpadaung ở Monywa, Miến Điện.

@Mizzima

Thụy My  RFI


Một nhóm doanh nhân Miến Điện hôm nay 11/12/2013 đã cảnh báo Trung Quốc – nhà đầu tư hàng đầu tại Miến Điện – cần phải thích ứng với sự xuất hiện của những người cạnh tranh từ khi đất nước mở cửa năm 2011 và tôn trọng « các tiêu chuẩn quốc tế ».


Aye Lwin, viên chức cao cấp của Liên hiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp Miến Điện tuyên bố trước một đoàn các nhà đầu tư Trung Quốc : « Tôi muốn đòi hỏi những người anh em Trung Quốc đến đầu tư tại Miến Điện tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế, trong một chính sách dài hạn ».

Với vị trí thống trị trong nền kinh tế Miến Điện, do tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây bị quốc tế trừng phạt kinh tế, Trung Quốc luôn là nhà đầu tư hàng đầu tại đây. Theo chính phủ Miến Điện, Trung Quốc chiếm 33% đầu tư nước ngoài, dẫn trước Thái Lan (22%) và Hồng Kông (15%). Nhưng những nước như Nhật Bản ngày càng đầu tư nhiều hơn vào nước láng giềng này của Trung Quốc, được nhiều nhà đầu tư ngoại quốc xem là vùng đất hứa.

Điển hình cho phong trào phản đối nhà đầu tư Trung Quốc không tôn trọng môi trường là trường hợp mỏ đồng Letpadaung ở Monywa, miền trung Miến Điện. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra chống lại các dự án của tập đoàn Trung Quốc Wanbao.

Aye Lwin kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc hỗ trợ cho công nghiệp địa phương sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh, thay vì chỉ đơn thuần khai thác các nguyên vật liệu. Ông cũng đòi hỏi chính quyền Miến Điện minh bạch hơn, đặc biệt là trong các dự án lớn như cảng Dawei, một dự án khu công nghiệp khổng lồ và cảng nước sâu.

 

 

 

MIẾN ĐIỆN - 

Bài đăng : Thứ tư 11 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 11 Tháng Mười Hai 2013




Miến Điện thả thêm 44 tù nhân chính trị


Người Miến Điện lưu vong mở một chiến dịch vận động đòi trả tự do cho mọi tù nhân chính trị - REUTERS /R. Ranoco

Người Miến Điện lưu vong mở một chiến dịch vận động đòi trả tự do cho mọi tù nhân chính trị - REUTERS /R. Ranoco

Trọng Nghĩa  RFI


Vào đúng ngày khai mạc Đông Nam Á vận hội, sự kiện được cho là biểu tượng rõ nhất về tiến trình mở cửa đang diễn ra tại Miến Điện, chính quyền nước này ngày hôm nay, 11/12/2013, đã loan báo quyết định ân xá thêm 44 tù nhân chính trị. Quyết định này nằm trong một loạt các đợt phóng thích tù nhân vì chính kiến đã được Naypyidaw tiến hành từ ngày một chính quyền dân sự lên cầm quyền tại Miến Điện vào năm 2011.


Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, ông Maung Shwe Hla một cố vấn tổng thống Miến Điện xác nhận : « Có tổng cộng 44 tù nhân được trả tự do vào hôm nay trên toàn quốc ».

Đợt thả tù chính trị gần đây nhất tại Miến Điện diễn ra vào giữa tháng Mười một vừa qua, nhân chuyến công du của bà một phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu do bà Catherine Ashton, người đứng đầu ngành ngoại giao dẫn đầu. Khi ấy, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Miến Điện Thein Sein với bà Ashton, Naypyidaw đã loan báo việc phóng thích 69 người nhưng không đưa ra danh sách cụ thể.

Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, trong đợt ân xá đó, có hai người cháu trai của nhà cựu độc tài Ne Win, bị kết án về tội phản quốc vào năm 2002 cùng với một số thành viên khác trong gia đình. Ho bị cáo buộc âm mưu tổ chức một cuộc đảo chính.

Kể từ khi tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện giải thể vào tháng 3 năm 2011, chính quyền dân sự lên thay đã lần lượt trả tự do cho hàng trăm nhân vật đối lập, nhà sư, nhà báo và luật sư.

Tuy vậy chính quyền vẫn bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền buộc tội « thả tay này nhưng bắt tay kia », dùng các quyết định ân xá nhỏ giọt để giành thiện cảm của các nước ngoài nhân những sự kiện ngoại giao quan trọng, trong khi vẫn tiếp tục truy bức giới bất đồng chính kiến trong nước​​.

Chính nhân chuyến công du đầu tiên đến Luân Đôn vào tháng Bảy vừa qua mà Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã hứa sẽ trả tự do cho toàn bộ các tù nhân lương tâm vào cuối năm nay.

Trên vấn đề này, phải công nhận là chính quyền Miến Điện đã có một bước tiến rõ rệt : Sau gần nửa thế kỷ luôn luôn phủ nhận sự tồn tại của tù nhân chính trị, vào cuối năm 2012, ông Thein Sein đã công nhận sự thật khi tuyên bố thành lập một ủy ban để xác định các tù nhân chính trị trong số những người bị giam cầm.

Đợt ân xá hôm nay phải chăng là đợt cuối cùng ? Ông Bo Kyi thuộc Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Miến Điện - một thành viên ủy ban xác định quy chế tù nhân chính trị do ông Thein Sein thành lập - vẫn tỏ ý hoài nghi. Theo ông, hiện vẫn còn 44 tù nhân chính trị bị giam giữ sau lệnh ân xá hôm nay, trong khi 200 người khác đang chờ xét xử.

Trả lời AFP, nhà đấu tranh này xác định : « Chính phủ nên tạo các điều kiện pháp lý (cho phép) biểu tình… Ngày nào còn những vụ bắt giữ tùy tiện, ngày đó còn tù nhân chính trị ».

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List