ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 26/02/2014
Ô nhiễm không
khí, thách thức chính trị cho Bắc Kinh
Lê Vy
Một ngày mù mịt ở bắc Kinh. Ảnh 26/02/2014
Reuters
Phía
Bắc Trung Quốc lại một lần nữa bị một lớp sương mù dày đặc bao trùm mà nguyên
nhân chính là nạn ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động kinh tế, công nghiệp
gây nên. Chính quyền địa phương đã không có cách nào chống chọi được với vấn đề
này. Nhật báo Les Echos phản ánh tình trạng này qua bài viết : « Bắc Kinh đối
mặt với thách thức chính trị của nạn ô nhiễm không khí ».
Thông
tín viên báo Les Echos từ Bắc Kinh tường thuật có nhiều trường hợp đau đầu do
các nguyên nhân không rõ ràng, bệnh viện tràn ngập bệnh nhân với những
chứng khó thở…và mắt bệnh nhân vàng xám. Ai nấy đều đeo khẩu trang bảo hộ và
hạn chế ra ngoài. Trong nhà, nếu hộ nào có điều kiện tài chính thì đều mua máy
lọc không khí và cho chạy hết công suất trong nhà.
Ngày
hôm qua, lần đầu tiên, một công dân Trung Quốc kiện chính quyền địa phương do
đã không đưa ra được những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Chuyên viên tư vấn
chính phủ Lý Tuấn Phong đã đánh giá mức độ ô nhiễm vượt « mức độ cho phép »,
giống như tình trạng một « người hút thuốc lá cần phải dừng hút thuốc ngay lập
tức, nếu không sẽ có nguy cơ bị ung thư ».
Theo
Les Echos, trước thách thức chưa từng thấy này, chính quyền đóng cửa các xí
nghiệp xung quanh thủ đô, hạn chế lưu thông xe hơi và gửi những nhóm chuyên
viên đi kiểm tra việc áp dụng những biện pháp khẩn cấp. Thế nhưng, theo một
luật sư cho biết, « trên truyền thông, đề tài về môi trường lại một lần nữa bị
kiểm duyệt gắt gao » bởi vì đề tài này vô cùng sâu sắc, liên quan đến nền kinh
tế Trung Quốc, đến trọng lượng đầu tư trong ngành công nghiệp nặng và thiếu một
đối trọng đối với những chính quyền địa phương có quyền lực tuyệt đối. Ngoài đề
tài về môi trường còn là vấn đề về khả năng của chính quyền tiến hành cải cách.
Trả
lời phỏng vấn Les Echos, ông Mã Quân, Giám đốc Viện các vấn đề công cộng và môi
trường cho biết, trong một thập niên nay, tâm lý người dân đã thay đổi thực sự.
Nếu như cách đây 10 năm, bạn hỏi một người qua đường rằng điều gì là quan trọng
nhất, họ sẽ trả lời là « phát triển kinh tế ». Ngày nay, câu trả lời sẽ là chất
lượng không khí, nước, an toàn thực phẩm. Lý do của sự thay đổi trong cách suy
nghĩ này vô cùng dễ hiểu. Đó là người dân đã thấy rõ tác hại của ô nhiễm không
khí, ô nhiễm nước tại nhiều nơi.
Vẫn
theo chuyên gia này thì vấn đề sinh thái khẩn cấp nhất cần được chú trọng là
nạn ô nhiễm không khí vì hai lý do sau. Thứ nhất, đó là một vấn nạn mà toàn dân
Trung Quốc đều quan ngại. Nếu như bạn giàu, bạn có thể mua nước khoáng chai để
uống, mua thức ăn bio nhưng họ đều hít chung một khí trời khi bước ra khỏi nhà.
Sau đó, ô nhiễm không khí này sẽ rơi xuống đất và gây nên những hậu quả về lâu
dài trên chất lượng đất nông nghiệp hay thậm chí là chất lượng nước. Vấn đề
thật sự ở đây là các cơ quan chức trách vẫn thiếu nhiệt tình trong việc giải
quyết. Những tác nhân gây ô nhiễm không cảm thấy bị đe dọa, họ thích nộp phạt
hơn và tiếp tục thải ra chất độc. Chính quyền địa phương thì vẫn tiếp tục ưu
tiên tăng trưởng trong mỗi quyết định của họ. Theo ông, nếu ngày nào công chúng
chưa được phép tham gia và giám sát thì vẫn không thể giải quyết được nạn ô
nhiễm.
Ấn Độ : trường công lập tồi tệ đe dọa
tương lai hàng triệu trẻ em
Nhìn
sang Ấn Độ, nhật báo Le Monde quan tâm đến tình trạng giáo dục tại Ấn Độ qua
bài viết : « Thất bại của các trường công lập Ấn Độ đe dọa tương lai hàng triệu
trẻ em ».
Ngày
càng đông người Ấn Độ, giàu cũng như nghèo, chấp nhận đóng tiền để đi học ở
trường tư. Tỷ lệ trẻ em đi học ở trường tư tăng từ 27,8% lên 33% trong vòng 3
năm và tỷ lệ này tăng từ 16,3% lên 29% ở nông thôn, trong vòng 8 năm nay. Báo
Le Monde thuật lại, trường tư mọc lên tuy trong những căn phòng nhỏ, thậm chí
ngoài đường nhưng vẫn tốt hơn so với lớp học trường công mà thầy cô vắng mặt,
trung bình một ngày trên năm ngày.
Thống
kê này minh họa cho một trong những khủng hoảng giáo dục, hiện nay đang gây
nguy hại đến sự phát triển của quốc gia này mà một nửa dân số dưới 25 tuổi,
theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu.
Cuộc
điều tra mang tên ASER do Tổ chức phi chính phủ Ấn Độ Pratham tiến hành tại các
vùng nông thôn cho biết, nếu như có đến 96% trẻ em Ấn Độ ghi danh học tại
trường công thì số trẻ này chẳng học được là mấy. Sau 3 năm học, 60% trẻ không
biết đọc, ngoại trừ có thể là tên của mình, trong khi con số này chỉ là 54%
cách đây 4 năm.
Một «
luật về quyền được giáo dục » được thông qua vào năm 2010, bắt buộc mỗi trẻ em
trong độ tuổi từ 6-14 tuổi đến trường nhưng luật này không thực sự quan tâm đến
việc trẻ em học gì ở trường.
Thông
tín viên báo Le Monde miêu tả, tại một ngôi trường trống rỗng, chỉ có vài con
chó và thú nuôi, giáo viên nằm phơi nắng, đọc báo trong lúc có ít học sinh phục
vụ trà cho giáo viên. Ali Ahmad, một trợ giáo, công việc của anh là giữ trẻ chứ
không phải dạy học nhưng giáo viên chính thường xuyên vắng mặt, nên anh cũng
phải dạy trẻ.
Tại
bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, phụ huynh chấp nhận trả 70 roupi/tháng (0,90
euro) để gửi con vào trường tư đang mọc lên như nấm. Lúc đầu, 5 hay 6 trẻ đến
nhà một bà giáo hưu trí để học dưới một gốc cây. Chỉ trong vòng vài năm, số
lượng đã tăng lên 158 trẻ và giờ đây được ngồi học trong nhà ngói. Vì các phụ
huynh đa số mù chữ nên không biết con em mình học hành ra sao, vì thế mà trường
tư như một giải pháp đảm bảo cho sự thành công, theo nhận định của phụ huynh.
Âm nhạc có tác động tích cực cho não bộ
Trên
hồ sơ khoa học, báo le Monde hôm nay công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý. Đó
là âm nhạc kích thích một hình thức ghi nhớ ở một số bệnh nhân mắc bệnh mất trí
(Alzheimer). Âm nhạc mở ra những cánh cửa mới cho hoạt động não bộ.
Những
bệnh nhân Alzheimer có thể ghi nhớ được những câu hát lặp đi lặp lại, những
người đang hôn mê có thể tỉnh giấc nhờ bài hát mà họ yêu thích, người bị bệnh
parkinson bớt loạng choạng hơn nhờ nghe những điệu nhạc đều đặn… Âm nhạc có tác
động tích cực cho não bộ.
Tại
sao một giai điệu có thể làm cho bạn cảm động, làm cho bạn vui, khóc, nhảy hay
làm bạn bực bội ? Theo nghiên cứu đăng trên báo Le Monde, nhờ vào âm nhạc mà
một số người mắc bệnh vô cảm bắt đầu ca hát, cười đùa và giao tiếp.
Ngoài
ra, âm nhạc còn có một sức mạnh « kích thích » khả năng nhận
thức và não bộ. Các nghiên cứu còn cho thấy những trẻ chơi âm nhạc có thành
tích học tập được cải thiện hơn.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.