Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, March 1, 2014

Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ

Sc ép điu tra ngun gc tài sn cán b

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-02-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02262014-namnguyen.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
nhacanbo-305.jpg
Dinh thự của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
Photo courtesy of motthegioi.vn

Vụ báo chí phanh phui một số tài sản lớn của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gây sôi nổi dư luận và đang có nhiều ý kiến là cần làm rõ nguồn gốc những tài sản đó.

Các nhân vật cộm cán cỡ Ủy viên Trung ương Đảng khi về hưu thường là hạ cánh an toàn. Nhưng trường hợp ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ thì không êm ả như thế. Báo chí cả lề phải lẫn mạng xã hội gần đây đưa nhiều bài kèm hình ảnh về tòa biệt thự nguy nga của ông ở Thành phố Bến Tre. Bên cạnh đó còn có bảng liệt kê các nhà đất khác của ông ở TP.HCM. Ông Trần Văn Truyền phản ứng một cách khá chừng mực nếu không gọi là yếu ớt.

Về sự kiện nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị đàm tiếu về sự giàu có không tương xứng với đồng lương cán bộ trước khi về hưu, Luật sư Trần Đinh Triển ở Hà Nội nhận định:
“Va qua các phương tin thông tin đi chúng đưa lên thông tin như vy…chúng ta phi căn c vào đó như mt ngun thông tin và thông tin đó chính xác hay chưa chính xác thì cơ quan có thm quyn ca Đng và Nhà nước phi được tiến hành xác minh điu tra làm rõ, xem rng nó có khi tài sn như vy không, tht hay gi ngun gc t đâu ra. Yêu cu ông Truyn vi tư cách là mt đng viên, nguyên là mt cán b Tng thanh Tra Nhà nước phi gii trình trước Đng, trước Nhà nước và nhân dân v khi tài sn đó; yêu cu ông Truyn nếu không gii thích được và nếu gii thích được ngun đó t tham nhũng và vi phm pháp lut, thì cũng phi x lý theo qui đnh ca pháp lut. Tôi cho rng có làm như vy thì mi đem li nim tin yêu ca người dân.”

Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.

- TS Nguyễn Quang A
Tham nhũng ở Việt Nam được nhìn nhận như một vấn nạn quốc gia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng báo động về điều gọi là “Nồi canh có quá nhiều sâu” hoặc “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất.” Mặc dù chống tham nhũng là một câu chuyện dài và được cho là phải hình thành từ thể chế kinh tế chính trị áp dụng sự công khai minh bạch, pháp luật nghiêm minh, giám sát hiệu quả. Một chuỗi điều kiện khó hiện thực trong một chế độ một đảng độc quyền cai trị, Đảng chỉ đạo tất cả từ Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam nhận định:
“Đ cho có dân ch thì phi có nhiu đng cnh tranh vi nhau. Ch có mt đng thì tôi nghĩ rng tt c nhng điu gi là dân ch ch dân ch gi hiu mà thôi.”

Trong thực trạng hiện nay ở Việt Nam, cuộc chiến chống tham nhũng được mô tả như để cứu vãn chế độ, khôi phục  niềm tin của nhân dân. LS Trần Đình Triển nhận định:
“Nếu chúng ta không đu tranh chng tham nhũng trit đ thì đ cán b nhà nước, nhng người có chc có quyn vn li dng vào vic vơ vét tài sn ca nhà nước ca nhân dân, làm giàu cho bn thân mình. Trong khi đó các vùng sâu vùng xa, nhiu người dân khác, đc bit là người làm công ăn lương đang rơi vào tình cnh kinh tế hết sc khó khăn là điu không th chp nhn được.”

Trong một lần trả lời chúng tôi, chuyên gia kinh tế độc lập TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội ghi nhận một nỗ lực phòng chống tham nhũng của giới lãnh đạo Đảng.

“Hin nay v phía Đng, ông Tng Bí thư Nguyn Phú Trng có n lc thúc đy chng tham nhũng bng các bin pháp như yêu cu phi kê khai tài sn và có ch th yêu cu phi công khai vic kê khai đó ra mc đ cao hơn so vi trước đây. Ông Tng Bí thư cũng s dng Ban Ni chính đ thúc đy quá trình điu tra chng tham nhũng và đưa ra mt s v án trong thi gian va qua như Vinalines vi Dương Chí Dũng và em là Dương T Trng.”
danlambao-250.jpg
Căn nhà sàn bằng gỗ quý của một cán bộ cao cấp phía bắc. Photo courtesy of danlambao.com
LS Trần Đình Triển nói với chúng tôi, việc yêu cầu các đảng viên, cán bộ công chức phải đi đầu trong việc kê khai tài sản, theo ông là một giải pháp đúng. Nhưng để thực hiện được giải pháp đó thì gặp rất nhiều trở ngại, vì thứ nhất khi người ta tham nhũng người ta có thể che dấu tài sản đó dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ bất động sản người ta đứng tên dưới dạng con cháu họ hàng. Thứ hai nữa người ta có thể rửa tiền thông qua các cổ phần trong doanh nghiệp hay thậm chí gởi tiền ở nước ngoài hay đóng cổ phần mua bảo hiểm ..v..v..

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây.
- TS Lê Đăng Doanh
LS Trần Đình Triển nhấn mạnh đến việc phải có những quyết sách cụ thể :
‘Thí d, bây gi có th trên mt phương din nào đó nếu Lut Đt đai qui đnh và văn bn hướng dn ban hành, nếu đt đai đng tên ai thì người đó là quyn s hu và phi được kê khai, sau đó làm cuc tng kim tra trên toàn quc đ xem rng đt đai, nht là trong vùng đô th đng tên ai và người đó có kh năng có tài sn hay không ..v..v.. rt là nhiu gii pháp. Thm chí h thng ngân hàng hay tài khon ca các quan chc nước ngoài, nếu chúng ta hp tác vi Interpol hay các t chc phòng chng ra tin ca Quc tế và các ngân hàng nước bn mang tính quc tế đ làm rõ vic đó ra. Mi vic như vy cn phi đưa ra gii pháp c th còn li phát biu ca Tng Bí thư hay đường li mang tính sách lược, còn đi vào c th thì phi có thiết kế c th, vi nhng tác đng c th và gii pháp c th thì mi đưa li hiu qu.”
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần một sự cải cách thể chế có thực chất thì mới có thể giảm thiểu quốc nạn tham nhũng. Năm 2006 khi nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khảng khái nói rằng sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng. Tình trạng hiện nay không đổi khác mà còn có phần tệ hại hơn. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch Quốc tế năm 2013 Việt Nam bị xếp hạng 116/177 quốc gia về chỉ số cảm nhận tham nhũng.
Câu chuyện về ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ với biệt thự lớn như lâu đài, có thể chỉ là những nét chấm phá trong toàn cảnh bức tranh quyền lực và tham nhũng tại Việt Nam.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List