Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, June 10, 2014

Đối lập Việt Nam kêu gọi Phương Tây ủng hộ trong cuộc tranh đấu vì nhân quyền


Đối lập Việt Nam kêu gọi Phương Tây ủng hộ trong cuộc tranh đấu vì nhân quyền

Daniela Vrbová – Kamila Schusterová (Đài Truyền thanh Séc)
NHQ (Vietinfo.eu) dịch

Biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh
Đài truyền thanh Séc mới đây có bài phóng sự về tình hình Việt Nam trong đó có cuộc phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành, các bloggers trong nước là Nguyễn Tiến Trung và Paulo Thành Nguyễn về các vấn đề nhân quyền. 

Bài phóng sự cũng đề cập đến những tình hình nóng trong nước như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đặt giàn khoan tại Biển Đông và cố gắng của Việt Nam ký hiệp định đối tác TPP với Hoa Kỳ. 

Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những chỉ trích và các ý kiến bất đồng nhằm phản đối lại tư tưởng độc đoán do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và duy trì. Trong tháng Tư, chính quyền đã thả ít nhất 5 nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng và tù nhân chính trị nổi tiếng – hai trong số họ, khẳng định rằng, họ được thả dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Hoa Kỳ. 

Sự thật là các chính trị gia nước ngoài ngày càng chỉ ra sự vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam. Tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện đang trải qua thời kỳ phục hưng. Mọi người dường như ít sợ, đó là khẳng định của những người nước ngoài trở về từ Việt Nam trong những tháng gần đây.

Cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh Ảnh: CTK / AP

Điều này được phản ánh đầy đủ vào tháng 5 năm nay, khi tại Hà Nội và các thành phố khác người dân biểu tình phản đối việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng biển tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc, hoặc biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam. Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra các vụ tấn công nhắm vào nhà máy Trung Quốc. Đã có một vài công nhân Trung Quốc bị thương và hai người đã thiệt mạng trong vụ bạo động.

Hôm 11. 05. 2014, ngay tại Praha, đã có khoảng vài trăm người, mà theo các nhà tổ chức là gần hai ngàn người Việt đang sinh sống tại Cộng hòa. Séc đã biểu tình chống hành động hung hăng của Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc. Tất cả diễn ra trong hòa bình.

Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đẩy chính phủ Việt Nam vào trong một tình huống tế nhị: một mặt cho phép mọi người biểu tình để phản đối chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc, nhưng mặt khác nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc trên quy mô lớn vào Trung Quốc. Đó là việc nhập khẩu hàng hóa và năng lượng của Trung Quốc. 

Thời báo Financial Times và các phương tiện truyền thông Việt Nam dẫn lời Cục Thống kê Việt Nam cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 23,7 tỉ USD.
Trong thời gian dài Việt Nam đang vật lộn với nền kinh tế bị suy thoái. Đây không chỉ là một hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, mà còn của lạm phát và mất giá tiền tệ do các chính sách kinh tế của chính phủ gây ra.

“Nền kinh tế Việt Nam chuyển mình vào năm 1986 từ một cơ chế nhà nước quản lí sang kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhưng chỉ là sân chơi của các công ty lớn và các công ty nhà nước,” nhà Việt Nam học Lada Homutová của khoa Triết học, Đại học Charles cho biết. Qua các cuộc biểu tình chống lại hành động của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam cũng phản ánh sự bất mãn của người dân Việt Nam với các nhà lãnh đạo của mình.

Vì vậy, đối với các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam, quan trọng nhất là duy trì lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, những người có nhà máy ở Việt Nam đối với hàng hóa có thương hiệu. Nhưng nó cũng liên quan đến số phận của các cuộc đàm phán đang diễn ra về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ. 

Họ là một thị trường xuất khẩu quan trọng đối với hàng hóa Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với thị trường Trung Quốc. Vì thế vào giữa tháng Tư, chính phủ Việt Nam đã thả một số tù nhân chính trị. Ít ra đó là lôgíc nằm đằng sau các bước đi có chủ đích của chính phủ Việt Nam, theo nhận định của Trần Quang Thành, một nhà báo Việt Nam hiện đang sống tại Cộng hòa Slovakia. 

Năm 1991, sau khi ông viết một loạt các bài báo về tham nhũng và buôn bán người được chính quyền làm thinh cho phép, ông đã bị một kẻ tấn công không rõ danh tính tạt axit vào mặt. Ông bị bỏng 80 phần trăm cơ thể, một con mắt mù hoàn toàn và con mắt thứ hai mất thị lực 90 phần trăm.

Ông Trần Quang Thành thì lại cho rằng đó là một chiến thuật rất đơn giản của chế độ: mặc dù họ thả một số tù nhân, nhưng sau đó lại bắt giữ rất nhiều người. Nó đã được sử dụng vào lần cuối cùng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Một trong những tù nhân chính trị được thả vào tháng Tư, là Nguyễn Tiến Trung. Ông bị bắt năm 2009 và bị kết án đến bảy năm tù theo Điều 88 với âm mưu lật đổ chính phủ của Việt Nam. Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983, và năm 2006 ông cùng môt số bạn bè thành lập Tập hợp Thanh niên Dân Chủ và tham gia Đảng Dân Chủ Việt Nam. Khi nghiên cứu ở nước ngoài ông có cơ hội tiếp xúc với cả các chính trị gia Mỹ và đại diện của Ủy ban châu Âu và dành được sự ủng hộ của họ cho sự nghiệp đấu tranh của ông.

Ngay cả Liên minh châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, trong năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 24 tỷ euro. Các doanh nghiệp châu Âu là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Vào cuối tháng ba đã diễn ra vòng đàm phán thứ 7, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Và như các câu trả lời toàn diện của John Clancy, người phát ngôn của Ủy viên châu Âu về Thương mại Karel de Gucht, các cuộc đàm phán diễn ra trong một bối cảnh chính trị rộng lớn hơn của Hiệp định về quan hệ đối tác và hợp tác, mà trong đó chủ đề quan trọng hàng đầu được đặt ra với đối tác thương mại tương lai của EU là phải tôn trọng nhân quyền. 

Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực này cũng ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Cuối cùng, như ông John Clancy đã viết, tất cả các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, cũng bao gồm điều khoản yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các thỏa thuận về bảo vệ môi trường.

Trung Quốc cách đây mấy tuần đã đặt giàn khoan trong khu vực tranh chấp giữa Bắc Kinh và Hà Nội tại Biển Đông, tạo nên vành đai mấy cây số không cho ai được vào kể cả các tàu Việt Nam. Ảnh: ČTK/AP, Jin Liangkuai

Nhà báo lưu vong Trần Quang Thành cảm nhận rằng việc thả các tù nhân chính trị vào tháng Tư có mối quan hệ trực tiếp với các cuộc đàm phán thương mại của Việt Nam, đặc biệt là về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Nhưng ông cũng chỉ ra các báo cáo của Human Rights Watch hoặc Ân xá Quốc tế đề cập đến các hành vi tàn bạo tại các đồn cảnh sát, đánh đập trong tù và điều kiện nhà tù khắc nghiệt. Do đó ông kêu gọi triển khai phái đoàn quốc tế đến Việt Nam, trong đó sẽ kiểm tra điều kiện trong các nhà tù địa phương. Cùng có quan điểm tương tự như trên là blogger và nhà hoạt động Việt Paulo Thành Nguyễn, ông là người hoạt động Công giáo và ông đã đăng các bài báo công bố trên Facebook và các trang blog nổi tiếng của Việt Nam về sự mất ổn định trong xã hội Việt Nam và kinh nghiệm của mình đối phó với cảnh sát.

Ông cũng nhìn nhận việc thả một số bất đồng chính kiến vào tháng tư vừa qua chỉ sự kiện mà chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm che mắt dưới áp lực quốc tế nhằm thu được lợi ích, chẳng hạn như các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nguyễn Tiến Trung chỉ ra rằng mặc dù Việt Nam đã ký kết Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và một số luật pháp quốc tế, vẫn còn rất nhiều người dân trong tù vì lý do chính trị.

Điều này, theo ông cho thấy sự thiếu ý chí chính trị và lương tâm của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, thậm chí ngay bản thân ông cũng không phải hoàn toàn được tự do. Hiện tại ông phải mất thêm ba năm quản thúc tại gia, có nghĩa là không thể rời khỏi khu vực của ông. Cảnh sát và An ninh được liên tục theo dõi ông đi đâu và gặp gỡ với ai và cũng ghi lại tất cả các cuộc điện đàm qua điện thoại của ông.

Đảng Dân Chủ Việt Nam và Tập hợp Thanh niên Dân Chủ được ông thành lập vẫn hoạt động ngay cả tại thời điểm khi ông bị giam giữ. Trong thời gian đó, theo lời ông nói, toàn bộ phong trào dân chủ đã có những bước tiến triển nhảy vọt. Ông cũng hy vọng rằng các chính phủ châu Âu sẽ bảo vệ và tiếp tục giữ đúng các nguyên tắc về các vấn đề quan trọng cho sự nghiệp phát triển của tự do và dân chủ. Và họ nên nhấn mạnh vào nó, như các điều khoản quan trọng khi đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Việt Nam.
(vietinfo.eu)
D. V. – K. Sch.


“Diên Hồng” chưa từng có của XHDS: Phải thành lập Công đoàn độc lập! (1)

Ngày 05/06/2014, hơn 40 đại diện thuộc 15 tổ chức XHDS độc lập đã lần đầu tiên tham dự một cuộc họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2 do hội Cựu tù nhân lương tâm chủ trì (3 lần trước có họp, nhưng quy mô nhỏ hơn). 15 tổ chức XHDS bao gồm:
- Hội CTNLT, PNNQVN, Hội Ái Hữu tù nhân lương tâm – chính trị, Bầu bí tương thân, Truyền thông Chúa Cứu Thế, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành, Mạng lưới blogger VN, Con đường Việt Nam, Hiệp hội Dân oan, Liên đới dân oan tranh đấu, Diễn đàn XHDS, Bạch Đằng Giang Foundation.

Tưởng nhớ các anh hùng, tử sĩ 
Trước khi bắt đầu cuộc họp, Hòa thượng Thích Không Tánh đã kêu gọi các nhóm XHDS dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các tiền nhân, các anh hùng tử sĩ đã từng hi sinh cho quê hương, tổ quốc.

Hòa thượng giới thiệu về hội:
“Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là đồng chủ tịch hội CTNLT cùng với linh mục Phan Văn Lợi, Phạm Bá Hải là điều phối viên, Phạm Chí Dũng là phát ngôn nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài cũng là thành viên ban điều hành của hội. Qua thảo luận, hội CTNLT quyết định tạm thời dùng chùa Liên Trì là nơi đặt trụ sở cho hội. Vì vậy, qua mấy tháng nay có một số nhóm Xã hội dân sự đã họp mặt tại đây trong tình thương, đoàn kết trong tình huynh đệ, xóa bỏ hết những tị hiềm và coi nhau như anh em ruột để cùng có một lí tưởng chung là Việt Nam có tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng thật sư, làm cho Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc ngoại bang như gần đây TQ đã lấn biển chúng ta. Đó là nỗi đau khổ của tất cả chúng ta – những ai có lòng yêu nước, nghĩ đến 4.000 năm văn hiến nước nhà”.

Hòa Thượng cũng nói về những sách nhiễu của chính quyền:
“Thay mặt chùa Liên Trì và hội CTNLT chào đón tất cả đại biểu của các hội đoàn dân sự có mặt hôm nay. Chúng tôi rất mừng vì các vị đã đến được đây vì công an, an ninh có 2 trạm canh đặt ở 2 đầu con đường. Phái đoàn của Cao Đài bị chặn không cho xe và nên phải đi bộ từ đầu đường đến chùa.”

Bước tiến mới của XHDS
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đánh giá rằng suốt mấy chục năm, đây là lần đầu có một buổi họp đông đủ nhiều hội nhóm, thành phần, tôn giáo, tuổi tác ở mọi nơi về họp. Để có được buổi họp hôm nay, trong điều kiện còn hạn hẹp về vật chất và đe dọa của chính quyền mà chùa Liên Trì đã đứng ra giúp các hội nhóm có được buổi họp đông đủ thế này thật là điều rất tốt.

“Đây là lần đầu tiên có một cuộc họp XHDS hoàn toàn do quần chúng lập ra, nhà nước có chấp nhận hay không là chuyện khác. Chúng ta có những hoạt động lợi ích cho dân tộc là đã sẵn sàng chấp nhận bị sách nhiễu. Hôm nay chúng ta gặp nhau được như vậy là quý lắm rồi, chúng ta gặp nhau trong tinh thần cởi mở, bình đẳng. 

Chúng ta chỉ có một nguyện vọng, lí tưởng là chúng ta muốn đất nước này khá hơn. Mỗi một tổ chức XHDS có một phương cách, chính sự khác nhau về phương cách, cách làm mới là sự phong phú của phong trào dân chủ của chúng ta hiện nay.

Đảng Cộng sản ở nước ta chỉ có một đường lối tuyên truyền và hoạt động gây hậu quả là: bây giờ đất nước rất nghèo nàn, lạc hậu. Chúng ta phải thiết lập nền dân chủ từ dưới lên, từ chính quý vị, chính tiếng nói ngày hôm nay, chính các vị dân oan, công nhân và các tôn giáo.

Hôm nay chúng ta cùng trao đổi ý kiến trong tinh thần thoải mái, yêu thương, thông cảm, coi nhau như anh em, kể tuổi tác, thành phần xã hội, bằng cấp…” – Bác sĩ Quế chia sẻ.

Quyền tự do hội họp
Chương trình họp mặt của các hội nhóm bàn về quyền tự do hội họp:
Quyền căn bản của chúng ta là có quyền đến đây ngày hôm nay mà không bị ngăn cản.

“Vì sao các anh hăm dọa tôi?”

Chúng ta phải tranh đấu để quyền này phải được công nhận. Quyền cơ bản này các nước trên thế giới đã công nhân, đã thực hiện… chỉ có những nhà nước độc tài là không công nhận thôi. Sau khi chúng ta có quyền tự do ngôn luận rồi thì chúng ta phải có quyền tự do hội họp, tự do lập hội.

“Tôi đi làm nghề gì đi nữa thì tôi phải có quyền bàn thảo và thành lập công đoàn để tranh đấu có quyền lợi của tôi. Hội đại diện cho tập thể này để thương thuyết với chủ nhân chứ không phải nhà nước này thành lập công đoàn như một cánh tay dài đàn áp công nhân”.

Tình hình hiện nay Việt Nam sẽ biến và chắc chắn phải biến, tất cả tùy thuộc vào sức mạnh XHDS, thời cơ đã có, các XHDS phải hoạt động mạnh mẽ để VN có được tự do dân chủ, không cho rối loạn, không đổ máu và không phụ thuộc ngoại bang.

“Cảm ơn giàn khoan HD-981!”
Đại diện Diễn đàn XHDS, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu:
Như Hòa thượng Thích Không Tánh và BS Quế đã nói, đây là lần đầu tiên sau 1975, nhiều hội nhóm như vậy ngồi lại với nhau. Trước đây 3 tháng chúng ta đã có những cuộc họp XHDS nhưng chưa bao giờ đông đủ tập trung 15, 16 hội đoàn như thế này. Tôi cho đây là một sự kiện đầu tiên của sự thống nhất tương đối và manh nha nào đó cho nền dân chủ ở VN kể từ năm 2007 đến nay.

Cách đây một năm chúng ta thấy rằng việc tập hợp cơ số người bất đồng ý kiến với nhà nước như vậy là rất khó khăn, còn chỉ hai năm trước còn là việc không tưởng. Một năm trước vào tháng 6/2013, chính quyền vẫn còn bắt bớ các blogger… Trong 2 năm gần đây có một sự biến chuyển khá nhanh dù chúng ta chưa hài lòng,  nhưng cũng lí giải cho việc chúng ta được ngồi lại với nhau hôm nay mà không bị chặn ngoài kia. Vì sao chúng ta không bị chặn ở nhà trong khi chính quyền chỉ theo dõi dù họ nắm gần như toàn bộ chương trình của cuộc họp này?

Đặc biệt hôm nay sự có mặt của đại điện giáo hội PGVNTN và các chức sắc  PGHH, Cao Đài và Tin Lành là một điều đặc biệt, vô cùng đáng quý và vô cùng quan trọng.

Điều đó lí giải vấn đề gì? 
Chúng ta nên đặt câu hỏi đó là một xu thế hay không phải xu thế, để cùng thảo luận hôm nay.

Theo tôi đó là một xu thế, vấn đề này tiếp nối cuộc gặp mặt mà một số bạn blogger ở đây đã có gặp phái đoàn EU vào ngày 20/5/2014. Đó là lần đầu tiên Liên Minh Châu Âu tổ chức ngay tại thủ đô Hà Nội cuộc gặp với các hội đoàn dân chủ độc lập và nhà nước mà trước đây chưa hề có. Đó là một điều đáng ngạc nhiên! 

Tuy nhiên, nếu họ có thể làm điều đó thì tại sao ở đây không diễn ra được điều tương tự?

Xu thế thứ hai là tạm lắng một sự kiện gây xáo trộn toàn bộ đời sống chính trị, xã hội ở Việt Nam là giàn khoan HD-981. Riêng với bản thân tôi, thật lòng tôi phải “cám ơn giàn khoan HD-981″ vì họ đã gây ra một sự kiện làm trái tim yêu nước của nhiều người hội tụ lại.

Ở Việt Nam từ xưa đến nay, dù ở trong thời kì triều đình thối nát rệu rã như thế nào từ Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê, cứ mỗi khi đất nước lâm nguy thì lòng người lại hội tụ, lại có một “Diên Hồng” nào đó. Nếu không phải là “Diên Hồng” do triều đình tổ chức thì vẫn có “Diên Hồng” của lòng dân, trong lòng dân và từ người dân mà ra. Tôi cho cuộc họp này cũng là một “Diên Hồng” nho nhỏ mà chúng ta tụ họp lại với nhau và để tìm cách phát triển đất nước, để phát  triển được đất nước thì phải làm sao để khắc phục và hồi phục những khó khăn hiện nay.

Một trong những khó khăn đó là họa xâm lăng của Trung Quốc, và họ cũng vừa “biếu cho chúng ta một món quà”. Món quà đó cũng tiếp nối một sự kiện rất quan trọng là: Làm cho một số thành phần chính khách ở trong trở nên quyết đoán, dứt khoát hơn với xu hướng ngã về các nước phương Tây so với trước đây là phụ thuộc hoàn toàn vào “thiên triều” Bắc Kinh.

Đó là một xu hướng tốt
Tôi xin điểm lại một số nét để quý vị thấy là không phải vô cớ mà sau một tuần xảy ra sự kiện HD-981 và trong bối cảnh tàu Trung Quốc liên tục xâm lấn, gây hấn tàu Việt Nam thì Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương đã bắn tiếng trên Reuters rằng: “Hoa Kì mong muốn thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam”. Theo tôi đó là tín hiệu rất quan trọng, vì vấn đề đối tác chiến lược từ trước tới giờ chưa được phát ra từ phía Mỹ.

Vấn đề chiến lược ở đây gắn liền vấn đề an ninh và quân sự, có nghĩa là người Mỹ bắt đầu chìa tay cho Việt Nam về an ninh và quân sự. Đó là sự kiện hết sức quan trọng và nó liên quan tới hai vấn đề khác: một là hiệp định thương mại, đối tác xuyên châu Á- TBD (TPP), và hai là bán vũ khí sát thương cho VN. Điều đó có nghĩa là nhà nước VN phải coi đây là cơ hội và phải nắm cơ hội đó, vì sẽ không còn cơ hội nào khác. Nếu họ để vuột mất cơ hội lần này thì họ sẽ mất tất cả và bị phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, lúc đó không ai có thể cứu họ được nữa.

Có thể tình hình như thế đã dẫn tới tuyên bố của Tổng thống Obama về khả năng lần đầu tiên Mỹ điều binh tới biển Đông trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông. Đó là tuyên bố cứng rắn đầu tiên của Obama trong hai nhiệm kì nhiệm đương chức của ông về Biển Đông. Điều đó lại dẫn tới một tuyên bố khác của ông Nguyễn Tấn Dũng ở Việt Nam, cũng là tuyên bố đầu tiên trong hai nhiệm kì của ông về thái độ có vẻ như hơi cứng rắn về tình hữu nghị “viễn vông” nào đó với Trung Quốc.

Không phải vô cớ mà vừa rồi ĐBQH Hoàng Hữu Phước đột ngột xoay 180 độ từ việc chống biểu tình sang đồng thuận với biểu tình. Tôi có cảm giác rằng trong 10 ngày vừa qua có một sự thỏa thuận nào đó giữa nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ để một số chính khách VN đột ngột thay đổi thái độ, quay sang ủng hộ những điều mà chúng ta đang đấu tranh là vấn đề tụ tập, lập hội, biểu tình và thành lập công đoàn độc lập.
Trên đây là sơ bộ một số nét cho thấy rằng chúng ta ngồi đây an toàn, không bị ngăn trở là có lý do của nó. “Người ta” không dám ngăn trở vì đây là vấn đề xu thế chứ không phải người ta không muốn ngăn trở.

Quyền lập hội và công đoàn độc lập
Vấn đề thứ hai là sắp tới chúng ta sẽ bàn về quyền lập hội và công đoàn độc lập. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải tách bạch ra là những hội nhóm dân sự làm sao có thể tận dụng được cơ hội trong thời gian sắp tới. Theo tôi thì trong vòng một năm nay, đây là bước ngoặt thứ hai mở ra cho XHDS ở VN. Không loại trừ khả năng trong nửa cuối năm 2014 sẽ có đột biến tổng hợp, trong đó có những đột biến tạo điều kiện cho sự phát triển của XHDS.

Nhưng điều kiện đó là cái gì nếu chúng ta không thể thống nhất được, không thể phát triển số lượng và nâng cao về mặt chất lượng? Mục tiêu của XHDS là phải tác động được tới thể chế chính sách và đổi mới thể chế . Chính sách có tiêu cực, trong đó có vấn đề công đoàn độc lập, vậy làm sao chúng ta phải huy động được sức ảnh hưởng đối với 2 triệu công nhân ở VN, làm sao chúng ta có thể tận dụng được xu thế là nhà nước VN hiện nay đang phải từng bước chấp nhận không chỉ mô thức XHDS mà phải chấp nhận luôn cả vấn đề công đoàn độc lập.

Hiện nay VN không thể tham gia TPP nếu không chấp nhận công đoàn độc lập. Họ cũng đang dần phải chấp nhận công đoàn độc lập theo phương thức mà họ gọi là phân cấp về địa phương hoặc họ đề nghị ân hạn 5 năm để họ dần thay đổi. Nhưng Hoa Kì không chấp nhận điều đó và người Mỹ đang nắm cán cân. Sắp tới chúng ta sẽ cần hướng tới những người công nhân, nông dân và nhiều hơn nữa.
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List