Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, July 8, 2014

Phố thịt chó Nhật Tân đóng cửa vì quả báo sát sinh


Phố thịt chó Nhật Tân đóng cửa vì quả báo sát sinh

Phố thịt chó Nhật Tân (Hà Nội), với 50 nhà hàng, tấp nập khách nhậu ngày đêm giờ chỉ còn duy nhất một nhà hàng hoạt động cầm chừng vì vắng khách. Vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất là câu hỏi nhiều người quan tâm.

Tôi vòng đi vòng lại mấy lần phố Nhật Tân, tìm quán thịt chó Trần Mục, nơi mà dân nhậu Hà thành không ai không biết, vì nó là thương hiệu quá nổi tiếng, nhưng không thấy đâu cả.
Hỏi chị bán hàng nước, chị chỉ ngôi nhà ngay cạnh bảo: “Trần Mục thịt chó đây anh này”.
Đó là ngôi nhà 2 tầng với vách tôn, mái tôn, cổng rả đóng kín, bụi phủ trắng nhợt, thậm chí cỏ mọc thành bụi từ những kẽ nứt trước nhà. Chị bán hàng nước bảo: “Cả phố Nhật Tân chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo thôi, không có quán nào khác cho anh lựa chọn nữa đâu”.

Phố Nhật Tân giờ không còn thịt chó

Tôi hỏi lý do vì sao quán thịt chó Trần Mục quá nổi tiếng, mà lại đóng cửa, chị bán nước bảo: “Mấy chục quán thịt chó ở đây đều phá sản hết anh ạ. Dù họ giàu có cỡ nào, nhưng làm công việc sát sinh, mà lại giết hại con vật nuôi yêu quý của con người, nên đều không có kết cục tốt. Bà Xìu chủ quán Trần Mục chuyển nghề rồi, giờ buôn bán bất động sản”.

Chị chủ quán nước chỉ tòa nhà màu vàng bên kia đường và bảo đó chính là nhà bà Nguyễn Thị Xìu, vốn là chủ quán thịt chó Trần Mục.

Tòa nhà lớn ngay mặt đê quả là trụ sở một doanh nghiệp, chuyên môi giới bất động sản.
Người đàn bà độ ngoài 60 tuổi, dáng vẻ chậm rãi, khuôn mặt phúc hậu, miệng hay cười tiếp đón niềm nở. Bà vồn vã mời tôi vào phòng khách, pha nước, mà không hỏi là ai, đến có việc gì, như phần lớn gia chủ khác khi có khách lạ đến gặp. Đó chính là tính cách thân thiện của người Hà Nội gốc.

Khi tôi hỏi chuyện vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất, bà Nguyễn Thị Xìu không vào ngay chuyện. Bà nhớ lại một thời vàng son của Trần Mục quán, cùng phố thịt chó Nhật Tân thơm lừng thịt chó, mắm tôm.

Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa mấy năm nay

Theo bà Xìu, thịt chó Trần Mục chính là quán đầu tiên của phố Nhật Tân. Vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó, vùng đất ngoài đê sông Hồng còn hoang vu, cỏ cây lau lách, dân cư thưa thớt. Chồng bà, ông Trần Mục đã cắm một mảnh đất ven đê, dựng mái lều tranh, viết tên mình gắn với món thịt chó lên cái mẹt, rồi cắm triền đê. Không ngờ, quán lá ven sông giữa bốn bề lau lách, lại hấp dẫn thực khách đến vậy.

Khách tìm đến quán thịt chó Trần Mục ngày càng đông. Người Hà Nội tìm ta tận ngoại thành để hưởng hương đồng gió nội. Khách tỉnh xa qua cầu Thăng Long cũng dừng lại triền đê thưởng thức thịt chó Trần Mục, hít thở gió sông Hồng.

Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt, nên ông Trần Mục phá căn lều nhỏ, dựng ngôi nhà hai tầng, rộng mấy trăm mét vuông.

Thời vàng son kéo dài suốt hai chục năm. Mỗi ngày quán Trần Mục đón 600 – 1.000 thực khách. Ông Mục phải thuê tới 50 nhân viên, làm việc từ 4h sáng đến 23 giờ đêm để phục vụ khách.

Để có thể đáp ứng nhu cầu thực khách, mỗi ngày quán giết mổ từ 100 đến 150 con chó.

Gia đình bà Xìu chuyển sang làm những nghề khác

Bà Xìu nhớ lại: “Quán Trần Mục đông đến nỗi, nhà hàng rộng vậy mà không đáp ứng nổi. Những ngày cuối tháng, quán chỉ nhận phục vụ những khách đặt trước. Chuông điện thoại đặt hàng reo inh ỏi suốt ngày, đến nỗi tôi phải rút điện thoại ra, để khỏi phải nghe nữa”.
Thấy nhà hàng Trần Mục quá đông khách, kiếm bộn tiền, hàng loạt nhà hàng thịt chó dọc con đê mọc lên. Thời cao điểm, vào năm 1995 đến 2005, khu vực ngoài đê Nhật Tân có tới 50 quán thịt chó.

Cứ chiều xuống, con phố lại chìm trong làn khói mờ ảo của những lò thui chó, những xiên chả nướng chó. Nhưng đó là chuyện của vài năm trước. Giờ thì cả con đê Nhật Tân, chỉ còn lại mỗi quán Anh Tú Béo.

Tôi cắt ngang hồi tưởng của bà Xìu bằng câu hỏi: “Nghe đồn bà đóng cửa quán vì sợ sát sinh loài vật thân thiết với con người?”. Bà Xìu bảo, bà không tin vào chuyện mê tín, nhưng chuyện bà đóng cửa quán, nghỉ bán thịt chó, cũng có phần lớn là vì nỗi sợ hãi vô hình đó.
Theo lời bà Xìu, chính chồng bà, ông Trần Mục là người gây dựng nên thương hiệu thịt chó Trần Mục nói riêng và thịt chó Nhật Tân nói chung, tuy nhiên, khi quán hoạt động được vài năm, đúng lúc thịnh vượng, thì ông Mục đòi đóng cửa quán, không làm công việc sát sinh này nữa.

Quán thịt chó Trần Mục giờ phủ bụi, cỏ mọc

Ông Mục bảo rằng, không ai làm giàu nhờ sát sinh được, nhất là làm giàu trên sự chết chóc của loài chó. Tuy nhiên, khi đó, việc kinh doanh thịt chó đang rất thịnh vượng, mang lại tiền bạc như nước, nên bà Xìu không chấp nhận đóng cửa quán.

Không thuyết phục được vợ, ông Mục bỏ mặc quán cho vợ quản lý, còn ở nhà trông cháu, chăm sóc cây cối vui tuổi già. Mình bà Xìu phải vật lộn với việc quản lý quán thịt chó. Bà phải tự tay pha chế thịt chó mới đảm bảo chất lượng.

Nghe chồng nói nhiều về chuyện không có hậu trong nghề kinh doanh thịt chó, rồi bà chứng kiến nhiều người làm nghề giết mổ và đón nhận kết cục không tốt đẹp, nên bà Xìu cũng hoang mang.

Thịt chó Trần Mục nổi tiếng một thời. Ảnh: Tiến Dũng

Bà không dám tự tay giết chó nữa, mà sai nhân viên làm việc đó. Để giải bớt nghiệp cho mình và gia đình, bà Xìu đi lễ rất nhiều nơi. Mỗi năm, bà đi hàng chục ngôi chùa, cúng lễ rất chu đáo, đốt vô số vàng mã cúng cho linh hồn loài chó. Bà Xìu tin rằng, do bà đi lễ cẩn trọng, nên đại gia đình bà mới không ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, những điều xảy đến với sức khỏe, khiến bà cũng phải bận tâm suy nghĩ. Mấy năm trước, dù hàng loạt quán thịt chó ở Nhật Tân đã đóng cửa, song quán Trần Mục có thương hiệu, nên vẫn rất đông khách.

Đúng thời điểm đó thì bà mắc nhiều thứ bệnh như cao huyết áp, thoái hóa các khớp khiến bà không đi nổi, đôi mắt cứ mờ dần phải tiến hành mổ gấp mới không bị mù… Thời điểm đó hầu như tháng nào bà cũng phải đi viện vài lần.

Nỗi sợ hãi về việc sát sinh loài chó đã nhen nhóm xuất hiện trong đầu bà và đại gia đình. Chồng, con ra sức ngăn cản bà, yêu cầu bà đóng cửa quán thịt chó. Nhưng chỉ đến khi ngã gãy tay, phải bó bột, không tự tay pha chế được thịt chó nữa, bà mới sực tỉnh, sợ hãi thực sự.

Cái lần ngã rất nhẹ mà gãy tay, đã khiến bà suy nghĩ nhiều, rồi quyết định đóng cửa thương hiệu thịt chó Trần Mục nổi tiếng, mà không một chút lưu luyến nào nữa.


Phố thịt chó biến mấ
Như đã nói ở kỳ trước (phần trên), bà Nguyễn Thị Xìu, chủ quán chó Trần Mục nổi tiếng nhất Hà Nội, dù đang lúc ăn nên làm ra, vẫn quyết định đóng cửa quán, bởi những lo âu hư hư thực thực.

Theo bà Xìu, những người con của bà đều không theo nghiệp kinh doanh thịt chó, mà làm những lĩnh vực khác. Bà không tin vào chuyện đen đủi do sát hại chó, nhưng có một điều bà nhận thấy, là nhiều gia đình trở nên lục đục, không có hậu khi làm nghề này.

Nỗi sợ hãi nghề sát sinh loài vật thân thiết với con người sẽ không có hậu bao trùm các gia đình kinh doanh thịt chó ở Nhật Tân, nên hễ nhà nào làm ăn khá giả, có đủ vốn, là họ đóng cửa quán, đi làm thứ khác.

Rời nhà bà Xìu, tôi tạt vào quán nước của bà Minh, cách quán thịt chó Anh Tú Béo không xa. Quả thực, những bà chủ quán nước là cái túi đựng thông tin kiểu truyền miệng quanh vùng.
Pho Nhat Tan 06
Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa mấy năm nay

Bà Minh khoe rằng, bà đã bán hàng nước ở con phố thịt chó này được ngót 20 năm, từ khi quán Trần Mục và Anh Tú Béo mở ra, rồi cả đoạn đê thành phố thịt chó. Giờ các quán đã phá sản, đóng cửa hàng loạt, chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo vắng teo khách, bà vẫn kiên trì ngồi bán hàng nước, dù khách chẳng còn mấy. Quán thịt chó đóng cửa sạch sẽ, khách không đến nữa, thu nhập của bà cũng giảm.

Tôi hỏi: “Bác có biết vì sao các quán thịt chó ở Nhật Tân đóng cửa hết không ạ?”. Bà Minh oang oang: “Trời ạ, làm cái nghề giết chóc ghê rợn ấy thì làm sao mà có hậu được hả cậu? Mấy gia đình kinh doanh thịt chó không gặp chuyện nọ, thì cũng vướng chuyện kia. Dù họ có nhiều tiền như nước thì cuối cùng cũng hết sạch thôi. Của thiên trả địa mà. Cũng có nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, nhưng lục đục lắm, vợ chồng đánh lộn, con cái hư hỏng cả”.

Bà Minh bấm đốt ngón tay từng gia đình kinh doanh thịt chó, như ông M., bà K., anh V., chị H… Mỗi gia đình bà đều kể vanh vách từ khi mở quán, ăn nên làm ra hay phá sản, đóng cửa ra sao.
Pho Nhat Tan 07
Bên trong quán thịt chó Trần Mục đã một thời đông nghịt thực khác

Trong mấy chục gia đình kinh doanh thịt chó không có hậu, tôi ấn tượng với câu chuyện về ông S., chủ quán thịt chó A.X. một thời làm ăn thịnh vượng ở phố Nhật Tân.

Nếu so về thương hiệu, thâm niên, thì quán thịt chó A.X. không nổi tiếng bằng Trần Mục và Anh Tú Béo.

Ông chủ quán là người làng Trung Hòa, trước kinh doanh cá sông, gà đồi. Thấy mấy nhà hàng thịt chó ở Nhật Tân phục vụ khách không xuể, ông này đóng cửa nhà hàng ở Trung Hòa, thuê địa điểm rồi mở quán thịt chó ở Nhật Tân.

Do có kinh nghiệm chế biến thịt chó, địa điểm quán lại đẹp, nên quán thịt chó A.X. nhanh chóng thu hút thực khách, làm giàu nhanh chóng. Ông này thuê tiếp địa điểm và mở quán thứ hai cũng với thương hiệu đó.

Tuy nhiên, đúng lúc công việc kinh doanh thịt chó phất lên, thì vận rủi liên tiếp đổ xuống gia đình ông. Đầu tiên là chuyện xảy ra với người con trai lớn của ông, là người ông hướng theo nghề, tiếp tục nối nghiệp cha quản lý, kinh doanh thịt chó.

Để có chó xịn, thịt ngon, nhiều khi anh này phải lên tận Phú Thọ, Sơn La để chọn chó từ những lái buôn. Những con chó được làm thịt chỉ là chó dé, lông vàng, nặng trên dưới 10kg, sống ở vùng trung du, miền núi phía Bắc.

Thịt loài chó này nạc, ngọt, mềm, thơm. Chính sự cầu kỳ đó mà quán A.X., sinh sau đẻ muộn, song lại hút khách không kém.

Vào năm 2000, khi người con trai của ông chủ này đang tóm con chó từ lồng ra để đập chết, làm thịt, thì vô tình bị con chó này cắn vào tay. Vết cắn xước nhẹ nên anh này chẳng thèm để tâm.

Chuyện nhân viên giết mổ chó bị chó cắn thường ngày, chẳng ai đi tiêm phòng. Thế nhưng, thật đen đủi, khi con chó cắn anh ta lại là chó dại.

Chừng tháng sau, anh này lên cơn, sùi bọt mép và chết trong bệnh viện nổi tiếng ở Singapore. Dù ông bố đã đổ ra cả đống tiền, đưa con ra nước ngoài điều trị, song vẫn không cứu được con.

Vận hạn tiếp theo đổ lên gia đình ông, là bà vợ bị tai biến, nằm liệt. Mặc dù chuyện bệnh tật là đen đủi, vận hạn, nhưng nghe nhiều người can dán, ông đã đóng cửa vĩnh viễn cả 2 quán thịt chó A.X ở Nhật Tân. Bao năm nay, ông chủ quán thịt chó A.X. thay vì giết chó, thì chú tâm đi chùa, giải nghiệp.

Cũng theo bà chủ quán nước tên Minh, thì rất nhiều gia đình kinh doanh thịt chó ở đây không có hậu. Phần lớn là phá sản, thất bại về tiền bạc.

Có gia đình con cái dính vào lô đề, cá cược, cờ bạc, nghiện ngập, nên dù làm ra bạc tỉ cũng trắng tay. Nhiều gia đình bỏ xứ trốn đi nơi khác vì bị bọn giang hồ tróc nợ.

Có gia đình cũng vì nỗi sợ hãi nghiệp sát sinh, như ông G., bà D., đã đóng cửa quán, rồi đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, mấy năm nay đất cát xuống giá thảm hại, nên không những họ đều trắng tay, mà thành con nợ.

Bà Nguyễn Thị Xìu, chủ thương hiệu thịt chó Trần Mục cũng bảo: “Dù tôi nghỉ đã mấy năm nay, nhưng vẫn thường xuyên nhận điện thoại đặt hàng của khách. Kinh doanh thịt chó rất có lãi, nên dù ít khách hơn xưa, nhưng chắc chắn không lỗ được. Tuy nhiên, ai cũng sợ hãi nghiệp báo sát sinh nên không dám tiếp tục kinh doanh thịt chó nữa”.

Như vậy đã rõ, vì nỗi sợ hãi vô hình, liên quan đến nghiệp báo, sát sinh trong thuyết giáo nhà Phật, mà mấy chục quán thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất.
Nhà nghiên cứu Phật giáo nguyên thủy Đồng Văn Thân:
Theo Phật giáo nguyên thủy, trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác. Nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cái nhân ác lớn nhất là sát sinh. Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Đọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được. Tội lỗi lớn nhất là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy.


(VTC 14)
BÀI ĐỌC THÊM:
GIẢI MÃ LÀNG THỊT CHÓ
KHÔNG AI DÁM GIẾT CHÓ
Nguyệt My (Phóng sự điều tra của Đài Truyền Hình Cáp VTC News
(VTC News) - Họ sợ hãi cái thuyết nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó nữa.

blankÔng thủ từ Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá ở đầu làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bảo rằng: “Nói chuyện này cậu không tin, nhưng có một thực tế là ở làng Cao Hạ không có ai dám cầm chày đập chết con chó, cầm dao chọc tiết nó đâu. Cùng lắm họ chỉ dám thui chó, mổ bụng, làm lòng, khi thợ đã giết chó rồi. (Ảnh: Làng Cao Hạ)

Ngày xưa, việc giết chó tự tay người Cao Hạ làm, nhưng nhiều chuyện xảy ra lắm, nên không ai dám làm cái việc sát sinh ấy nữa. Nhưng đất chật, người đông, không mổ chó thì lấy gì mà sống, nên họ vẫn phải duy trì lò mổ. Có điều, họ không trực tiếp giết chó, mà thuê thợ giết mổ từ nơi khác về.

Người dân làng Cao Hạ trả công vài trăm ngàn mỗi ngày nên thuê được rất nhiều thợ. Mà với số tiền hậu hĩnh như vậy, thì nhiều người dám cầm chày đập con chó, cầm dao chọc cổ nó”.

Nghe ông Đức nói vậy, tôi không tin lắm, nhưng quả thực, đến các lò mổ ở Cao Hạ, từ lò mổ lớn, đến bé, song không có bất cứ thợ giết mổ nào là người Cao Hạ.

Thợ mổ đều được thuê từ các tỉnh khác như Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc... Đông nhất vẫn là người Thanh Hóa. Ở Đông Sơn (Thanh Hóa), có một ngôi làng, mà cả làng đi buôn chó xuyên quốc gia và đi giết mổ chó mướn ở khắp nơi. Người nọ rủ người kia, nên có đến mấy chục thợ ở Đông Sơn hành nghề giết chó thuê ở Cao Hạ.

Lang thang tìm hiểu ở làng mổ chó Cao Hạ, tôi được nghe người dân kể rằng, người Cao Hạ đi đến đâu cũng bị chó sủa, chó cắn. Mặc dù ngôi làng đang yên tĩnh ban trưa, nhưng người Cao Hạ đi qua, là chó sủa dậy làng. Người ta đồn rằng, người Cao Hạ là khắc tinh của loài chó, mà chó là loài rất thính nhạy, nên cảm nhận được.

Trong thời gian tìm hiểu về nghề giết mổ chó ở làng Cao Hạ, tạt vào chùa Cao Hạ, tôi thấy người vào ra nườm nượp, khói hương nghi ngút, vàng mã khắp nơi. Vàng mã đủ hình 12 con giáp, gồm trâu, chó, ngựa, dê, rồng, chuột…

Tôi nhận ra bà D., một chủ lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Bà D. tuy đã 56 tuổi, nhưng ăn mặc khá thời thượng, ra dáng một bà chủ lớn. Bà có một tòa biệt thự ở trong làng, cùng một nhà nghỉ Hà Nội. Tất cả gia sản đó đều từ con chó mà ra.

Cũng như những gia đình khác ở Cao Hạ, bà D. rất sợ gặp vận rủi với nghề sát sinh. Mỗi năm, vào những ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, bà đều chuẩn bị lễ lạt chu đáo rồi cúng tế hàng giờ ở chùa Cao Hạ.

Người cúng giải hạn cho bà D. chính là thầy Thích Thanh Thủy, trụ trì chùa Cao Hạ. Tôi tiếp chuyện, nhưng bà từ chối cung cấp thông tin. Hầu hết người dân ở làng Cao Hạ đều không muốn nói về công việc sát sinh của mình.

Bản thân bà, dù đã giàu có lắm rồi, nhưng nỗi mất mát còn lớn hơn. Người chồng đầu ấp tay gối đã chết vì nghiệp giết chó. Con cái phương trưởng, làm các nghề khác, không theo nghề mổ chó.

Bao năm nay, bà sống cô đơn một mình trong tòa biệt thự, nhưng buồn vô hạn. Bà đang sống trong khổ đau, dằn vặt, vì bà tin rằng, trăm ngàn kiếp nữa, bà phải chịu quả đau đớn, vì đã sát hại hàng vạn con chó.

Dù bà D. không tiết lộ chuyện gia đình mình, song cái chết của ông K., chồng bà, thì cả làng Cao Hạ đều biết.

Theo đó, nghề mổ chó đã có từ đời ông nội của bà. Ông nội của bà cũng chính là một trong số ông tổ của nghề giết mổ chó làng Cao Hạ.

Khi đó, gia đình nghèo, ông nội bà phải lang thang khắp nơi, học nhiều nghề. Cuối cùng, ông học được nghề giết mổ chó từ một chủ lò mổ ở Bắc Ninh. Ông cụ đã mang nghề này về làng.

12 tuổi, cô bé D. đã biết đạp xe chở thịt chó đi bán. 15 tuổi nghễu nghện đạp xe chở chó về tận Hà Nội giao hàng. Vậy là, ở tuổi 56, bà D. đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề thịt chó.

Bà D. lấy chồng, là ông K., người làng khác. Mặc dù là cán bộ Nhà nước, nhưng đồng lương công chức đói kém, nên ông đã bỏ cơ quan về giết mổ chó giúp vợ.

Công việc mổ chó suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Thế nhưng, cách đây 15 năm, một vụ tai nạn giao thông khi ông đi giao thịt chó, đã cướp đi mạng sống của chồng bà.

Sau cái chết của chồng, người ta đồn là gặp vận rủi do làm nghề sát sinh, nên người thân trong gia đình đều khuyên bà nên bỏ nghề. Bà D. cũng tính bỏ nghề, nhưng ruộng đất không có, bà lại chỉ thạo mỗi nghề mổ chó, đàn con đang tuổi ăn, tuổi học, không mổ chó thì lấy gì nuôi con, nên bà vẫn phải nhắm mắt theo nghề.
Lại có câu “Khuyển thủ dạ, kê tư thần”, nghĩa là con chó thức đêm canh cho con người, con gà gáy sáng báo thức, thì con người mới sớm khuya an giấc. Con chó thân thiết với con người là vậy, mà sát hại nó, ăn thịt nó thì quá tàn nhẫn
Sư thầyThích Thanh Thủy
Kể từ đó, bà năng đi chùa hơn. Cứ đến ngày rằm, mùng một, các ngày lễ lớn, bà đều lên chùa, làm lễ, mong linh hồn những con chó do bà sát hại được đầu thai vào loài khác, được siêu sinh, không phải làm kiếp chó nữa.

Mặc dù, công việc giết mổ chó mỗi ngày một phát đạt, kinh tế mỗi ngày thêm khá giả, song bà D. không thấy hạnh phúc hơn. Bao năm trời bà khốn khổ với một cậu con trai. Anh này không ham học, không ham làm, mà chỉ phá phách tiền bạc của bà. Hết lô đề, cờ bạc, anh ta quay sang hút chích. Cuối cùng, người con trai này cũng chết vì sốc thuốc.

Sư trụ trì Thích Thanh Thủy bảo rằng, ở làng Cao Hạ, bà D. là người rất tín tâm. Mỗi lần đi chùa, bà cúng tới vài chục triệu, đốt vô số vàng mã.

blankThầy Thủy bảo: “Tôi cũng thuyết giảng, tuyên truyền nhiều lắm, nhưng nghề mổ chó là miếng cơm manh áo của họ, nên họ không bỏ được. Họ vừa làm vừa vào chùa sám hối. Họ tưởng làm thế là thoát, nhưng họ đã lầm. Nhân – Quả rất công bằng. Dù có cúng cả tiền tỉ, thì họ vẫn phải nhận cái Quả, do đã gieo Nhân ác sát sinh.

Trong Tam tự kinh có câu “Khuyển mã tứ tình”, tức là con chó, con ngựa có tình cảm với con người, nó cũng là một sinh linh như con người. Lại có câu “Khuyển thủ dạ, kê tư thần”, nghĩa là con chó thức đêm canh cho con người, con gà gáy sáng báo thức, thì con người mới sớm khuya an giấc. Con chó thân thiết với con người là vậy, mà sát hại nó, ăn thịt nó thì quá tàn nhẫn”.

Theo thầy Thủy, không chỉ bà D., mà còn có một số chuyện chết chóc nữa trong làng Cao Hạ cũng liên quan đến con chó. Chính vì thế, người dân trong làng rất hoang mang, sợ hãi với công việc giết chó, dù họ là những chủ lò mổ.

Có một cái chết được dân làng kể nhiều, là cái chết của ông H. Một đồn mười, mười đồn trăm, khiến cái chết của ông trở nên kỳ quái.

Ngày đó ông H. gây dựng được lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Đêm nào vợ chồng ông với sự phụ giúp của con cái, cũng hóa kiếp vài chục chú chó.

Thế nhưng, một đêm, sau khi đập chết chó, thui rơm vàng ươm, chuẩn bị mổ bụng moi lòng, thì mọi người không thấy ông H. đâu cả. Lát sau mới thấy ông chết bỏng trong nồi nước nhúng chó để vặt lông.

Ngay sau cái chết của ông H. một thời gian thì đến cái chết của anh V., chồng chị C. Khi đó, anh V. tròn 40 tuổi. Anh là thợ mổ chó lành nghề nhất làng Cao Hạ. Chỉ 3 tiếng nửa đêm về sáng, mình anh mổ xong 10 đến 15 chú chó.

Vì có tay nghề cao, nên kinh tế gia đình mỗi ngày thêm khấm khá. Thế nhưng, tai họa ập đến đúng lúc gia đình đang ăn nên làm ra. Khi anh cắm quạt điện để thui chó, anh bị điện giật chết, mặt mũi méo xẹo, nằm vật bên đống chó chưa kịp thui.

Rồi cái chết cũng hết sức lãng xẹt của ông Nguyễn Văn L. Ông L. cũng là chủ lò mổ chó chuyên nghiệp ở Cao Hạ. Người Cao Hạ bị chó cắn như cơm bữa, nên nhà nào cũng thủ sẵn thuốc tiêm phòng.

Mấy lần bị chó cắn, ông L. đều tiêm phòng cẩn thận. Thế nhưng, lần này, con chó cắn nhẹ, chỉ hơi xước ở cổ tay, nên ông chủ quan, không tiêm tiếc gì cả. Thời gian sau, ông lên cơn dại, rồi qua đời.

Cái chết của 4 chủ lò mổ liên quan đến chó dù chỉ là sự trùng hợp bình thường, là tai nạn nghề nghiệp, song khiến người dân Cao Hạ hoang mang, đồn đại suốt nhiều năm trời.

Họ sợ hãi cái thuyết nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó nữa. Để duy trì sự hoạt động của lò mổ họ đồng loạt thuê thợ nơi khác đến giết mổ chó, còn dân trong làng chỉ làm những công đoạn tiếp theo. Họ muốn đổ cái nghiệp sát sinh đó cho những người làm thuê.

Quả thực, lang thang ở làng Cao Hạ, tôi nhận thấy rằng, rất ít gia đình có được hạnh phúc đầy đủ, toàn vẹn vì nghề giết mổ chó. Chỉ có 3 gia đình giàu có, nhưng nhà thì có người chết chóc, nhà có con cái nghiện ngập. Còn lại, tất cả các hộ gia đình chỉ có mức sống bình thường từ nghề giết mổ chó. Nhiều người có được chút tiền từ lò mổ thì sa đà vào cờ bạc, ăn chơi, nghiện ngập…

Nguyệt My


ĐÁNG KIẾP


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List