'Nợ
xấu VN là bom nổ chậm'
Cập nhật: 09:59
GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
Bộ
máy Công an nhân dân là tay sai của Trung Cộng và Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã có nhiều biện pháp nhằm đối phó với nợ xấu
Các biện pháp nhằm giảm
tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam sẽ không tạo hiệu quả về dài hạn nếu thiếu những cải
cách cơ cấu.
Các bài liên quan
- ‘Làm
kinh tế, đừng nhìn đại hội Đảng’
- Việt
Nam bác đánh giá nợ xấu của Moody's
- Nợ
xấu VN cao hơn số liệu NHNN 'ba lần'
Chủ đề liên quan
Nhận xét trên được cây
bút Elissabeth Rosen đưa ra trong bài viết với tựa "Nợ - quả bom nổ chậm ở
Việt Nam" trên tạp chí The Diplomat ngày 19/8.
Tác giả cho rằng Việt
Nam sẽ khó lòng đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 5,8% cho năm nay nếu nợ xấu tiếp
tục kìm hãm nền kinh tế.
Bài viết cũng chỉ ra sự
chênh lệch giữa thống kê chính thức từ phía Việt Nam với các tổ chức quốc tế
khác.
"Tỷ lệ nợ xấu tại
các ngân hàng của Việt Nam được ước tính là 4,84% vào cuối tháng Sáu .... Trong
khi hãng xếp hạng tín dụng Moody's ước tính là 10-15%", theo tác giả.
"Không giống như
cách thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số liệu của Moody's còn bao gồm các khoản
nợ đặc biệt cần lưu ý và các tài sản chất lượng kém mà lẽ ra cũng phải bị xem
là nợ xấu".
"Chính phủ biết
rằng chỉ các tập đoàn nước ngoài mới có đủ nguồn lực để mua nợ xấu. Nhưng có
một nhóm trong chính phủ không muốn làm việc này"
Kinh tế gia Đinh Tuấn
Minh từ MIDB
Bài viết dẫn lời kinh tế
gia Vũ Đình Ánh cho rằng "tình trạng thiếu thốn số liệu đang là một vấn đề
nghiêm trọng. Nếu không biết được tỷ lệ và cơ cấu nợ xấu, chúng ta không thể
hiểu được vấn đề."
Ông Đinh Tuấn Minh, một
kinh tế gia tại MIBD, thì được dẫn lời nói "nợ tại Việt Nam đã khiến các
ngân hàng phải tích vốn thay vì cho vay, bất chấp các biện pháp hạ lãi suất
liên tiếp từ ngân hàng trung ương, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam chỉ tăng
3,4% trong 6 tháng đầu năm nay.
Trong một lần phỏng vấn
với BBC, chuyên gia phân tích tại Moody's Christian De Guzman cũng cho biết
"từ trước đến nay, con số nợ xấu trong toàn hệ thống mà Moody's thống kê
luôn cao hơn con số do các ngân hàng của Việt Nam đưa ra".
"Bên cạnh đó, sự
thiếu minh bạch cũng là một vấn đề", ông nói thêm.
Trả lời BBC ngày 18/8,
chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng có cùng nhận định khi cho rằng
"hệ thống ngân hàng Việt Nam không khai báo nợ xấu với con số thực và bức
tranh thực tế không những không được cải thiện mà còn tồi đi."
"Đó là vì ngân hàng
cho doanh nghiệp vay, mà doanh nghiệp thi chết hàng loạt. Vừa rồi báo cáo của
Bộ Kế hoạch Đầu tư và Viện thống kê cho thấy doanh nghiệp bị phá sản năm nay
còn nhiều hơn năm ngoái", ông nói.
"Vậy nếu doanh
nghiệp mà như thế thì làm sao mà ngân hàng lại sáng sủa hơn được".
Sai lầm của nhà nước
Hệ thống tài chính khó
có khả năng phục hồi nếu thiếu những cải cách sâu rộng đối với khối quốc doanh
Bài viết của bà Rosen
cho rằng khối doanh nghiệp nhà nước đang là nguyên nhân chính là do sự kiểm
soát của nhà nước đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính.
"Các ngân hàng do nhà
nước sở hữu mạnh tay cho giới đầu tư và các nhà phát triển địa ốc vay,"
bài viết có đoạn.
"Nhiều nhà phát
triển địa ốc này là chi nhánh của các tập đoàn nhà nước và họ có rất ít kinh
nghiệm trong kinh doanh bất động sản".
"Vào đầu những năm
2000 ... chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước mở rộng kinh doanh
ngoài ngành nhằm cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài".
Tuy nhiên, tham vọng này
đã dẫn đến những tổn thất lớn, ví dụ như trường hợp Tập đoàn Vinashin với khối
nợ 4 tỷ đôla.
"Tham nhũng chỉ là
một phần, cái chính là khả năng quản lý," ông Lê Duy Bình, kinh tế gia từ
hãng tư vấn Economica được dẫn lời nói.
"Không thể nào quản
lý những công ty khổng lồ theo phong cách lỗi thời. Họ không biết phải làm gì
với nguồn lực của mình và vì vậy đã đầu tư vào nhiều ngành, từ ngân hàng, bất
động sản, khách sản cho đến cả taxi".
Bài viết dẫn lời ông
Gene Fang, một chuyên gia phân tích cao cấp của Moody's, cho rằng "các
ngân hàng của Việt Nam sẽ khó lòng phục hồi tăng trưởng tín dụng chừng nào sức
khỏe của các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa phục hồi".
Thống kê của chính phủ
hồi năm 2012 cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đã chi tiêu "không đúng
mục đích" tổng cộng 1,5 tỷ đôla.
Trong một cuộc phỏng vấn
với BBC, ông Alfred Chan, giám đốc châu Á của hãng xếp hạng tín dụng Fitch
Ratings, cũng cho rằng "khu vực doanh nghiệp nhà nước đang cần được tái cơ
cấu nhanh chóng."
"Nếu như khu vực
ngân hàng có thể phục hồi, nhưng một phần lớn nền kinh tế bị lũng đoạn bởi các
doanh nghiệp nhà nước không tái cơ cấu theo kế hoạch thì những vấn đề hiện nay
vẫn sẽ quay lại," ông nói.
"Thế nên cần có một
tiến trình cải cách toàn diện, không chỉ với khu vực ngân hàng, mà còn ở những
mảng khác của nền kinh tế để có thể đảm bảo tất cả những thành quả từ tái cấu
trúc được giữ vững về dài hạn."
Sợ mất kiểm soát?
"Ngay cả người Việt
còn không được sở hữu đất. Tất cả đất đai thuộc về nhà nước"
Kinh tế gia Lê Duy Bình
Bài viết của Elisabeth
Rosen cho rằng một trong những giải pháp hiện nay là bán nợ xấu cho các nhà đầu
tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hầu hết các
khoản nợ đều có thế chấp bằng bất động sản, trong khi luật pháp Việt Nam không
cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đất.
Bên cạnh đó, tác giả
cũng cho rằng sự do dự của chính quyền không chỉ liên quan đến tổn thất về tài
chính mà là sự mất kiểm soát.
"Chính phủ biết
rằng chỉ các tập đoàn nước ngoài mới có đủ nguồn lực để mua nợ xấu. Nhưng có
một nhóm trong chính phủ không muốn làm việc này", ông Minh được dẫn lời
nói.
"Họ sợ nếu bán nợ
xấu cho các công ty nước ngoài, những ngành kinh tế chủ chốt sẽ bị nước ngoài
kiểm soát".
"Điều này sẽ đe dọa
tới lợi ích quốc gia".
"Không những vậy,
việc thay đổi luật bất động sản đồng nghĩa với việc cho phép các nhà đầu tư tư
nhân có ngang quyền lợi với nhà nước - điều không thể xảy ra".
"Không thể chờ đợi
chính phủ sửa đổi luật đất đai. Ngay cả người Việt còn không được sở hữu đất.
Tất cả đất đai thuộc về nhà nước," kinh tế gia Lê Duy Bình nói.
"Có
lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài
này nó cũng giống như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng"
'Một bài viết toát lên
nỗi sợ'
Cập nhật: 10:10
GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014
Media Player
Thông điệp trên tờ 'Tạp
chí cộng sản' nhân dịp các sự kiện 19/8 và 2/9 của Chủ tịch Nước Việt Nam mới
đây là 'không rõ ràng' và 'toát lên một nỗ sợ ', theo một nhà hoạt động mạng xã
hội từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm
21/8/2014, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng đặt dấu hỏi không rõ ông Chủ tịch Trương Tấn
Sang ngụ ý gì khi dùng cụm từ 'chúng ta'.
"Ông Trương Tấn
Sang viết 'chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất.' Tôi
tự hỏi là cái chữ 'chúng ta' này là ai? Chúng ta này là nhân dân ta, hay đảng
ta hay chính quyền ta?
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
"Câu thứ hai ông
viết là 'Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ
ta...', hai câu trong bài diễn văn này của ông Trương Tấn Sang toát lên một uẩn
khúc trong câu văn này...
"Đối tượng của bài
viết này ông định nói cho ai, ông định nói cho những đảng viên hay cho tất cả
quần chúng nhân dân?", ông Thắng nói với BBC.
'Thông điệp sáo rỗng'
"Có
lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài
này nó cũng giống như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng"
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
Cây viết trên mạng xã hội
cũng cho rằng các thông điệp chính trị 'sáo rỗng' được hiểu là 'thiếu thực
chất' này sẽ không gây tác động được với người dân vốn đã 'quá chán ghét' chế
độ và 'mất lòng tin' vào giới lãnh đạo, đặc biệt là giới trẻ.
"Có lẽ không tới 1%
thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài này nó cũng giống
như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng, cuối cùng thực
hiện những điều ấy, thì các ông làm được những cái gì?
"Đất nước này ngày
càng tan hoang, cứ theo dõi truyền thông báo chí thì bao nhiêu tệ nạn, bao
nhiêu thứ và bức xúc của người dân, mà cuối cùng thì ngày càng tệ hại hơn,
không giải quyết được cái gì cả," kỹ sư Lân Thắng nói với BBC.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.