Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, August 25, 2014

Trách nhiệm nhà báo và hiện tình đất nước



Bài phỏng vấn nhà báo Đoan Trang rất hay và thực tế cho phong trào dân chủ.

Trách nhiệm nhà báo và hiện tình đất nước

RadioCTM - Trần Quang Thành
Nhà báo Đoan Trang

Như mọi người đều biết, từ mấy chục năm qua mọi phương tiện truyền thông tại VN nói chung, và báo chí nói riêng, đều nằm dưới sự kiểm soát của đảng CSVN. Do đó, dù VN hiện đang có hơn một ngàn cơ quan truyền thông, trong đó có hơn 800 tờ báo, thì tất cả cũng chỉ là công cụ của đảng, người dân không có một phương tiện nào để nói lên tiếng nói của mình. Kể từ khi internet thịnh hành ở VN thì đảng không thể độc quyền thông tin được nữa. Những tiếng nói độc lập lên tiếng qua phương tiện internet ngày càng nhiều và dần dần trở thành một khối báo chí nằm ngoài sự kiểm soát của đảng được gọi là «báo lề dân » để phân biệt với khối báo “lề đảng” do đảng kiểm soát.


Đặc điểm của hai khối báo chí này như thế nào? Có sự tương tác với nhau hay không? Ưu, khuyết điểm của mỗi bên ra sao? Và mỗi bên nên hành xử như thế nào để đem lại lợi ích chung người dân và đất nước? Nhà báo Đoan Trang trình bày về những vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành sau đây:
 
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/08/20140824-ctm-danguyen_DTrang.mp3

Đoan Trang là một nhà báo chuyên nghiệp, đã từng làm việc trong phía báo “lề đảng”, rồi trở thành một nhà hoạt động cho dân chủ – nhân quyền cùng với khối báo “lề dân” và hiện đang làm trong lãnh vực nghiên cứu dưới sự tài trợ của trường đại học Nam California (USC).
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/08/20140824-ctm-danguyen_DTrang.mp3


Đa nguyên trong báo chí độc lập

Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh
Vụ “Phạm Chí Dũng”: Hoan hô tính đa nguyên trong báo chí độc lập
(VNTB) - Chúng tôi vui mừng, vì chưa đầy hai tháng thành lập, mà tinh thần đa nguyên trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã phát huy tác dụng, hứa hẹn một nền báo chí tự do sẽ mau đến cho công chúng Việt Nam.

Đa nguyên về quan điểm

Những lý thuyết gia và những nhà cai trị các quốc gia theo học thuyết Cộng sản thường đề cao việc thống nhất quan điểm, theo một quan điểm duy nhất. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy việc thống nhất quan điểm, tạo ra một quan điểm duy nhất là một giải pháp kém hiệu quả nhất cho phát triển. Hầu như nó chỉ đáp ứng được cho mục tiêu của một nhóm nhỏ, mà chưa bao giờ đủ sức giải quyết các vấn đề chung của cả cộng đồng. Minh chứng rõ nhất tại Việt Nam là dùng chiến tranh để thống nhất đất nước, bỏ qua một bên Hiệp định tái lập hòa bình đã được ký kết ở Paris năm 1973. Còn trên thế giới là cuộc tấn công vào Iraq với lý do ngụy tạo của liên quân Mỹ-Anh.


Do đó, việc đa nguyên trong quan điểm báo chí về tình hình chính trị xã hội Việt Nam nên là bước đi tiên phong cho cả cỗ xe Việt Nam đã khởi động rồi mà chưa biết lái theo hướng nào cho tốt.

Việc nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ra những nhận định của ông về diễn biến của Việt Nam sau chuyến thăm Hoa Kỳ của ông bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trên BBC: "Chỉ trong khoảng ba tuần lễ, dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12" là quan điểm bình luận của ông.

Quan điểm này có nhiều người chia sẻ, đón nhận, nhưng cũng có không ít người chê bai. Ở đây có ít nhất ba luồng quan điểm xuất hiện: Quan điểm của nhà báo Phạm Chí Dũng, quan điểm của những người ủng hộ, và quan điểm của những người không đồng tình.

Người đọc cũng cần phải cẩn thận khi chúng tôi không nhập chung quan điểm của ông Dũng và những người ủng hộ ông là một, vì trong thực tế, không ai ủng hộ ai 100% về mặt tư tưởng cả. Người ta chỉ ủng hộ những quan điểm phù hợp hoặc đang chi phối tích cực cho họ, hoặc ít là quan điểm đó được hiểu theo ý họ, nên họ theo. Ngược lại cũng hiếm có trường hợp không đồng tình hay chống đối một quan điểm 100%. Nguyên tắc Âm trong Dương và Dương trong Âm giúp hiểu rõ về vấn đề này.

Những bài viết kế tiếp đăng cùng trên BBC của ông Nguyễn An Dân hay trên Tin tức hàng ngày của nhà báo Nguyễn Quang trình bày quan điểm khác với nhận định của nhà báo Phạm Chí Dũng về kết quả chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị là điều bình thường.

Không ai đủ thông tin để khẳng định một trong các quan điểm này đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn. Do đó đa nguyên quan điểm cần được khuyến khích hơn nữa, để không chỉ dừng lại hai quan điểm như thể đối đầu nhau, mà còn có thể có thêm nhiều quan điểm xuất phát từ các lối tiếp cận khác hầu tiếp tục cung cấp cho công chúng những thông tin chính xác và minh bạch hơn, đồng thời giúp người dân có thêm nhiều cơ hội suy tư và chọn lựa khi cần.

Tự do đa nguyên, nhưng không được tấn công cá nhân

Xét về mặt tư tưởng, không ai dễ dàng chịu ai, nhưng không phải vì thế mà biến phản biện thành lên án cá nhân.

Nhà báo Nguyễn Quang viết trên Tin tức hàng ngày: "Nếu như điều bình luận trên đây [bình luận của ông Dũng - NV] là của một quần chúng bình dân thì người ta có thể bỏ qua cái giả thiết cho rằng chuyến đi của John McCain và Sheldon Whitehouse đến Việt nam vừa rồi là do dựa vào lời mời của Phạm Quang Nghị. Song đây là bình luận của ông Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội NBĐL, một nhà bình luận chính trị được đánh giá là sắc sảo hàng đầu thì đó là điều khó có thể tha thứ".

Chúng tôi ủng hộ nhà báo Nguyễn Quang phản biện hay trình bày ý kiến đối nghịch với tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhưng chúng tôi không đồng ý ông Quang xem thường "quần chúng bình dân" [cách dùng từ của ông Quang - NV].

Ông Quang viết "Nếu như điều bình luận trên đây là của một quần chúng bình dân thì người ta có thể bỏ qua" nghĩa là gì? Ông xem thường "quần chúng bình dân" không đủ tri thức để hiểu vấn đề ông đang bàn sao? Trong cộng đồng "quần chúng bình dân" đó có cha mẹ, thầy cô của các nhà báo. Nhiều người trong họ là ân nhân về trí thức, về tâm linh và cả về vật chất của nhà báo. Chưa chắc nhà báo có khả năng hơn "quần chúng bình dân" đó. Nhà báo không được "hút máu người" rồi bảo "máu người tanh".

Điểm thứ hai chúng tôi cũng không đồng ý với nhà báo Nguyễn Quang là đang phản biện về nhận định đúng sai của nhà báo Phạm Chí Dũng lại lôi thân thế, địa vị xã hội vào để hạ thấp uy tín cá nhân ông Dũng.

Ông Quang viết: "Đây là bình luận của ông Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội NBĐL, một nhà bình luận chính trị được đánh giá là sắc sảo hàng đầu thì đó là điều khó có thể tha thứ".

Tại sao đang tranh luận về chuyện ông Nghị lại không tiếp tục đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ quan điểm của ông Dũng là quan điểm thiểu số, không phù hợp với công chúng lại lôi cái này vào? Đây là cách cãi nhau của người không đủ lý, nên phải dùng yếu tố bên ngoài đưa thêm vào hỗ trợ. Cần lưu ý tư tưởng con người không bao giờ được đánh giá bởi địa vị xã hội của người đó. Một ông vua không luôn luôn có tư tưởng tuyệt vời, mặc dù nơi vị này tiềm năng đó rất lớn. Tráng sĩ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giỏ tre, nhưng ai có thể cấm ngài có những thao thức lớn lao về đất nước.

Cách thức kéo nhân thân ra để đánh ngã đối thủ còn thấy ở ông Nguyễn An Dân viết trên BBC tiếng Việt: "Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất “độc lập” của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập".

Xin các nhà báo hãy tranh luận cách trong sáng, đừng mang một tiêu chuẩn do mình định ra rằng "độc lập" phải thế này, "Chủ tịch HNBĐL" phải thế kia để đánh giá người khác về quan điểm. Hãy chứng minh quan điểm của nhà báo Phạm Chí Dũng sai, nếu quý vị có nhiều thông tin và trực nghiệm tốt hơn, chứ đừng bao giờ nhắm vào con người đang muốn dấn thân cho công cuộc chung. Điều này sẽ giúp báo chí Việt Nam thoát thai khỏi báo chí xã hội chủ nghĩa và hy vọng công chúng Việt Nam sớm có tự do báo chí.

Đừng nhà báo nào lại tự buộc mình trở thành cho công cụ cho ai hay cho nhóm nào, vì sứ mạng của nhà báo là cung cấp cho công chúng của mình tin tức quan trọng, chính xác, đầy đủ và khách quan nhất.

Nguồn: http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-vu-pham-chi-dung-hoan-ho-tinh.html


Thủy điện Mekong có thể 'tống' miền Tây ra biển

SÀI GÒN 24-8-2014 (NV) .-
Nông dân miền Tây của miền nam Việt Nam nay đã cảm nhận được hậu quả của các dự án thủy điện trên sông Mekong. Đó là tường thuật của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Trẻ em miền Tây ngụp lặn bắt ốc kiếm sống vào mùa lụt. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Theo tường thuật này, dự báo của các chuyên gia về những dự án thủy điện trên sông Mekong nay đang thành hiện thực, đồng bằng sông Mekong - khu vực phía Tây của miền Nam Việt Nam (miền Tây) đang mất cân bằng về nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa và hệ sinh thái đang suy kiệt.
Tại một hội thảo nhằm chuẩn bị cho việc tham vấn về Dự án xây dựng đập thủy điện Donsahong tại dòng chính của sông Mekong trên đất Lào, vừa diễn ra ở Cần Thơ hồi cuối tuần qua, ông Nguyễn Văn Hiệp, một nông dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), than rằng, hồi xưa khi nước lưu thông tự nhiên, nông dân dễ dàng ứng phó với hạn hán, lụt lội. Còn bây giờ khi dòng chảy của nước thay đổi do tác động của thủy điện, nông dân không biết đâu mà lường.
Theo ông Hiệp, ở miền Tây hiện nay, mùa mưa dòng chảy tràn quá lớn, nông dân không kịp trở tay, nhưng đến mùa khô thì dòng chảy kiệt, nước mặn xâm nhập vào ruộng đồng càng ngày càng sâu. Cũng vì vậy, nông dân miền Tây càng ngày càng khó tính toán trong việc trồng trọt. Các nguồn lợi thủy sản như cá, tôm,… càng ngày càng ít. Chưa kể vì phù sa giảm, chi phí cho phân bón không ngừng gia tăng.
Giới nghiên cứu về tác động của các dự án thủy điện trên sông Mekong từng cảnh báo, khi thủy điện Donsahong hoàn tất, vào mùa khô, khu vực hạ du của sông Mekong sẽ mất 50% lượng nước, 75% lượng cá.
Ông Lê Anh Tuấn, làm việc tại Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ, nói thêm, Donsahong chỉ là dự án thủy điện thứ hai trên dòng chính Mekong. Hiện có tới 19 dự án thủy điện đã, đang hoặc sẽ xây trên dòng chính của sông Mekong. Trong số này, riêng đoạn sông Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc đang có bốn dự án đã hoàn tất và đang hoạt động, chưa kể bốn dự án khác sẽ được xây dựng.
Tại Lào, dự án thủy điện Xayabury đang được xây dựng, dự án thủy điện Donsahong đang chuẩn bị khởi công, Lào còn dự tính sẽ thực hiện thêm bảy dự án thủy điện khác. Ngoài Lào, Cambodiaa cũng đang dự tính thực hiện hai dự án thủy điện trên sông Mekong.
Ông Dương Văn Ni, một tiến sĩ cũng làm việc tại Đại học Cần Thơ, cảnh báo, trong bối canh tác động của biến đổi khí hậu đối với miền Tây càng ngày càng lớn, các dự án thủy điện trên sông Mekong không chỉ mở đường cho nước mặn xâm nhập sâu vào ruộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô.
Điều đáng sợ nhất là việc có quá nhiều đập nước nối nhau theo kiểu bậc thang sẽ làm nông dân miền Tây chết ngộp nếu các đập thủy điện này đồng loạt xả lũ vào mùa mưa. Chỉ cần một trong các đập bị vỡ, tác động dây chuyền sẽ tạo ra một khối nước khổng lồ, đẩy toàn bộ vùng hạ du ở khu vực đồng bằng sông Mekong trôi ra biển.
Việc thi nhau xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong, dòng sông được xem là lớn nhất Đông Nam Á, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông, từng được báo động liên tục bởi tác động tiêu cực tới cuộc sống của khoảng 60 triệu người và hủy diệt môi trường của bốn quốc gia nằm ở hạ lưu con sông này là Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Lào, trong đó, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Hồi năm 2011, Việt Nam chính thức đề nghị hoãn việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong ít nhất 10 năm để nghiên cứu về tác động của chúng nhưng đề nghị đó không được quan tâm. 
Sau khi khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi, tháng 9 năm 2013, Lào loan báo sẽ thực hiện tiếp đập thủy điện Don Sahong và đến lúc đó, cả Thái Lan, Cambodia, Việt Nam mới đồng loạt bày tỏ sự lo ngại về tác hại của các đập thủy điện đối với môi trường, hệ sinh thái và ngư nghiệp ở khu vực hạ lưu Mekong.
Tranh luận giữa bốn quốc gia trong Ủy hội sông Mekong (Lào, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam) trở thành kịch liệt. Hồi giữa Tháng Giêng năm nay, cuộc họp của Ủy hội sông Mekong đã không đạt kết quả mà chính quyền và dân chúng nhiều quốc gia ở hạ lưu con sông này mong đợi: Ngưng thực hiện dự án thủy điện Don Sahong.
Gần đây, dường như sức ép từ Thái Lan, Cambodia, Việt Nam có vẻ bắt đầu có hiệu quả, hồi hạ tuần Tháng Sáu, tại cuộc họp lần thứ 20 của ủy hội, Lào tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến các quốc gia có liên quan về dự án thủy điện Don Sahong. Tuy Lào đã chấp nhận “tham vấn trước” nhưng giới bảo vệ môi trường vẫn lo ngại đó chỉ là hình thức trấn an. (G.Đ.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=193921&zoneid=1#.U_rI4KOp1ws

Động đất lớn nhất trong 25 năm qua đã xảy ra tại Napa, phía Bắc California

Theo Sở Địa Chấn, hàng triệu người cảm nhận được đất rung chuyển ít hay nhiều. Số liệu do Sở Địa Chấn đưa ra như sau: 15 ngàn người trực tiếp trải qua cảm giác rung chuyển kinh hoàng, 106 ngàn người cảm giác rung chuyển rất mạnh, 176 ngàn người cảm giác rung chuyển mạnh, và 738 ngàn người cảm giác rung chuyển trung bình.
 
Photo courtesy: CNN

 Cali Today News – Khoảng 3 giờ sáng, tôi đang ngủ say, bỗng giật mình thức dậy khi chiếc giường ngủ và căn nhà đong đưa… Tôi nghĩ: Động đất! Nhưng ở đâu? Mức độ nào?

Tôi bước qua phòng làm việc, lục tin trên net, nhưng chưa có tin. Mở TV để nghe tin nhưng chưa thấy.
4 giờ, buồn ngủ, đi ngủ tiếp.

8 giờ sáng thức dậy, bật TV lên, tin tức tràn ngập trên các đài.

Theo Sở Địa Chấn Hoa Kỳ thì động đất xảy ra ở vùng Napa, Bắc California, với mức 6 độ, làm bị thương 87 người, trong đó có 3 người bị thương nặng, gồm một em bé. Đây là trận động đất lớn nhất xảy ra tại miền Bắc California kể từ năm 1989.

Photo courtesy: CNN

Trận động đất này xảy ra ở một vị trí cách American Canyon 4 dặm về phía Tây Bắc, cách 6 dặm về phía Tây Nam của Napa, và cách 9 dặm đông nam quận Sonoma.

Theo Sở Địa Chấn, hàng triệu người cảm nhận được đất rung chuyển ít hay nhiều. Số liệu do Sở Địa Chấn đưa ra như sau: 15 ngàn người trực tiếp trải qua cảm giác rung chuyển kinh hoàng, 106 ngàn người cảm giác rung chuyển rất mạnh, 176 ngàn người cảm giác rung chuyển mạnh, và 738 ngàn người cảm giác rung chuyển trung bình.
  
Hệ thống nước chính của khu vực bị vỡ, nên nhiều nơi không có được nước. 

Vài trận hỏa hoạn cũng xảy ra. Một khu mobile home bị thiêu hủy. 
Nhiều tòa nhà cổ bị hư hỏng nghiêm trọng. Đường phố bị buckled (dột lên) và thiệt hại xảy ra khắp nơi.
Cho đến lúc chúng tôi viết bản tin này thì đã có 5 hậu chấn với cường độ từ 2.6 đến 3.6 độ, và hiện có 15 ngàn người sống trong cảnh không có điện.

Sáng sớm, tổng thống Obama đã được nghe báo cáo về trận động đất này.

Napa là quê hương sản xuất rượu nổi tiếng của Hoa Kỳ, và dân cư cũng khá thưa thớt. Mật độ dân số và nhà cửa không dày như ở các thành phố khác, nên sự thiệt hại cũng ít hơn, nếu xảy ra ở các thành phố sầm uất khác.

Nguyễn Dương

http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/hoa-ky/dong-dat-lon-nhat-trong-25-nam-qua-da-xay-ra-tai-napa-phia-bac-california.html


Toàn cầu hóa là gì?

Ví dụ đúng nhất của Toàn cầu hóa là gì ?:
Trả lời: Cái chết của công nương Diana

Hỏi: Sao kỳ dzậy?
Trả lời: Một công nương Anh quốc, cùng với bạn trai Ai Cập, bị tông xe trong đường hầm Pháp.

Họ được một tài xế Bỉ chở trên một chiếc xe Đức với động cơ Hà Lan, người này uống rượu whisky Scotland.

Họ bị một đám paparazi Ý cỡi xe moto Nhật theo sát gót.

Sau đó, họ được các bác sĩ Mỹ điều trị, sử dụng thuốc men của Brazil.

Tin nhắn này được một người châu Phi gởi đến, đang dùng công nghệ của Bill Gates, và có lẽ bạn đang đọc những dòng này trên máy tính mà main của nó là của Đài Loan.


Đàn bà xứ này thật kỳ lạ!

Khải Đơn

Họ là những cô gái rất xinh đẹp, thậm chí, cái đẹp ấy khiến người ta đáng ngờ vào cái nguy cơ hạnh phúc họ có được. Và chuyện ấy càng kỳ lạ hơn, khi họ đẹp dường ấy, lớn lên vẫn chẳng có cơ hội nào cho ra hồn.

Cứ đứng giữa Sài Gòn mà hỏi, đàn bà xứ này thật kỳ lạ, họ phải rời quê hương từ rất xa xôi tít miền Trung, miền Bắc để lặn lội đi bán hàng, kiếm tiền. Hỏi kỹ hơn, họ nói để chồng ở nhà nuôi con. Thật kỳ lạ, tới một ngày, đâu đó trên tivi người ta giới thiệu những ngôi làng xây lên bằng bàn tay nứt nẻ của những phụ nữ gồng gánh bán bưng xa quê này. Còn các ông chồng xa vợ, đã bận đi theo các cô gái mới, nên nhà nào cũng đóng cửa im ỉm.

Họ kỳ lạ hơn khi khi cứ lớn lên như hoa dại, đẹp trong sáng, tinh khôi khắp đất miền Tây. Rồi họ phải đem cái xinh đẹp vô ngần ấy ra tận xứ người, tít Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore,
Campuchi, đánh đổi tuổi trẻ để làm con người xứ lạ, lấy miếng cơm gạo về nuôi cha mẹ già, có khi nuôi cả những ông anh trai, cậu em trai ở quê hương nên người. Sau khi nên người, những anh đàn ông hùng hồn ấy gọi họ ngon- ngoan – ngu. Các anh đã quên mất cơm trắng các anh ăn lấy từ da thịt và sự xinh đẹp của người chị, người mẹ tận quê nhà.

Đàn bà xứ này kỳ lạ vô cùng. Họ phải đi làm gái ở nhiều nơi, ở Campuchia, ở Singapore, trên quốc lộ, giữa phố biển xa. Đàn ông xứ này ra đó hưởng thụ, vui vầy, chùi mép, xong đi khắp nơi gọi họ là đĩ, hùng hồn như một bậc quân tử thứ thiệt thời xưa - vừa kịp mặc quần.

Sự kỳ lạ ấy đôi khi khiến người ta ngạc nhiên. Khi một người đàn bà bị đánh, anh công an phường đi qua, bà hội phụ nữ đi lại, nhòm ngó một cách dè chừng, rồi bỏ đi. Đàn bà bị đánh mà, có gì đâu ghê gớm. Xong một bữa nọ, cũng bà hội phụ nữ cao trọng đó, cũng anh công an lịch thiệp đó, họ ập vào “ổ mại dâm” để cô gái trần truồng chụp ảnh, dòm ngó, soi mói, gọi tên. Bà hội phụ nữ hình như quên mất, bà cũng là đàn bà. À không, đàn bà có hội khác với đàn bà khổ thân. Đàn bà ngủ với đàn ông mà. Chuyện ấy thì ghê gớm, phải chụp hình trần truồng lại.

Đàn bà xứ này kỳ lạ lắm. Nếu họ lỡ yêu và sống với 2, 3 anh đàn ông, họ sẽ bị coi là “người xấu”. Có kẻ còn đem cả tiểu sử của họ để đi bêu riếu khi cần nói xấu họ một việc chẳng liên quan. Nếu anh người yêu bỏ họ và họ chính chuyên độc thân, họ trở thành người phụ nữ được trọng thị và kẻ cả - để đi bình phẩm về những người đang yêu đương hạnh phúc khác.

Đàn bà xứ này kỳ lạ như một vũ điệu. Ngày xưa họ nhảy nhót cuống cuồng để có một tấm chồng. Đàn bà không chồng trở thành trò đàm tiếu (của vô vàn đàn bà khác). Thời nay họ nhảy nhót cuống cuồng để vinh danh “mẹ đơn thân”, “tôi không cần chồng”, “tôi sống khỏe không cần đàn ông”. Lúc nào cũng phải cuống cuồng, gồng gánh. Họ quên mất làm mẹ về cơ bản là cực khổ và thiêng liêng, nên không cần phải đem khoe mỗi ngày – vì chỉ có em bé ở nhà cần tình yêu ấy. Họ quên mất độc thân là niềm vui (hoặc nỗi khổ) của bản thân, cũng không cần phải gắn nhiều huy hiệu lên ấy làm gì. Có người còn bán cả huy hiệu cho những người khác, để đeo chung thành một hội, nơi những kẻ khác (gồm đàn ông và các phụ nữ đã có chồng) trở thành kẻ dị hợm bị chà đạp. Chỉ có người bán được tiền.

Đàn bà xứ này, xấu xí vì làm nông lam lũ để nuôi chồng con thì bị chê tởm quá và chồng bỏ theo em gái khác, còn lỡ xinh đẹp trong sáng thì bị chê là đĩ quá, thông minh giỏi giang thì bị chê là ghê gớm quá. Họ cứ phải gồng gánh một cái chức phận và không khí nào đó mà đàn ông và hằng hà sa số đàn bà khác ban cho. Người thì chăm chỉ gồng gánh. Người mệt quá ném gánh đập vô mặt người khác, chẳng cách gì bình tĩnh thản nhiên được.

Đàn bà xứ này kỳ lạ vô cùng, khi những buổi sớm mai ngoài đồng, trong công xưởng, họ cắm đầu vào cây lúa, dàn máy, cánh đàn ông cũng bận rộn với cuộc nhậu giữa trưa, chầu cá độ lúc chiều tối, hoặc bữa nhậu khuya với chiến hữu bạn bè. Ở nông thôn, lúc nào người ta cũng có thể gặp các cậu trai rảnh ngồi ngoài quán cafe đánh bài, rung đùi nghe nhạc, bất đắc chí vì đời sống. Chỉ có các cô gái đang miệt mài rời quê hương kiếm miếng ăn cho cha mẹ, và cả những người đàn ông trót trở thành số phận mà họ phải đeo mang.

Đàn bà xứ này kỳ lạ như vậy, bên cạnh những người đàn ông kỳ lạ không kém...

Nguồn: https://www.facebook.com/khaidon/posts/10203204128797880

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List