Thời điểm quyết định để
‘lột xác’
Các
nhà lãnh đạo của các nước thành viên và các nước đang Đang đàm phán gặp nhau
tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP năm 2010.
Tin liên hệ
25.08.2014
Cơ hội nghìn năm một
thuở đã đến. Đúng vào lúc người láng giềng phương Bắc trở mặt cạn tàu ráo máng
với Việt Nam do lòng tham không giới hạn của họ thì Hoa Kỳ chìa bàn tay bạn bè
mời mọc ta kết thân toàn diện, với điều kiện rõ ràng, để ngăn chặn sự trỗi dậy
hung hãn của Giấc Mơ Hoa nguy hiểm chung cho loài người.
Đồng thời cũng có một
thời cơ to lớn khác: Đó là Khối mậu dịch tự do Xuyên Thái Bình Dương bao gồm 12
nước, 800 triệu dân, sẽ họp phiên quan trọng từ ngày 1 đến ngày 10/9/2014 tại
Hà Nội với hơn 400 chuyên gia, viên chức cấp cao của Hoa Kỳ, Canada, Mexico,
Peru, Chile, Úc, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam
để bàn bạc nhằm đạt những thỏa thuận chung kết. Quá trình thương lượng đã kéo
dài gần 5 năm sắp đến hồi kết thúc.
Được xem là kém phát
triển trong 12 nước nói trên, Việt Nam hy vọng không ít ở cuộc hội nhập ngoạn
mục này vì có thể hưởng lợi ở sự hợp tác tương trợ trong một khối có gần 200
nước chiếm đến 40% giá trị sản lượng chung với hơn 30% giá trị hàng hóa trao
đổi trên toàn thế giới.
Nhưng phải rất tỉnh táo
để thấy rằng đang có nhiều khó khăn trước mắt, vì trong số 12 nước kết bạn quốc
tế này VN là nước duy nhất do Đảng Cộng sản cầm quyền, có chế độ độc đảng toàn
trị không giống ai, với một nền pháp trị sơ khai tụt hậu và một hệ thống kinh
tế quốc doanh kém hiệu quả phục vụ như một thứ sân sau của các nhóm lợi ích cầm
quyền.
Thêm vào đó, việc cải tạo các tập đoàn quốc doanh vẫn còn quá ỳ ạch, mặc
dù Hà Nội đã cam kết thúc đẩy mạnh mẽ công tác này; luật lệ về quyền sở hữu trí
tuệ còn lỏng lẻo; ngành tư pháp vẫn xét xử về chính trị hay về kinh tế theo ý
của lãnh đạo đảng chứ không theo luật; việc đầu tư quốc tế vào VN vẫn bị lắm
phiền hà, nhũng nhiễu; công tác bảo vệ môi trường còn xa mới đạt mức yêu cầu
chung của thế giới, nhất là ở 2 địa bàn chiến lược Tây Nguyên và đồng bằng sông
Cửu Long.
Cái khó nhất cho VN kỳ
này là mâu thuẫn khó điều hòa giữa một nền kinh tế-thương mại tự do được vận
hành bởi các quy luật của thị trường tự do, cạnh tranh theo luật, với một nền
kinh tế-thương mại có sự can thiệp thường xuyên và sâu rộng bởi quyền lực cai
trị của phe đảng, làm cho tình hình luôn bị trắc trở, tắc nghẽn, méo mó, với
một cuộc khủng hoảng ngân hàng tiền tệ đang hiện ra rõ nét và một cuộc khủng
hoảng về nợ công đang đến gần.
Đoàn đại biểu Việt Nam
dự cuộc họp TPP này dù có đông đến hơn 50 người, thuộc các Bộ Công thương, Tài
chánh, Kế hoạch-Đầu tư, Nông nghiệp, Tư pháp, Ủy ban vật cả, các Tổng cục Thống
kê, Hải quan… sẽ chỉ là những người thừa hành bị động không quyền lực, vì mọi
thứ đều phải chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, một cơ quan lãnh đạo 16 người
điều hành qua biểu quyết theo đa số, đang trị vì như một ông vua tập thể.
Sẽ là điều cực tốt nếu như trong Bộ Chính trị lúc này nảy ra một nhóm người được lương tri thức tỉnh, yêu cầu một cuộc họp đặc biệt, cân nhắc theo gợi ý của những chuyên gia cố vấn có trí tuệ và tâm huyết, đề xuất cho Bộ Chính trị, cho Ban Chấp hành Trung ương, cho chính phủ, cho Quốc hội, cho toàn đảng CS, cho toàn dân một cuộc «xoay trục» ngoạn mục, đó là từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị và bắt tay vào việc thực hiện chế độ dân chủ đa đảng theo hiến pháp và pháp luật, trở về với nhân dân và dân tộc, trở lại với danh hiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng tiến bộ, dân chủ, có nền pháp quyền hơn hẳn thời xưa, với đảng Lao động và một số tổ chức chính trị mới để cùng tranh đua phục vụ đất nước.
Sẽ là điều cực tốt nếu như trong Bộ Chính trị lúc này nảy ra một nhóm người được lương tri thức tỉnh, yêu cầu một cuộc họp đặc biệt, cân nhắc theo gợi ý của những chuyên gia cố vấn có trí tuệ và tâm huyết, đề xuất cho Bộ Chính trị, cho Ban Chấp hành Trung ương, cho chính phủ, cho Quốc hội, cho toàn đảng CS, cho toàn dân một cuộc «xoay trục» ngoạn mục, đó là từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị và bắt tay vào việc thực hiện chế độ dân chủ đa đảng theo hiến pháp và pháp luật, trở về với nhân dân và dân tộc, trở lại với danh hiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng tiến bộ, dân chủ, có nền pháp quyền hơn hẳn thời xưa, với đảng Lao động và một số tổ chức chính trị mới để cùng tranh đua phục vụ đất nước.
Điều đó có nghĩa là sẽ
thực hiện một cuộc «lột xác» lịch sử, từ bỏ những sai lầm, lệch lạc, hư hỏng và
tha hóa về chính trị và đạo đức, bẻ lái kiên quyết đưa đất nước vào đại lộ dân
chủ và pháp quyền như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa trong thông điệp đầu năm
nhưng chưa hề mảy may thực hiện. Mới rồi, ông còn nói ngược lại, coi anh chị em
dân chủ là bọn phản động! Thế mà có người phong cho ông là thuộc phe cấp tiến,
phe cải cách, phe tiến bộ!
Với Trung Quốc sau khi
họ đã ngang nhiên trở mặt hung hăng ta cần duy trì thái độ bình đẳng, giữ quan
hệ láng giềng tốt, không can thiệp vào nội bộ của nhau, còn tỏ rõ hy vọng Trung
Quốc cũng sớm «lột xác» từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị, trả lại cho nhân dân
Trung Quốc quyền tự do dân chủ và nhân quyền như đông đảo nhân dân TQ mong
muốn.
Với Hoa Kỳ, Liên Âu và
các nước dân chủ khác, cuộc «lột xác» của VN sẽ lập tức được hoan nghênh và
hưởng ứng nhiệt liệt, các mối quan hệ có điều kiện để nâng cao lên tầm chiến
lược, việc này không nhằm chống lại nước nào, gây căng thẳng với nước nào.
Đất nước lúc này cần một
tư duy lãnh đạo mang tính đột phá như thế. Đây không phải là ý kiến cá nhân một
người.
Đây là ý kiến sâu sắc của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, của Trung tướng Đặng Vũ Bảo, của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, và đặc biệt là của «Thư ngỏ của 61 đảng viên CS về chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng CS», đồng thời cũng là mong đợi của hàng vạn đảng viên CS, hàng triệu công dân yêu nước.
Đây là ý kiến sâu sắc của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, của Trung tướng Đặng Vũ Bảo, của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, và đặc biệt là của «Thư ngỏ của 61 đảng viên CS về chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng CS», đồng thời cũng là mong đợi của hàng vạn đảng viên CS, hàng triệu công dân yêu nước.
Đã đến lúc Bộ Chính trị
không thể bỏ qua những góp ý đầy trách nhiệm và tâm huyết như thế. Đã đến lúc
mỗi đảng viên CS phải thấy đau xót khi thấy đảng của mình trượt dài trên con
đường tha hóa, chui vào cái cùm bành trướng từ sau cuộc họp bí mật ở Thành Đô
tháng 9/2014, làm cho sự nghiệp phát triển trì trệ, bất công tràn lan, tham
nhũng bất trị, Hãy biểu lộ ý chí chung là phải thay đổi, đảng CS phải tự «lột
xác» để trưởng thành và hoàn lương. Không «lột xác» là bế tắc, có tội với dân
với nước.
Nhận ra thời cơ để «lột
xác», Bộ Chính trị sẽ cứu đảng CS khỏi tan rã, cứu nước khỏi khủng hoảng chồng
chất, hội nhập hẳn với thế giói dân chủ, tạo tiền đề cho phát triển mạnh mẽ với
thành quả chia chung cho toàn dân cùng thụ hưởng, tạo thế đối ngoại vững vàng,
tạo đồng thuận dân tộc sâu sắc để giữ vững hòa bình, độc lập dân tộc, toàn vẹn
lãnh thổ và lãnh hải. Đây là cách thoát hiểm tốt nhất, nhanh nhất, lại an toàn.
Cái mất chỉ là quyền lợi phi pháp của phe nhóm đã đến lúc phải từ bỏ dứt khoát,
để tránh khỏi một trận hồng thủy phẫn nộ tất yếu sẽ bùng nổ của nhân dân.
Làm được một cuộc «lột
xác» như vậy sẽ là một cú hích đúng lúc góp vào thành công tốt đẹp của cuộc họp
TPP sắp khai mạc, Việt Nam sẽ đàng hoàng gia nhập Khối kinh tế thương mại cực
lớn với nhiều lợi thế mới, nâng mức quan hệ toàn diện với nhiều nước dân chủ
giàu mạnh không có tham vọng gì với Việt Nam, đồng thời tạo đà cho việc chuẩn bị
Đai hội Đảng lần thứ XII, với một Cương lĩnh và tên gọi mới, trong một cuộc cải
cách và «xoay trục» sâu rộng, gắn liền với một cuộc hồi sinh lịch sử của đất
nước VN.
Nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng có một cuộc cách mạng hòa bình như thế. Thượng nghị sỹ McCain có một câu nói sâu sắc trong tuyên bố của ông ở Hà Nội ngày 8/8 vừa qua: «Tôi tin rằng Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu do thời đại đặt ra, nêu gương về dân chủ, cai trị tốt theo luật pháp, phồn vinh, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, giữ vững nền độc lập của đất nước.
Nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng có một cuộc cách mạng hòa bình như thế. Thượng nghị sỹ McCain có một câu nói sâu sắc trong tuyên bố của ông ở Hà Nội ngày 8/8 vừa qua: «Tôi tin rằng Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu do thời đại đặt ra, nêu gương về dân chủ, cai trị tốt theo luật pháp, phồn vinh, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, giữ vững nền độc lập của đất nước.
Đây là
gương sáng cho các nước trong vùng, kể cả cho người láng giềng phương Bắc, để
họ tự hỏi rằng: Việt Nam làm được sao ta lại không làm được như Việt Nam?».
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.