Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, August 26, 2014

Tập đoàn Cao su Việt Nam chấp nhận tiếp xúc với dân mất đất

Tập đoàn Cao su Việt Nam chấp nhận tiếp xúc với dân mất đất

Theo Global Witness, cao su là mặt hàng dựa vào đất đai ít được quản lý nhất trên toàn cầu, khiến dân địa phương dễ dàng mất đấ. Trong ảnh, một đồn điền cao su.
Theo Global Witness, cao su là mặt hàng dựa vào đất đai ít được quản lý nhất trên toàn cầu, khiến dân địa phương dễ dàng mất đấ. Trong ảnh, một đồn điền cao su.
Ảnh Wikipedia

Thụy My

Global Witness cách đây vài ngày đã ra thông cáo hoan nghênh việc Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) chấp nhận cho các cộng đồng ở Lào và Cam Bốt bị ảnh hưởng bởi việc trồng cao su có thể khiếu nại trực tiếp – một yêu cầu lâu nay của tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh. Hôm nay 25/08/2014 VRG xác nhận tin trên, nhưng nhấn mạnh, điều này không có nghĩa những cáo buộc trước đó của Global Witness là đúng.

Tập đoàn Cao su Việt Nam là một tác nhân lớn trong vùng với gần 150.000 hecta đất được chuyển nhượng tại Cam Bốt – một diện tích lớn gần bằng Luân Đôn hay Manila. Tại Lào, tập đoàn này sở hữu hơn 19.000 hecta.
Theo Global Witness, cao su là mặt hàng dựa vào đất đai ít được quản lý nhất trên toàn cầu, lỗ hổng luật pháp này dẫn đến việc dân địa phương dễ dàng mất đất. Báo cáo mang tên “Rubber Barons” (Những ông trùm cao su) năm 2013 của Global Witness cáo buộc VRG và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Việt Nam đã thỏa thuận với chính quyền Cam Bốt và Lào những diện tích đất lớn mà không tham khảo hay bồi thường cho những người dân sống tại đó.
Nhưng nay VRG đã thực hiện thí điểm chương trình tham vấn cộng đồng, một số nơi đã nhận được tiền đền bù cho đất canh tác bị mất. VRG đang mở rộng chương trình này khắp 21 đồn điền cao su ở Lào và Cam Bốt, đồng thời cho biết các cộng đồng bị ảnh hưởng có thể nộp đơn khiếu nại hay nêu thắc mắc trực tiếp với tập đoàn. Công ty cam kết phản hồi trong vòng 30 ngày. 
Bà Megan MacInnes, trưởng nhóm phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness lên tiếng “nhiệt liệt hoan nghênh các động thái của VRG”. Theo bà, tuy “các hoạt động này không đủ để giải quyết vấn đề, nhưng cho thấy một động thái có ý nghĩa hướng về việc đem lại bình đẳng cho người dân mất đất”. Bà cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao.
Được biết ông Lê Minh Châu, Phó tổng giám đốc VRG cũng khẳng định tập đoàn “đã có những điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế”. Tuy nhiên, theo ông “điều này không có nghĩa là những cáo buộc trước đó của Global Witness đã đúng”.



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-15/11/2024

My Blog List