Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, September 29, 2014

Công khai tài sản quan chức - Bài 1: Công bố sớm, tham nhũng giảm


Công khai tài sản quan chức - Bài 1: Công bố sớm, tham nhũng giảm

Thứ Hai, ngày 29/9/2014 - 02:00
  • Bản để in
  • Gửi mail
  • Zini
  • Facebook
  • Twitter
  • Google Plus
(PL)- Với những quốc gia có khoảng 17 năm áp dụng luật công khai tài sản thì chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) trung bình là 5,2 điểm. Trong khi đó, ở những nước có 1,7 năm áp dụng luật này thì CPI chỉ nằm ở mức 1,8.

LTS: Sau Mỹ, Vương quốc Anh… thì trong suốt thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia châu Âu đã ban hành quy định công bố tài sản của quan chức đến toàn dân. Khi được nhận những dịch vụ an ninh tốt hơn, những ưu đãi trong đời sống hằng ngày từ tiền thuế của người dân… thì quan chức buộc phải có nghĩa vụ công khai tài sản. Loạt bài này giới thiệu quy định và cách thức công khai tài sản của nhiều nước.

Một nghiên cứu của hai tác giả Ranjana Mukherjee (Ngân hàng Thế giới) và Omer Gokcekus (ĐH Seton Hall, Mỹ) cho thấy có nhiều quốc gia quy định trong hiến pháp của nước mình “công bố tài sản là điều bắt buộc đối với các quan chức”.
Quy định ra đời gần nửa thế kỷ
Ngay từ sau Thế chiến thứ hai, phong trào “công khai tài sản quan chức” đã được nhiều nước trên thế giới nghĩ đến và áp dụng. Năm 1951, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Truman nhấn mạnh trước Quốc hội: “Trước những hoài nghi về tính trung thực, đạo đức của các quan chức Mỹ, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải sẵn sàng công bố toàn bộ thu nhập của chúng ta trước công chúng”.

Đến năm 1965, mặc dù ý định của Truman bị nhiều nhóm quan chức ra sức ngăn chặn nhưng khi Tổng thống Lyndon B. Johnson nhậm chức thì quy định công bố tài sản các quan chức liên bang đã được ban hành. Năm 1978, sau nhiều vụ bê bối, điển hình là vụ Watergate, Quốc hội Mỹ chính thức yêu cầu tất cả quan chức chính phủ, quan chức các bang ở cả ba nhánh là lập pháp, hành pháp, tư pháp phải công khai tài sản đến toàn dân. Quy định này đến nay vẫn được Mỹ áp dụng quyết liệt.
Các quan chức kê khai tài sản vừa không vi hiến, vừa có được lòng tin từ người dân. Ảnh minh họa: bjreview.com.cn

Làn sóng “minh bạch tài sản” nhanh chóng lan sang các nước Tây Âu. Ngay cả Vương quốc Anh - vốn chủ trương tin rằng quan chức là những người trung thực, danh dự, tự trọng - cũng nhanh chóng tiếp cận, thực thi các quy định về công bố tài sản. Năm 1974, Viện Thứ dân (House of Commons) của Anh bắt đầu giới thiệu bản kê khai tài sản của quan chức...
Liên tục những năm sau đó, trong suốt thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia châu Âu ban bố quy định công bố tài sản của quan chức đến toàn dân. Gồm có Tây Ban Nha và Ý (1982); Bồ Đào Nha (1983); Slovenia (1992); Belarus, Ukraine (1993)… Bên cạnh đó, các quốc gia cũng hợp tác xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc kê khai tài sản quan chức. Điển hình như Công ước chống tham nhũng liên Mỹ (thông qua năm 1996); khuyến nghị của Hội đồng bộ trưởng châu Âu trong việc ứng xử đối với quan chức (thông qua năm 2000); Công ước về đấu tranh và phòng, chống tham nhũng châu Phi (thông qua năm 2003) và Công ước chống tham nhũng Liên Hiệp Quốc (thông qua năm 2003).
Ba lý do áp dụng
Dẫn kinh nghiệm từ tổ chức Mạng lưới chống tham nhũng tại Trung Á và Đông Âu (ACN), nghiên cứu của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết nguyên tắc công khai tài sản quan chức là một công cụ hữu hiệu trong việc ngăn chặn tham nhũng.
Những phân tích và bài học thực tế trong việc sử dụng mô hình công khai tài sản quan chức tại các nước Đông Âu, Trung Á và một số quốc gia thành viên OECD ở Tây Âu và Bắc Mỹ cho thấy việc áp đặt công cụ “luật công khai tài sản quan chức” sẽ mang đến những hiệu ứng tích cực. Theo đó, việc công khai tài sản sẽ tăng tính minh bạch, tạo được sự tín nhiệm của công dân trong quản lý hành chính.
Công khai tài sản cũng là cách hay để người đứng đầu các cơ quan, tổ chức công có thể ngăn ngừa các xung đột lợi ích giữa các nhân viên. Đó cũng là cơ sở quan trọng để giải quyết xung đột nếu xuất hiện mâu thuẫn lợi ích trong nội bộ. OECD khẳng định “lá bài” công khai tài sản thúc đẩy sự ổn định, bền vững trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức công.

Đặc biệt, việc áp dụng quy định công khai tài sản quan chức giúp dân giám sát được mức độ giàu có của các quan chức, chính trị gia. Qua đó ngăn chặn những hành vi ăn trên ngồi trước, tham nhũng đối với tài sản công. Còn đối với những “quan thanh liêm” thì công khai tài sản cũng là công cụ hữu hiệu bảo vệ họ trước những cáo buộc vu khống.

Các nghiên cứu OECD cũng chỉ ra việc ngăn ngừa tham nhũng của một nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tính dân chủ (vai trò tiếng nói của người dân), tính pháp trị (luật chặt chẽ và chế tài mạnh), hệ thống quản lý công (thuế, thu nhập, thủ tục hành chính). Tuy nhiên, việc quy định công khai tài sản sẽ là một bước không thể thiếu trong tiến trình “tẩy sạch” hệ thống công chức.

Nhiều nước lần lượt công khai tài sản quan chức  
Dân tham gia xây dựng và giám sát
Quy định về công khai tài sản tồn tại dưới hình thức nào tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện riêng (nền chính trị, thực trạng luật…) của mỗi quốc gia. Trên thế giới, có quốc gia đưa những quy định này vào các bộ luật khác (dân sự, hình sự…); hoặc có thể xây dựng một luật riêng về quản lý và công khai tài sản quan chức.
Tuy nhiên, bằng hình thức nào thì người làm chính sách vẫn phải lưu ý: Những quy định về công khai tài sản phải được sự đồng thuận cao của người dân (thông qua quá trình bàn bạc, phản biện), không bị chi phối bởi các quan chức, đảm bảo được tính khả thi. Việc này nói dễ làm khó, vì thực tế nhiều quốc gia dù có quy định công khai tài sản quan chức nhưng hiệu quả vẫn không cao.
Bằng chứng là trong bài viết “Liệu luật pháp về công khai tài sản quan chức có ngăn chặn được tham nhũng”, hai tác giả Ranjana Mukherjee (Ngân hàng Thế giới) và Omer Gokcekus (ĐH Seton Hall, Mỹ) đã tiến hành khảo sát sáu quốc gia có quy định công khai tài sản quan chức trong hiến pháp nhưng chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của những nước này vẫn rất thấp, lượng “quan tham” vẫn rất cao. Nguyên nhân là do quy định công khai tài sản tại những nước này có nhưng không chặt nên quan chức vẫn có cách né công khai thông tin trước toàn dân.
Điều đáng nói là việc xây dựng quy định công khai tài sản phải chấp nhận một thực tế là quyền cá nhân về thông tin tài sản của quan chức phải bị giới hạn, được “đặt trong lồng kính” để người dân theo dõi. Nghĩa là không có chuyện “vi hiến”, mà là “nghĩa vụ” của quan chức. Điều này trước đây từng gây tranh cãi nhưng hầu như các nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu đều xem chuyện công khai tài sản quan chức là bình thường. Bởi lẽ quan chức được nhận những dịch vụ an ninh tốt hơn, những ưu đãi trong đời sống hằng ngày từ tiền thuế của người dân.

Thực hiện càng sớm, tham nhũng càng giảm
Các quốc gia áp dụng luật quy định công bố tài sản càng lâu thì hiệu quả chống tham nhũng càng cao. Khảo sát 16 quốc gia áp dụng luật công bố tài sản cho thấy các nước áp dụng luật công khai tài sản quan chức sớm hơn sẽ có tỉ lệ tham nhũng thấp hơn đáng kể so với các nước áp dụng sau.
Cụ thể, những quốc gia có thời gian áp dụng luật công khai tài sản trung bình khoảng 17 năm có CPI trung bình là 5,2 điểm. Trong khi đó, CPI của các nước vừa mới áp dụng luật công khai tài sản (trung bình ở mức 1,7 năm) chỉ nằm ở mức 1,8.
ĐẠI THẮNG
Bài 2: Chặn mọi đường tẩu tán tài sản


image





(PL)- Vi nhng quc gia có khong 17 năm áp dng lut công khai tài sn thì ch s nhn thc tham nhũng (CPI) trung bình là 5,2 đim. Trong khi đó, nhng nước có...
Aperçu par Yahoo



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List