Có nên để dân góp tiền trả nợ xấu?
Anh Vũ, thông tín viên
RFA
2014-10-03
2014-10-03
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
10032014-hoangviet.mp3
Một chung cư cũ kỹ tại
TPHCM chụp năm 2013
AFP photo
Vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng
để giải quyết nợ xấu cho nhà nước. Dư luận xã hội nói gì về phát biểu này?
Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực
đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh
doanh của chính các ngân hàng ở VN.
Đánh giá chung về tình hình nợ xấu
của VN hiện nay, TS. Ngô Trí Long nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam có rất nhiều cái
đáng bàn. Và đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến
nơi đến chốn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì tăng trưởng tín dụng
phục vụ cho sản xuất sẽ rất khó khăn.
Thực tế số liệu này thì cũng có nhiều
nguồn tin khác nhau, ngay bản thân Ngân hàng, cơ quan chính phát ngôn ra cái thông
tin về nợ xấu thì mỗi thời điểm khác nhau cũng hoàn toàn toàn khác nhau.”
Theo Báo cáo triển vọng hệ thống NH năm
2014 của hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm Moody’s thì nợ xấu của NH Việt nam ở
mức khoảng 15% tương đương 350.000 tỷ đồng.
Ngày 1.10.2014, tại cuộc họp của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội khi nói về phương hướng giải quyết nợ xấu, Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phát biểu cho rằng “Tôi thấy ở Hàn
Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp
tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”.
Anh không cho dân tham gia góp ý, giờ
anh làm mất tiền anh lại bắt dân trả, nghe nó kỳ cục lắm vì nó không công bằng.
Do vậy tôi cực lực phản đối cái ý tưởng này.
- Ông Đinh Quang Tuyến
- Ông Đinh Quang Tuyến
Bình luận về phát biểu này, ông Đinh
Quang Tuyến một nhà hoạt động xã hội thấy rằng, nợ xấu là do lỗi của chính
quyền cùng các doanh nghiệp gây ra thì chính quyền tự chịu trách nhiệm giải
quyết, liên quan gì đến dân?
Từ Sài gòn, ông Đinh Quang Tuyến nói:
“Khi mà chính sách của Chính phủ đưa
ra mà nhân dân không đồng tình, họ biểu tình phản đối thì Chính phủ nói rằng
đây là việc của Chính phủ, rồi bắt bỏ tù những ai lên tiếng phản đối. Vậy tại
sao bây giờ lại bảo dân nên trả? Anh không cho dân tham gia góp ý, giờ anh làm
mất tiền anh lại bắt dân trả, nghe nó kỳ cục lắm vì nó không công bằng. Do vậy tôi
cực lực phản đối cái ý tưởng này.”
Nhà báo Vũ Quốc Ngữ một nhà hoạt động
xã hội ở Hà Nội cũng không đồng ý với ý kiến của ông Phan Trung Lý:
“Tôi phản đối chủ trương kêu gọi
người dân giúp chính phủ giải quyết nợ xấu vì tôi nghĩ người dân không chịu
trách nhiệm về những khoản nợ xấu này. Hiện tại cái sưu thuế, các mức đóng góp
và chi phí dịch vụ công của người dân đã quá cao rồi, cho nên người dân không
thể gánh những cái hậu quả mà không do mình gây ra.
Ngày xưa cũng đã
có tuần lễ Vàng, nhân dân đã đóng góp cho chính quyền này, nhưng tôi nghĩ người
dân bây giờ họ không còn ngây thơ nữa, vì lịch sử đã cho họ biết rằng ở chế độ
này không có gì là tự nguyên, tất cả là bắt buộc hết.”
Xích lô chờ khách bên ngoài quán cà
phê Starbucks đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 31/1/2013. AFP photo
Trong bài "Câu hỏi của bác Phan
Trung Lý có lẽ không ổn!" trên báo Dân trí có đoạn viết: "Họ làm
ăn, quản lý kém cỏi, tham ô, tham nhũng… thì họ phải chịu chứ sao lại kêu gọi
người dân “đóng góp” trả nợ thay cho họ? Nói trắng ra, họ tham ô, tham
nhũng, kém cỏi… để lại khối nợ xấu không lồ thì họ phải chịu, sao lại kêu gọi
người dân “đóng góp” thay cho họ? Khi ngành ngân hàng có mức thu nhập cũng
“khủng khiếp”, hỏi họ đã chia sẻ gì cho người dân hay họ chỉ chăm chăm tăng lãi
suất để hưởng lợi nhuận cho ngành mình, cho bản thân mình? Thế nhưng với những
gì đã diễn ra, lại kêu gọi người dân “đóng góp” quả là rất phi lý."
Khi dân không còn tin nhà nước
Khi được hỏi ý kiến về chuyện trong
quá khứ, chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã từng nhận được sự ủng hộ của
người dân trong Tuần lễ Vàng, ông Đinh Quang Tuyến cho biết:
“Vấn đề này trên thực tế người ủng hộ
nhiều nhất đã bị bắn trước tiên, cho nên bây giờ dân có tiền thì ông cố nội họ
cũng không dám đưa tiền cho nhà nước này nữa.
Bây giờ tôi đưa tiền cho ông,
xong ông mang tôi ra bắn thì sao? Cái cách hành xử của các ông như vậy, cho nên
bây giờ tôi có tiền tôi cũng không đưa cho ông nữa. Thế là chắc cú, chắc ăn!”
Đối với so sánh mà ông Phan Trung Lý
đưa ra về việc dân chúng Hàn Quốc đã từng giúp chính quyền của họ trong việc
giải quyết nợ xấu, ông Vũ Quốc Ngữ nhận định rằng Hàn Quốc là một xã hội minh
bạch, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế tài chính, ngân hàng. Họ có thể cũng có tham
nhũng nhưng hình như không có những vụ tham ô, tham nhũng, thất thoát với số tiền
cả nghìn tỉ đồng như ở Việt Nam và hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có lẽ cũng không
có cái gọi là “lợi ích nhóm”…
Ông Vũ Quốc Ngữ trình bày:
“Hàn Quốc dù sao họ cũng trải qua
thời gian là một chế độ Dân chủ, cho nên những lỗi như nợ xấu là do một nguyên
nhân khách quan nào đó, chứ không hẳn là do họ quản lý yếu kém. Còn ở VN thì
bên ngoài họ cứ nói là chế độ của dân, do dân, vì dân nhưng tôi thấy là họ chưa
làm được cái gì để chứng minh điều đó. Chuyện phát sinh nợ xấu của VN tôi nghĩ
là do nguyên nhân chủ quan của các ngân hàng, các doanh nghiệp thậm chí là do
chính sách vĩ mô của Chính phủ chứ không phải do người dân gây ra. Cho nên
không thể áp dụng như Hàn Quốc, vì Hàn quốc và VN có hai chế độ chính trị hoàn
toàn khác nhau ”
Tôi phản đối chủ trương kêu gọi người
dân giúp chính phủ giải quyết nợ xấu vì tôi nghĩ người dân không chịu trách nhiệm
về những khoản nợ xấu này.
- Nhà báo Vũ Quốc Ngữ
Ông Đinh Quang Tuyến thấy rằng giải
quyết nợ xấu là vấn đề cần thiết, người dân sẵn sàng giúp nhà nước giải quyết
tình trạng này nếu chính quyền biết coi trọng ý kiến của người dân.
Ông Đinh Quang Tuyến nói:
“Nợ thì cũng nợ rồi, dân có phản đối
thì nhà nước vẫn cứ nợ, vấn đề là làm sao giải quyết được cái nợ đó sao cho nó
phải đạo. Thế thì tôi có một kiến nghị tạo lối thoát cho Chính phủ, đó là nếu Chính phủ bế
tắc không trả nổi thì Chính phủ phải trả lại quyền cho nhân dân. Bây giờ cái
gợi ý của tôi là: Chính phủ thông báo chuyển trả quyền lực cho nhân dân thông
qua sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc. Khi Liên Hợp quốc họ vào chứng nhận sự chuyển
giao quyền lực và tổ chức bầu cử tự do, công bằng trên cơ sở Đảng CSVN từ
bỏ độc quyền chính trị. Một khi mình thể hiện thiện chí thì là lúc Liên Hợp
Quốc họ sẽ có thể giúp VN tái vay nợ hoặc giãn nợ”
“Nâng thuyền cũng là Dân, lật thuyền
cũng là Dân”, một chính quyền thực sự của dân, do nhân dân bầu ra và hành động
với mục tiêu cao cả nhất là vì hạnh phúc của toàn dân thì không có bất kỳ trở
ngại nào mà nó không có thể vượt qua.
Khi ấy vấn đề nợ xấu chỉ là chuyện nhỏ.
Tuy nhiên trong thực tế, những Đại biểu Quốc hội như ông Phan Trung Lý là người
của Đảng cử ra nên ý kiến đề xuất của ông ngược hẳn với suy nghĩ của người dân
như ông Đinh Quang Tuyến và Vũ Quốc Ngữ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.