Thu nhập lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty cán
ngưỡng 74,7 triệu/tháng
24/09/2014 22:21 GMT+7
TTO - Con số vừa có trích từ văn bản báo cáo thu nhập bình quân
hàng tháng trong năm 2013 của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công
thương.
|
Chủ tịch kiêm tổng giám đốc tổng công ty công nghiệp dầu thực
vật VN có mức thu nhập cao nhất với 74,7 triệu/tháng - Ảnh minh họa: T.L
|
Đáng lưu ý, theo bảng thống kê, lãnh đạo các Tập đoàn Dầu khí,
Điện lực không phải có thu nhập cao nhất mà người có thu nhập cao nhất danh
sách là ông Đỗ Ngọc Khải,
chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật VN với 74,7 triệu/tháng.
Đứng thứ hai là chủ tịch Tập đoàn Dầu khí (PVN) với 65,81
triệu/tháng. Ông Đỗ Văn Hậu,
tổng giám đốc PVN có mức thu nhập 64,3 triệu/tháng. Phó
tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật đứng thứ tư với 63,4 triệu/tháng. Chủ
tịch Tập đoàn Điện lực VN, ông Hoàng Quốc Vượng đứng thứ năm với 61,32 triệu/tháng.
Thu nhập của lãnh đạo một số tổng công ty nhạy cảm khác như
Petrolimex cũng được công khai. Cụ thể, ông Bùi Ngọc Bảo, chủ tịch Petrolimex có mức thu nhập 54 triệu/tháng.
Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp có mức thu nhập lãnh
đạo thuộc diện thấp nhất trong nhóm các doanh nghiệp lớn do Bộ Công thương quản
lý với thu nhập 13-23 triệu/tháng.
Còn lại, lãnh đạo từ cấp phó tổng giám đốc đến tổng giám đốc các
tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công thương hầu hết có mức lương phổ biến
khoảng 47-57
triệu/tháng.
"Tăng cường công khai minh bạch"
Trao đổi ngắn với Tuổi
Trẻ qua điện thoại, một lãnh đạo Bộ Công thương cho biết việc bộ này
công khai thu nhập các viên chức quản lý doanh nghiệp trực thuộc là theo
tinh thần tăng cường công khai, minh bạch.
Không bình luận về
mức lương trên cao hay thấp, lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định mức lương các
lãnh đạo doanh nghiệp trên dựa trên quỹ lương đã được trích lập theo đúng
hướng dẫn của ba thông tư là 27/2010/TT-BLĐTBXH; Thông tư 19/2007/TT-BLĐTBXH
và Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH.
|
C.V.KÌNH
Công khai tài sản quan chức
-
Bài 1: Công bố sớm, tham nhũng
giảm
Thứ Hai, ngày 29/9/2014 - 02:00
(PL)- Với những quốc gia có
khoảng 17 năm áp dụng luật công khai tài sản thì chỉ số nhận thức tham nhũng
(CPI) trung bình là 5,2 điểm. Trong khi đó, ở những nước có 1,7 năm áp dụng
luật này thì CPI chỉ nằm ở mức 1,8.
LTS: Sau Mỹ, Vương
quốc Anh… thì trong suốt thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia
châu Âu đã ban hành quy định công bố tài sản của quan chức đến toàn dân. Khi
được nhận những dịch vụ an ninh tốt hơn, những ưu đãi trong đời sống hằng ngày
từ tiền thuế của người dân… thì quan chức buộc phải có nghĩa vụ công khai tài
sản. Loạt bài này giới thiệu quy định và cách thức công khai tài sản của nhiều
nước.
Một nghiên cứu của hai
tác giả Ranjana Mukherjee (Ngân hàng Thế giới) và Omer Gokcekus (ĐH Seton Hall,
Mỹ) cho thấy có nhiều quốc gia quy định trong hiến pháp của nước mình “công bố
tài sản là điều bắt buộc đối với các quan chức”.
Quy định ra đời gần nửa thế kỷ
Ngay từ sau Thế chiến
thứ hai, phong trào “công khai tài sản quan chức” đã được nhiều nước trên thế
giới nghĩ đến và áp dụng. Năm 1951, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Truman nhấn mạnh
trước Quốc hội: “Trước những hoài nghi về tính trung thực, đạo đức của các quan
chức Mỹ, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải sẵn sàng công bố toàn bộ thu nhập của chúng
ta trước công chúng”.
Đến năm 1965, mặc dù ý
định của Truman bị nhiều nhóm quan chức ra sức ngăn chặn nhưng khi Tổng thống
Lyndon B. Johnson nhậm chức thì quy định công bố tài sản các quan chức liên
bang đã được ban hành. Năm 1978, sau nhiều vụ bê bối, điển hình là vụ
Watergate, Quốc hội Mỹ chính thức yêu cầu tất cả quan chức chính phủ, quan chức
các bang ở cả ba nhánh là lập pháp, hành pháp, tư pháp phải công khai tài sản
đến toàn dân. Quy định này đến nay vẫn được Mỹ áp dụng quyết liệt.
Các quan chức kê khai tài sản vừa không vi hiến, vừa có được
lòng tin từ người dân. Ảnh minh họa: bjreview.com.cn
Làn sóng “minh bạch
tài sản” nhanh chóng lan sang các nước Tây Âu. Ngay cả Vương quốc Anh - vốn chủ
trương tin rằng quan chức là những người trung thực, danh dự, tự trọng - cũng
nhanh chóng tiếp cận, thực thi các quy định về công bố tài sản. Năm 1974, Viện
Thứ dân (House of Commons) của Anh bắt đầu giới thiệu bản kê khai tài sản của
quan chức...
Liên tục những năm sau
đó, trong suốt thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia châu Âu ban
bố quy định công bố tài sản của quan chức đến toàn dân. Gồm có Tây Ban Nha và Ý
(1982); Bồ Đào Nha (1983); Slovenia (1992); Belarus, Ukraine (1993)… Bên cạnh
đó, các quốc gia cũng hợp tác xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc kê
khai tài sản quan chức.
Điển hình như Công ước chống tham nhũng liên Mỹ (thông
qua năm 1996); khuyến nghị của Hội đồng bộ trưởng châu Âu trong việc ứng xử đối
với quan chức (thông qua năm 2000); Công ước về đấu tranh và phòng, chống tham
nhũng châu Phi (thông qua năm 2003) và Công ước chống tham nhũng Liên Hiệp Quốc
(thông qua năm 2003).
Ba lý do áp dụng
Dẫn kinh nghiệm từ tổ
chức Mạng lưới chống tham nhũng tại Trung Á và Đông Âu (ACN), nghiên cứu của tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết nguyên tắc công khai tài sản
quan chức là một công cụ hữu hiệu trong việc ngăn chặn tham nhũng.
Những phân tích và bài
học thực tế trong việc sử dụng mô hình công khai tài sản quan chức tại các nước
Đông Âu, Trung Á và một số quốc gia thành viên OECD ở Tây Âu và Bắc Mỹ cho thấy
việc áp đặt công cụ “luật công khai tài sản quan chức” sẽ mang đến những hiệu
ứng tích cực. Theo đó, việc công khai tài sản sẽ tăng tính minh bạch, tạo được
sự tín nhiệm của công dân trong quản lý hành chính.
Công khai tài sản cũng
là cách hay để người đứng đầu các cơ quan, tổ chức công có thể ngăn ngừa các
xung đột lợi ích giữa các nhân viên. Đó cũng là cơ sở quan trọng để giải quyết
xung đột nếu xuất hiện mâu thuẫn lợi ích trong nội bộ. OECD khẳng định “lá bài”
công khai tài sản thúc đẩy sự ổn định, bền vững trong các hoạt động của các cơ
quan, tổ chức công.
Đặc biệt, việc áp dụng
quy định công khai tài sản quan chức giúp dân giám sát được mức độ giàu có của
các quan chức, chính trị gia. Qua đó ngăn chặn những hành vi ăn trên ngồi
trước, tham nhũng đối với tài sản công. Còn đối với những “quan thanh liêm” thì
công khai tài sản cũng là công cụ hữu hiệu bảo vệ họ trước những cáo buộc vu khống.
Các nghiên cứu OECD
cũng chỉ ra việc ngăn ngừa tham nhũng của một nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: Tính dân chủ (vai trò tiếng nói của người dân), tính pháp trị (luật chặt
chẽ và chế tài mạnh), hệ thống quản lý công (thuế, thu nhập, thủ tục hành
chính). Tuy nhiên, việc quy định công khai tài sản sẽ là một bước không thể
thiếu trong tiến trình “tẩy sạch” hệ thống công chức.
Nhiều nước lần lượt
công khai tài sản quan chức
Dân tham gia xây dựng và giám sát
Quy định về công khai tài
sản tồn tại dưới hình thức nào tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện riêng (nền
chính trị, thực trạng luật…) của mỗi quốc gia. Trên thế giới, có quốc gia đưa
những quy định này vào các bộ luật khác (dân sự, hình sự…); hoặc có thể xây
dựng một luật riêng về quản lý và công khai tài sản quan chức.
Tuy nhiên, bằng hình
thức nào thì người làm chính sách vẫn phải lưu ý: Những quy định về công khai
tài sản phải được sự đồng thuận cao của người dân (thông qua quá trình bàn bạc,
phản biện), không bị chi phối bởi các quan chức, đảm bảo được tính khả thi.
Việc này nói dễ làm khó, vì thực tế nhiều quốc gia dù có quy định công khai tài
sản quan chức nhưng hiệu quả vẫn không cao.
Bằng chứng là trong
bài viết “Liệu luật pháp về công khai tài sản quan chức có ngăn chặn được tham
nhũng”, hai tác giả Ranjana Mukherjee (Ngân hàng Thế giới) và Omer Gokcekus (ĐH
Seton Hall, Mỹ) đã tiến hành khảo sát sáu quốc gia có quy định công khai tài sản
quan chức trong hiến pháp nhưng chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của những
nước này vẫn rất thấp, lượng “quan tham” vẫn rất cao. Nguyên nhân là do quy
định công khai tài sản tại những nước này có nhưng không chặt nên quan chức vẫn
có cách né công khai thông tin trước toàn dân.
Điều đáng nói là việc
xây dựng quy định công khai tài sản phải chấp nhận một thực tế là quyền cá nhân
về thông tin tài sản của quan chức phải bị giới hạn, được “đặt trong lồng kính”
để người dân theo dõi. Nghĩa là không có chuyện “vi hiến”, mà là “nghĩa vụ” của
quan chức. Điều này trước đây từng gây tranh cãi nhưng hầu như các nước tiên
tiến như Mỹ, châu Âu đều xem chuyện công khai tài sản quan chức là bình thường.
Bởi lẽ quan chức được nhận những dịch vụ an ninh tốt hơn, những ưu đãi trong
đời sống hằng ngày từ tiền thuế của người dân.
Thực hiện
càng sớm, tham nhũng càng giảm
Các quốc
gia áp dụng luật quy định công bố tài sản càng lâu thì hiệu quả chống tham
nhũng càng cao. Khảo sát 16 quốc gia áp dụng luật công bố tài sản cho thấy
các nước áp dụng luật công khai tài sản quan chức sớm hơn sẽ có tỉ lệ tham
nhũng thấp hơn đáng kể so với các nước áp dụng sau.
Cụ thể, những quốc gia có
thời gian áp dụng luật công khai tài sản trung bình khoảng 17 năm có CPI
trung bình là 5,2 điểm. Trong khi đó, CPI của các nước vừa mới áp dụng luật
công khai tài sản (trung bình ở mức 1,7 năm) chỉ nằm ở mức 1,8.
|
ĐẠI THẮNG
Hải quan Phi trường Tân Sơn Nhất
Cứ mỗi chuyến bay từ các nước về TSN đều có một số vali của hành khách chui thẳng vào kho đặc biệt, hành khách đợi quá lâu không thấy đành phải "đăng ký" hành lý thất lạc, bọn Hài quan sẽ hẹn trở lai 2,3 ngày hôm sau nếu tìm thấy. Những người ở Tp khác phải trở lại lâu hơn. Trong thời gian này bọn HQ tha hồ lục lọi trong vali, mặt hàng nào ngon, có giá chúng sẽ lắy bớt, nhiều lọ thuốc tây chúng đổ ra để tìm hột xoàn hay đá quý ?
Cứ mỗi chuyến bay từ các nước về TSN đều có một số vali của hành khách chui thẳng vào kho đặc biệt, hành khách đợi quá lâu không thấy đành phải "đăng ký" hành lý thất lạc, bọn Hài quan sẽ hẹn trở lai 2,3 ngày hôm sau nếu tìm thấy. Những người ở Tp khác phải trở lại lâu hơn. Trong thời gian này bọn HQ tha hồ lục lọi trong vali, mặt hàng nào ngon, có giá chúng sẽ lắy bớt, nhiều lọ thuốc tây chúng đổ ra để tìm hột xoàn hay đá quý ?
Bất ngờ người nhà quay
lại lấy vali thấy chúng đang thu gom đống đồ từ các vali khác để trên bàn.
Hỏi chúng tại sao, chúng trả lờì: gởỉ nhiều quá tịch thu bớt ... Đây là một kế hoạch ăn cướp thật hơp pháp của bọn Hải Quan. Có như vậy tụi Hải Quan mới kháo nhau là mỗi đứa có cả trăm triệu mỗi tháng.
Cái vali của gia đình tôi, chúng cắt mất ổ khóa lấy 1 số hàng rồi dán giấy niêm phong.
Theo luật của Hải Quan Việt Nam thì mỗi vali bị mất luôn, chúng chỉ đền 250-300 dola không phài 1200-1500 như các hãng hàng không ngoài nước....
Đây là sự thật vừa xảy ra trong
tháng 7/12- khi về vn không nên đóng hàng mắc tiền trong vali Mong
mọi người thông báo cho thân nhân trước khi qúa trễ .
Tư liệu: 586.000 NẠN NHÂN
TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN BẮC VN
Posted on 27/12/2010
Gần đây người ta vừa
có được câu trả lời chính xác nhất : 172.008 người, trong đó sau này có 123.266
người (nghĩa là 71,66%) được chính thức xác nhận là oan.
Đợt cải cách ruộng đất đẫm
máu trong các năm 1955-1956 do chính quyền cộng sản phát động đã có bao nhiêu
nạn nhân ? Câu hỏi nhức nhối này đã được đặt ra từ hơn nửa thế kỷ nay và chỉ có
những giả thuyết rất khác nhau từ những chức sắc cộng sản.
Có người đưa con số 20.000, có người
50.000, có người nói chỉ có vài ngàn và cũng có người nói số nạn nhân có thể
lên đến hơn nửa triệụ Gần đây người ta vừa có được câu trả lời chính xác nhất :
172.008 người, trong đó sau này có 123.266 người (nghĩa là 71,66%) được chính thức
xác nhận là oan.
Con số này được ghi trong một
tài liệu được biên soạn rất công phu, in ấn rất thẫm mỹ nhưng có lẽ ít ai đọc :
Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản. Có lẽ vì
rất ít người đọc nên con số rất quan trọng này chưa được ai nhắc lạị .
Trước
hết là một câu hỏi : con số 172.008 này là những người bị giết hay là những
người bị đem xét xử ? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là
những người bị giết vì ít nhất ba lý do :
1.
Tài liệu nói rằng đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân
và tỷ lệ được quy định trước là 5,68% (trang 85, tập II), một con số tùy tiện
nhưng lại có dáng dấp như kết quả của một tính toán rất chính xác. Tỷ lệ này được
các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, vì tài liệu nói các
xã cố “truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang
86, Tập II). Nếu như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ
không phải 172.008 người .
2.
Không có, hay chỉ có rất ít, người bị xử án tù, vì ngay sau năm 1956 đợt cải
cách ruộng đất đã bị coi là một sai lầm. Cũng không thấy tài liệu nào nói đến
trường hợp những người bị đem xét xử được trắng án hay bị xử tử cả. Như vậy,
phải hiểu rằng đã có khoảng 586.000 người bị xét xử, trong đó 172.008 người bị
giết, những người khác đã bị hành hạ và sau đó được tha trong chính sách sửa
sai .
3.
Có một mâu thuẫn lớn giữa bản thống kê và báo cáo của bộ chính trị Đảng Cộng
Sản Việt Nam tháng 10-1956 về số đảng viên bị xét xử. Theo bảng thống kê thì
tổng số nạn nhân “thuộc thành phần kháng chiến” là 586 người (trong đó có 290
người sau đó được coi là oan), trong khi theo báo cáo của bộ chính trị thì tổng
số đảng viên bị “xử trí” lên tới 84.000 ngườị
Đây là một sai biệt quá lớn. Như
vậy phải hiểu rằng nạn nhân của bảng thống kê là những người đã bị giết. Bản
báo cáo cũng ghi nhận : “hàng vạn đảng viên có nhiều công lao bị xử oan, phải
chịu những nhục hình rất tàn khốc dã man”. Như vậy rõ ràng con số 586 người “thuộc
thành phần kháng chiến” bị giết chứ không phải bị “xử trí” hay bắt giam, con số
172.008 nạn nhân ghi trong bảng thống kê là những người bị giết.
Về
thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau : Địa chủ
cường hào gian ác : 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%). Địa chủ
thường : 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%). Địa chủ kháng chiến
: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú nông : 62.192 người, trong đó
51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng : 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người
bị oan : 71,66%.
Cũng
cần lưu ý rằng đây chỉ là những nạn nhân thuộc thành phần nông dân. Ngoài ra
còn có một đợt cải tạo “tư sản mại bản” cũng đẫm máu không kém nhưng số nạn
nhân ít hơn vì giới buôn bán chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Đợt
cải cách ruộng đất này là một cuộc thảm sát hàng loạt và một tội ác đối với
loài người theo công ước quốc tế, vì một trong những tội ác đối với loài người
được qui định rõ ràng là hành hạ, ngược đãi hoặc giết một số người vì thành
phần xã hội, tín ngưỡng hoặc quan điểm của ho..
Sau tội ác kinh khủng và
được chính đảng cộng sản nhìn nhận này, các thủ phạm đã bị xử lý ra sao ?
Trường Chinh từ chức tổng bí
thư đảng nhưng vẫn ở lại bộ chính trị, làm chủ tịch quốc hội, sau đó làm chủ
tịch nước và tổng bí thư đảng, lúc chết được quốc táng. Lê Văn Lương, mất chức
trong bộ chính trị và ban bí thư đảng, nhưng sau đó được vào trở lại bộ chính
trị kiêm bí thư thành ủy Hà Nội. Hồ Viết Thắng từ chức khỏi ban chấp hành trung
ương đảng. Hoàng Quốc Việt, một cấp lãnh đạo chủ chốt của đợt cải cách ruộng
đất, được chuyển qua làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc.
Tố Hữu, trưởng ban tuyên
truyền trung ương và là một cổ động viên điên cuồng cho tội ác này, từng viết
những câu thơ ghê rợn như :
“Giết,
giết nữa bàn tay không chút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”
Mặc dù vậy Tố Hữu tiếp tục
được lên chức. Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản năm
2000) như sau : “Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị
quy oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động”, nhưng
không nói gì đến những người “không bị quy oan”. Các cán bộ tôm tép của các đội
cải cách ruộng đất dĩ nhiên là không hề gì.
Tập Lịch sử kinh tế Việt Nam
1945-2000 này dự trù gồm ba tập. Tập I (662 trang) viết về giai đoạn 1945-1954,
tập II (1.177 trang) nói về giai đoạn 1955-1975 và tập III, chưa hoàn tất về
giai đoạn 1975-2000. Tất cả mọi người Việt Nam muốn thực sự hiểu biết về sự
chuyển động của xã hội Việt Nam trong một nửa thế kỷ vừa qua bắt buộc phải đọc
tài liệu nàỵ Người ta có thể tìm thấy hầu như tất cả những gì mình muốn tìm
hiểu về cả các diễn biến chính trị lẫn những nhân vật lãnh đạo cộng sản Việt
Nam trong giai đoạn cải cách ruộng đất. Đúng là một kho tài liệu vô giá.
Các tác giả là những trí thức
có tầm cỡ lớn tại Việt Nam hiện naỵ Có những nhận định mà một số đông người
không thể chia sẻ (thí dụ như cho rằng những người trách nhiệm trong đợt cải
cách ruộng đất đã bị chế tài đích đáng) nhưng trong các sự kiện họ đã tỏ ra rất
trung thực. Một lý do nữa để cần phải mua, và mua ngay, tập tài liệu này vì nó
đã chỉ được phép in ấn và phát hành nhờ sự lơ đãng của các cấp lãnh đạo cộng
sản. Tài liệu này rất có thể sẽ bị tịch thu, nhất là sau bài viết nàỵ
(Theo Võ Xuân Minh)
source:__http://vn.myblog.yahoo.com/rendyck_phuonghue/article?mid=77
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.