Đảng
CSVN cần bỏ Marx-Lenin cản trở phát triển hiện đại cho đất nước
Tiến sỹ Vũ Duy Phú Gửi cho BBC
Việt ngữ từ Hà Nội
GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại!
Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
'Hồ Chí Minh đã trộm kếp hợp
tất cả trí tuệ của các bậc tiền bối'
Từ những năm 1944- 1945, Hồ Chí Minh đã dùng
phép biện chứng của Karl Marx để kết hợp tất cả những trí tuệ, lý tưởng cao cả
và lòng nhân đạo của tất cả các vị tiền bối (Phật, Giê Su, Marx, Lenin, Tôn
Trung Sơn) để tạo ra một con đường đi mới mẻ cho nhân dân Việt Nam.
Chính đó là bước khai
trương Chủ nghĩa hội tụ về đạo đức và trí tuệ đầu tiên trên thế giới tại Việt
Nam.
Nếu Pháp (được sự hỗ trợ
của Mỹ) không phạm một sai lầm chiến lược tầm thế kỷ quay lại xâm chiếm nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 thì có thể Việt Nam ngày nay đã như
Singapore hay Nam Hàn.
Tôi đã giải thích rõ,
tại sao người ta cứ lầm lẫn giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ của Viết Nam với cuộc cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Marx, và
cũng đã nói rõ Chủ nghĩa Marx-Lenin đã vào sâu VN bằng con đường nào và từ năm
1975, sau chiến tranh, đã cản trở con đường tiến lên văn minh hiện đại trong
hòa bình của Việt Nam ra sao.
Thời nay, lý luận quá
nhiều, thông tin tư liệu đổ về như nước vỡ bờ, cả nước lại đang nức lòng theo
dõi nội dung Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do đó để người đọc đỡ nhàm
chán, tôi xin giải trình rất ngắn gọn.
Được dân tin yêu ?
Thời phong kiến, không
ít vị vua rất nhân từ dạo đức, hết lòng chăm lo cho muôn dân, mặc dù họ là
những người đứng đầu một thể chế chính trị còn lạc hậu.
Ở Singapore, người dân ai cũng nhớ tới Thủ tướng
Lý Quang Diệu
Chúng ta cũng không quên,
nhiều vị tổng thống hay thủ tướng đứng đầu những thể chế tư bản chủ nghĩa,
nhưng đã rất được nhân dân tin yêu, kính trọng, vì họ hết lòng chăm lo xây dựng
và phát triển đất nước, đem lại an vui và hạnh phúc cho nhân dân.
Ví dụ ở Singapore, người
dân, ai cũng nhớ tới Thủ tướng Lý Quang Diệu, người rất chống những việc làm mà
ông cho là sai của chủ nghĩa cộng sản. Vậy có nhất thiết cứ phải cách mạng vô
sản đổ máu, đấu tranh giai cấp “một mất, một còn” như đã từng xảy ra ở Pháp, ở
Nga, và như Cải cách ruộng đất ở Việt Nam trước đây?
Vấn đề số một là đạo đức làm người, thể chế
chính trị khác nhau chỉ là điều kiện. Lúng túng, tranh luận mãi về “ý thức hệ”
chỉ là ngụy biện, né tránh những sự thật.
Nên nhớ đinh ninh hộ, câu chuyện đấu tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ đất nước của Việt Nam là một phạm trù chính trị nhân
đạo hoàn toàn khác hẳn, không liên quan đến việc bàn về “cách cái mạng” nhiều
khi rất ấu trĩ và thất đức khắp nơi.
Ông Karl Marx mới quan tâm đến “sự bóc lột thậm
tệ” của giai cấp tư sản và lý giải rất hay về “bóc lột giá trị thặng dư”. Nhưng
ông đã không tính kỹ đến, lý do tại sao lại xuất hiện những người công nhân và
bần cố nông trước khi có nạn bóc lột quá đáng, trên cái ngưỡng mà người lao
động có thể chịu đựng và khi họ vẫn còn vui vẻ chấp nhận làm thuê (như ở nước
ta hiện nay)?
Sai lầm lịch sử đã đẩy loài người đến hai cái
thái cực: cạnh tranh tuyệt đối – tức chủ nghĩa tư bản, hoặc là bình đẳng công
bằng tuyệt đối – tức chủ nghĩa cộng sản
Mặt khác, khi thế giới ngày càng nhiều người giàu
có, thì muốn thực hiện nghiêm chỉnh học thuyết Marx, nghĩa là làm cách mạng
“đạo đức”, giải phóng áp bức bóc lột cho phần này của nhân loại, thì lại hành
động dã man mất đạo đức, trắng trợn cướp đoạt, đối với phần kia của loài người.
Chính những sai lầm lịch
sử trong quá trình phát triển tự nhiên, mò mẫm đã đẩy loài người đến hai cái
thái cực: Hoặc là tự do dân chủ cạnh tranh tuyệt đối – tức chủ nghĩa tư bản,
hoặc là bình đẳng công bằng tuyệt đối – tức chủ nghĩa cộng sản.
Mâu thuẫn giữa hai dạng cực đoan lớn này của
nhân loại đã dẫn đến những cái sai lầm tổn thất tai hại trên thế giới, như đã
thấy.
Nhưng hiện nay, dù Obama
có 'Hy vọng táo bạo', 'Tìm lại giấc mơ Mỹ', xoay đến mấy cái trục, với bao nỗi
lo lắng, vất vả mà nước Mỹ vẫn lâm nạn, mà lần này còn có thể nặng hơn.
Bởi chế độ chính trị của
nước Mỹ đã tốt, vẫn dẫn đầu thế giới, nhưng những mặt trái của chế độ chính trị
của nước Mỹ những năm qua cũng đã dẫn đến và tích lũy quá nhiều sai lầm, cực
đoan, thậm chí có lúc dã man tàn bạo, đã tạo ra cho thế giới cả một bãi chiến
trường, hậu quả là kẻ thù lớn nhất do Hoa Kỳ tự tạo ra trước kia thì hiện nay
vẫn còn đang trỗi dậy trả thù.
Suy cho cùng, những
người có đầu óc, trí tuệ, năng động và dũng cảm hơn thường ủng hộ tự do bình
đẳng cạnh tranh; những người ít tháo vát, chân thật, an phận, nhút nhát, thường
thích thú bình đẳng, công bằng tuyệt đối.
Đó là lẽ tự nhiên. Bất
kỳ ai, chỉ cần có đầu óc một chút, cũng hành động tùy theo sức của mình. Mọi
món lợi không chính đáng đều phải trả nợ. Mọi sự cực đoan đều là sai lầm.
Đất tranh giai cấp đã
gây ra bạo lực khủng khiếp
Chính vì vậy, đúng như Phật Thích Ca đã dạy:
“Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình”, mà tôi đã dùng để gán cho
sai lầm của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Có nghĩa, sau khi phe xã hộ̣i chủ nghĩa tan
rã, đường lối tự do dân chủ nhân quyền dưới sự điều hòa phối hợp của Liên Hiệp Quốc
trên thế giới hiện nay cũng vẫn còn rất nhiều bế tắc.
Tích hợp điều hay nhất
Chính đó là nguyên nhân
thúc đẩy tôi nhắc lại về một chủ nghĩa hội tụ cho toàn cầu: Tức là chủ nghĩa sẽ
chọn lựa và tích hợp những cái hay, cái tốt, loại bỏ những cái dở, cái sai của
cả hai chủ nghĩa đấu tranh một mất, một còn Marx-Lenin và chủ nghĩa tư bản tự
do dân chủ cạnh tranh sinh tồn không giới hạn hiện nay.
Vấn đề là hiện nay, chữa
một cái nhà xây nhầm lẫn về thiết kế bao giờ cũng khó hơn xây một cái nhà mới
từ nền đất trống.
Chúng ta rất không nên
vội vàng, lầm lẫn trắng đen, không nên lại đi vào những con đường cực đoan sai
lầm như của ông Mác trước đây và một số nước đã và đang trải qua.
Kiên trì cái cũ - chủ
nghĩa Marx-Lenin, mô hình Xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô cũ, là sai lầm. Nhưng
chủ trương quá khích, cực đoan muốn dẹp bỏ toàn bộ đường lối và hệ thống chính
trị xã hội đã có là lại tự mình tạo ra thêm kẻ thù trong chính mình.
Nói khác đi, lại tạo ra
một bãi chiến trường “quân ta lại đánh quân mình”, giống như sai lầm cải cách
ruộng đất, cải tạo công thương trước đây, hoặc giống như chủ nghĩa Marx-Lenin
đã được thực hiện trong xây dựng hòa bình ở Liên Xô.
Chữa nhà xây nhầm lẫn về
thiết kế khó hơn xây một căn nhà mới
Nên nhớ, Việt Nam đã không chỉ một lần đứng
trước những cơ hội lịch sử bằng vàng mà bạn bè chân thành trên thế giới đã sẵn
sàng ủng hộ để Việt Nam làm việc lớn.
Đó là sau chiến thắng năm 1954, năm 1975, giai
đoạn Việt Nam gia nhập WTO, chủ trì Hội nghị APEC và được bầu vào Hội đồng Bảo
an LHQ cũng vậy.
Như trên đã nói, sự nhầm lẫn liên tục của thế
giới, dẫn đến sự nhầm lẫn liên tục của Việt Nam chúng ta đã làm chúng ta bỏ lỡ
bao cơ hội ngàn năm.
Không phải ngẫu nhiên, một nước đã trải qua biết
bao gian nan chồng chất, lúng túng ghê gớm kéo dài về đường lối lớn, còn sản
xuất, đời sống thì khó khăn, xã hội thì suy thoái nghiêm trọng, và nhân dân thì
chê trách mất lòng tin vào Đảng lãnh đạo đến như vậy mà hầu như cả nước vẫn
đoàn kết một lòng chung quanh Đảng Cộng sản, Chính phủ, và Mặt trận Tổ Quốc
Việt Nam, còn bạn bè chân thực trên thế giới vẫn một lòng ủng hộ.
Do vì thấy Việt Nam
không bị tan rã như Liên Xô, không bất ổn, đảo chính hay nội chiến như khá
nhiều nước hiện nay. Từ trên tầm cao của nhân loại, thế giới vẫn rất cảm tình
nhìn Việt Nam như một điểm “kỳ lạ”, tuy chưa lý giải nổi đầy đủ nhưng vẫn rất
khâm phục như một dân tộc anh hùng quả cảm đầy khí phách, bất khuất trước bất
kỳ kẻ thù nào, kể cả anh bạn láng giềng đại bá đã nhiều lần phản bội.
Nhưng nói lại như thế
không phải là để chủ quan, tự kiêu, mà là để toàn dân toàn Đảng nhận thức rõ:
Việt Nam chúng ta, từ 2014, lại đang đứng trước một thời cơ vàng mới.
Thiết nghĩ, chúng ta vừa
mới long trọng kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của lãnh tụ Hồ Chí Minh rất
kính yêu nên hãy mở đầu cho Thời cơ vàng này bằng cách nghiêm chỉnh thật lòng
và công khai quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh là Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, đa nguyên, dân chủ, lấy dân làm chủ thật sự, đã được xây dựng từ năm
1945 -1946; công khai làm theo lời dạy, theo những nội dung phong phú trong bản
Di chúc của Người, trong đó Hồ Chí Minh không nhắc một chữ nào đến Chủ nghĩa
Marx-Lenin, đến đấu tranh giai cấp, đến Đảng lãnh đạo toàn diện mất dân chủ,
đến công hữu và quốc doanh làm nòng cốt.
Hồ Chí Minh không nhắc
gì đến Marx và Lenin trong Di chúc
Bác yêu cầu cán bộ phải là đầy tớ thật trung
thành của nhân dân. Vậy có một trong những việc mở đầu giai đoạn mới này tác
động mạnh và rõ nhất là: từ nay mọi việc đều phải công khai minh bạch trước
dân, trừ an ninh quốc phòng công khai minh bạch theo quy chế riêng.
Nhân dân cán bộ các nước
tiên tiến họ cũng không phải không tham tiền tài chức vụ như ta. Sở dĩ các nước
tư bản chủ nghĩa tiên tiến họ tiến nhanh hơn chúng ta, là bới vì họ dân chủ hơn
chúng ta nhiều, trước hết là họ công khai, minh bạch, giải trình đầy đủ mọi
việc- nhất là về tiền tài, chức vụ - cho dân biết mà kiểm tra, kiểm soát.
Hãy gác những sai lầm cũ lại, trừ cái gì vi phạm
rõ ràng, trắng trợn, cố ý đụng thẳng ngay vào Hiến pháp và pháp luật cũ.
Vì những sai lầm cũ, cái
cũ còn rất phức tạp, nhiều nguyên nhân, trên tinh thần hầu hết mọi người, kể cả
lãnh đạo, đều là nạn nhân của sai lầm cũ, nên không thể chờ đợi giải quyết thỏa
đáng cái cũ rồi mới triển khai cái mới.
Vì vậy cần công khai minh bạch cái mới
mọi thứ ngay từ ngày mai, tháng sau.
Như vậy sẽ nhanh chóng
giảm bớt ngay tham nhũng, tiêu cực, nguyên nhân số một dẫn đến suy thoái đạo
đức, u mê trí tuệ và mất đoàn kết xã hội, mất đoàn kết trong Đảng và giữa Đảng
với Nhân dân, kể cả mất uy tín quốc tế, khó kết bạn được với những nước văn
minh tiến bộ.
Tóm lại, nếu có đạo đức làm
người, vì dân, vì nước thật lòng, thì chẳng khó gì lắm để quay về với chính thể
ban đầu của Việt Nam trước đây, một mẫu hình thực chất là chủ nghĩa hội tụ do
lãnh tụ Hồ Chí Minh lựa chọn gây dựng lên.
'Tôi tự tháo vòng kim cô
Mác -Lênin'
Quang ThiềuGửi đến BBC từ
Việt Nam
- 3 tháng
10 hai 2013
- 3 tháng 10 hai 2013
Ông Nguyễn Kiến Giang từng
sang Liên Xô học về ý thức hệ cộng sản
Nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang đã từ trần hồi
9 giờ sáng nay 2/12 tại Hà Nội, để lại cho tôi nhiều nổi thương nhớ.
Ông có tên thật là Nguyễn
Thanh Huyên, sinh ngày 22-1-1931 tại một làng quê Quảng Bình bên con sông Kiến
Giang.
Ông Giang xuất thân từ gia đình thuộc 'cừu gia
tử đệ', tức là gia đình có mối thù với giặc nước.
Các cụ thân sinh ra ông
tham gia cộng sản từ những năm 1930, anh em của ông và bản thân ông đều tham
gia Việt Minh rất sớm.
Từ năm 1945 ông đã trở
thành đảng viên cộng sản, khi mới 14 tuổi.
Năm 1947 ông được cử vào huyện ủy rồi được điều
lên công tác ở tỉnh ủy Quảng Bình (1945-1955).
Năm 1956 ông về công tác tại Hà Nội và đã từng
được đề bạt làm Phó giám đốc nhà xuất bản Sự Thật.
Năm 1962 ông được cử đi
học trường Đảng cao cấp tại Liên Xô.
Khi Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết 9 chống chủ nghĩa xét lại thì tất cả anh em
trong khóa học của ông đều bị gọi về nước.
Giam hãm một đời
Từ 1964-1967 ông bị đưa
đi 'công tác thực tế' tại Quảng Bình và Thái Bình.
Sau đó ông bị tống giam
cho đến 1973 mà vẫn không hề được xét xử.Ra khỏi tù, ông vẫn chịu
quản chế tại Thanh Ba, Vĩnh Phú cho đến năm 1976.
Sinh thời ông thường tâm
sự:
“Cho đến bây giờ tôi
cũng không biết là tôi có tội gì nữa cơ. Nghe người ta bảo là tôi phản động,
tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế từ giam ở
xà lim mấy năm, và mấy năm quản chế, khoảng gần 10 năm.”
Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có
tội gì nữa
“Khi tôi trở về Hà nội
với tư cách là một người công dân thì tôi cũng không biết là tôi có tội gì.
Cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa.”
Từ tháng 9-1976 được về
với gia đình tại Hà Nội sống như một người ngoài lề xã hội, ông ngồi dịch và
viết sách báo dưới nhiều bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên, Lê Minh Tuệ...
Sách ông đã viết gồm có
'Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám'
(1959), 'Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám' (1961), 'Việt Nam –
Khủng hoảng và lối ra' cùng 'Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang' (1993).
Ông còn viết chung với
Nguyễn Khắc Viện các cuốn 'Liên Xô 70 năm trên đường khai phá' (1987); 'Cách
mạng 1789 và chúng ta' (1989).
Những bài viết của
Nguyễn Kiến Giang trong thập niên 90 đã đăng rải rác trên báo chí trong ngoài
nước hoặc tán phát chuyền tay được Talawas gom thành một tập hợp mang tên 'Suy
tư 90'.
Trong tập hợp này có
nhiều bài giá trị như 'Đi tìm cách tiếp cận bản tính gốc người Việt', 'Một cuộc
chiến chống lại 'phi lý tính'; 'Nên đặt vấn đề Nho giáo như thế nào?'...
Hai người cũng đánh giá
nguồn gốc hệ thống chính trị hiện nay trong cuốn 'Nhìn lại quá trình du nhập
chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam'.
Chủ nghĩa không tương lai
Phần đáng kể nhất trong
các nghiên cứu của Nguyễn Kiến Giang có lẽ là những bài viết về các vấn đề cốt
tử của chủ nghĩa xã hội và những biến cố lớn trên thế giới, liên quan đến các
lựa chọn cần thiết cho Việt Nam.
Ông từng đưa ra nhiều đề
nghị chân thành và tâm huyết với đảng cầm quyền những mong cải tổ nó từ bên
trong.
Dĩ nhiên chính điều này
lại tiếp tục biến ông thành đối tượng 'đáng cảnh giác' đối với chính quyền và
ông vẫn bị an ninh tiếp tục theo dõi.
Chia tay ông, chúng ta
không thể không nhắc lại một trong các kết luận trong nghiên cứu của ông:
Cuộc sống đã chứng minh khá đầy đủ rằng chủ
nghĩa Mác-Lênin đã thuộc về quá khứ
“Cuộc sống đã chứng minh
khá đầy đủ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã thuộc về quá khứ (một quá khứ thật oanh
liệt, đầy những hào hùng và những bi kịch), mà không thuộc về hiện tại, lại
càng không thuộc về tương lai.
“Ở một mức độ nào đó, số
phận của nó cũng giống như số phận của Nho giáo ngày xưa ”.
Nguyễn Kiến Giang không
phủ định sạch trơn, không phỉ báng chủ nghĩa Mác.
Ông tâm sự trong bài trả
lời phỏng vấn BBC 1/2 năm 2004:
“Trước đây tôi để chủ
nghĩa Mác-Lênin lên đầu và coi là giá trị lớn nhất, giá trị cao nhất của tư
tưởng loài người và tôi bị cái vòng kim cô của chủ nghĩa Mác Lênin xiết chặt
đầu tôi lại”.
“Bây giờ tôi làm một
việc khác, tức là tôi đặt bàn thờ chủ nghĩa Mác-Lênin sang một bên, chứ không
đặt lên đầu tôi nữa, tức là ngang với những nhà tư tưởng lớn của loài người như
Rousseau, Robespierre, Montesquieu...
"Tôi coi mỗi nhà tư tưởng
đều có đóng góp của mình vào trong tiến triển của tư tưởng loài người cả.”
Chính trị VN 'không rõ
ai đang cầm lái'
- 25
tháng 10 2013
Thủ
tướng TQ Lý Khắc Cường và ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm VN hôm 14/10
Báo Anh nói Đảng Cộng sản VN gặp nhiều vấn đề
nhưng Bắc Kinh có thể có ít bài học để giúp Hà Nội.
Ngoài ra, bài báo cũng nói sau các đấu đá nội
bộ, chính trị Việt Nam nay không rõ ai là người 'cầm quyền thực thụ'.
Tờ Economist tuần
này có bài trên mục bình luận Banyan nói về điều mà tạp chí này gọi là
"những khó khăn chung mà hai nước độc đảng đang đối mặt như đấu đá nội bộ,
tranh luận về hiến pháp và thực trạng bị dân chỉ trích".
Hội nghị trung ương Đảng
lần thứ 8 vốn được kỳ vọng là sự kiện quan trọng cho nỗ lực cải cách đã diễn ra
tại Việt Nam và kết thúc một cách buồn tẻ và ĐCSVN hiện đang gặp phải nhiều vấn
đề.
Dự thảo sửa đổi hiến
pháp được đưa ra công chúng góp ý nhưng đa phần đề xuất trong số 26 triệu ý
kiến có nội dung mà đảng không thấy lọt tai, đặc biệt là gợi ý bỏ Điều 4.
Tổng Bí thư Đảng, Nguyễn
Phú Trọng mới đây khẳng định rằng ‘tuyệt đại đa số người dân Việt Nam’ đồng
tình với những điều khoản chủ chốt trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhưng
cũng nói cần đề phòng ‘thế lực xấu’ đòi bỏ Điều 4.
The Economist không phải
là cơ quan báo chí hay tổ chức đầu tiên nêu vấn đề về Điều 4 Hiến pháp Việt
Nam.
Cuộc tranh luận về Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp đã làm rộ lên một phong trào đòi thực hiện các quyền
hiến định và tính chính danh của Hiến pháp mà đã được
"đa số đại biểu Quốc hội tán thành" vừa qua.
Cũng tại Việt Nam, Hội
đồng Giám mục Công giáo cũng từng nêu ý kiến rằng “Phải hiểu thế nào và làm sao
thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân
là chủ nghĩa vô thần?”
Về mặt kinh tế, nhiều
người biện luận rằng Điều 19 qui định "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc gia" vừa lạc hậu lại vừa có tác động xấu.
Tuy nhiên gỡ bỏ khu vực
kinh tế nhà nước là việc sẽ làm nhiều người khiếp sợ.
Chẳng những các quan
chức trục lợi từ những mối làm ăn mà hệ thống kinh tế nhà nước cũng giúp biện
minh cho quyền cai trị độc đảng, bài báo bình luận.
'Đấu đá phe nhóm'
Điều 4 Hiến pháp Việt Nam trở thành vấn đề một
phần vì hệ quả của thực trạng quản lý kinh tế yếu kém trong những năm gần đây,
và một mặt cho thấy sự bất bình của người dân đối với tình trạng tham nhũng
tràn lan của quan chức, đặc biệt là các nhân vật nằm cao trong bộ máy chính
phủ.
Trong khi đó những gì
diễn ra tại Trung Quốc cũng chẳng giúp ích nhiều, mặc dù tại đây hiến pháp cũng
là chủ đề được đưa ra bàn luận.
Điểm khác biệt mấu chốt,
theo The Economist, là tại Trung Quốc, những người chỉ trích đảng chỉ đơn thuần
muốn Bắc Kinh tôn trọng hiến pháp hiện hành.
"Bản hiến pháp này
qui định về sự công bằng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hội họp cũng như
tòa án độc lập, là tất cả những điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối không
cho công dân của họ được hưởng".
Thực ra trong hiến pháp
Trung Quốc, vai trò đảng lãnh đạo được nói trong phần mào đầu chứ không nằm
trong nội dung chính.
Điều 4 Hiến pháp Việt
Nam trở thành vấn đề một phần vì hệ quả của thực trạng quản lý kinh tế yếu kém
trong những năm gần đây và một mặt cho thấy sự bất bình của người dân đối với
tình trạng tham nhũng tràn lan của quan chức, đặc biệt là các nhân vật nằm cao
trong bộ máy chính phủ.
Theo tờ báo Anh, chính
vì vậy mà trong lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào mùa xuân năm nay, các
dân biểu ở Việt Nam tỏ ra chủ động và sáng tạo hơn so với quốc hội Trung Quốc,
khi gần một phần ba dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp với Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Bất bình với chính phủ
có tham nhũng cũng lý giải việc nhà nông Đoàn Văn Vươn phản ứng bằng súng tự
chế với lực lượng cưỡng chế sai đất của mình và để rồi lĩnh án tù, thế nhưng
cũng trở thành hình tượng người hùng.
Dân bất mãn
Tại Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả
người chiến thắng rõ ràng là lãnh đạo đảng Tập Cận Bình. Một phần của vấn đề
tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết chắc rằng ai là người đang cầm trịch.
Thực trạng chính quyền
cưỡng chế đất của dân cũng xảy ra như cơm bữa tại Trung Quốc và kế hoạch cải
cách hệ thống sở hữu đất đai đã và đang bị lạm dụng có thể, hoặc nên, là một
trong những quyết định lớn trong hội nghị trung ương tại Trung Quốc sắp tới.
Bài bình luận này cảnh
báo chính quyền Việt Nam về điều họ gọi là sẽ không thể trở tay kịp với thực
trạng bất mãn của dân trước đảng và chính phủ hiện đang lan tràn trên Internet.
Thực trạng bất mãn ngày
càng gia tăng khi người ta thấy lãnh đạo đảng quan tâm ít tới lợi ích quốc gia
hơn là bảo vệ quyền lực của mình trước các đối thủ ganh tị.
Tại Trung Quốc, việc hạ
bệ Bạc Hy Lai cho thấy cuộc đấu đá tay bo giữa giới chóp bu chính trị tại đây.
Ở Việt Nam, Thủ tướng
Dũng, dường như là mục tiêu của một chiến dịch từ các nhà lãnh đạp đảng bảo thủ
hơn, chẳng hạn như Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Sự khác biệt là ở chỗ
tại Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là
lãnh đạo đảng Tập Cận Bình.
Một phần của vấn đề tại Việt
Nam là chẳng ai dường như biết chắc rằng ai là người đang cầm trịch, theo The
Economist.
Suy thoái đạo đức vì
'sai từ gốc'
Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà
Nội
Cập nhật: 15:32 GMT -
thứ tư, 25 tháng 1, 2012
Những biểu hiện xấu đủ
kiểu hiện nay ở Việt Nam không có gì khác, thậm chí về mức độ tồi tệ thì công
bằng mà nói, còn kém nhiều thứ tương tự đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên
thế giới.
Nhưng đây là hệ quả của
những sai lầm đã mắc phải và kéo dài làm trì trệ tệ hại và méo mó đến nguy hiểm
đến sự phát triển của đất nước.
Karl Marx ở Moscow:
Việt Nam vẫn theo thuyết Marx-Lenin
Các bài liên quan
- 'Trí thức chỉ có con đường dấn thân'
- GS Ngô Bảo Châu 'tự mâu thuẫn'?
- Lời chúc Tết đến Đảng Cộng sản VN
Chủ đề liên quan
Một công dân ít học sẽ
thấy rằng so với những năm tháng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, so với thời
kỳ dài gian khổ chiến tranh hoặc những ngày Cải cách Ruộng đất đẫm máu và nước
mắt, cải tạo mà thực chất là tiêu diệt công thương nghiệp tư doanh, rồi ngăn
sông, cấm chợ, bị bao vây kinh tế bốn bề, chiến tranh biên giới…thì Việt Nam
hiện đã bảo đảm được hòa bình, phát triển ổn định và có những bước tiến vượt
bậc về kinh tế, chính trị, xã hội.
Và đó một phần quyết
định là do công lao lãnh đạo, chèo lái tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sai lầm hiện có, tuy khá trầm trọng, của cả đảng viên lẫn nhân dân là thường
tình của một nước từ lạc hậu đang vươn lên, rồi chúng tất yếu sẽ được khắc phục
mà thôi.
Số người hiểu như anh
công dân này hiện chiếm tới khoảng trên dưới 60 – 70 % dân số.
Từ góc độ một nhà trí thức, một nhà giáo, hay
một nhà báo am hiểu chính trị, thì Việt Nam hiện nay rõ ràng là đang quá nhiều
bê bối.
Sự tiến bộ ít nhiều về kinh tế, chính trị, xã
hội đã có, được coi là đương nhiên của một nước đã giành lại độc lập và kiến
thiết sau chiến tranh, nhưng sẽ có những thành quả lớn hơn rất nhiều, nếu sau
khi đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc đảng Cộng sản thực hành ngay
tư tưởng đại đoàn kết, rộng hơn là minh triết của Hồ Chí Minh, cải cách dân chủ
đa nguyên, xây dựng nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, cơ chế thị trường
tự do và xã hội dân sự đầy đủ.
"Tha hóa trước tiên là trong giới cầm
quyền, sau đó lan ra toàn dân."
Vũ Duy Phú
Như thế thì Việt Nam đã khác hẳn bây giờ, không
hơn thì cũng chẳng kém các con rồng châu Á, như Hàn Quốc hoặc Singapore.
Nhưng không. Sau 1975, lúc đầu mới thấy xuất
hiện những dấu hiệu vô lý trong quản lý xã hội, sau mới nhận ra là do sự thiếu
kinh nghiệm, thậm chí ngu dốt của nhiều người trong giới lãnh đạo các cấp, cuối
cùng mới vỡ lẽ ra là có những lực cản rất lớn, đó là ý thức hệ Marx Lenin,
trong đó rường cột là giai cấp công nhân độc quyền mất dân chủ, rồi hậu quả nẩy
sinh từ sự kéo quá dài của đường lối đó, gần đây đã phát triển đến mức tha hóa đạo
đức xã hội trầm trọng.
Tha hóa trước tiên là trong giới cầm quyền, sau
đó lan ra toàn dân.
Sai lầm rành rành mà
không được lãnh đạo rất nhiều nhiệm kỳ kịp thời tiếp thu, sửa chữa đã gây ra
những sự bức xúc, căn giận, rồi phản kháng các kiểu, và ranh luận lẫn nhau về
đối sách của người dân trước chính quyền hiện nay.
Rất tiếc, số lượng người
am hiểu như trên chỉ có khoảng 10 – 15% dân số toàn quốc.
Cả một quá trình
Còn từ góc độ một nhà
nghiên cứu nghiêm túc, anh ta đi từ quá trình tiến hóa của loài người và thấy
rằng nước ta và Trung Quốc về trình độ văn hóa và tổ chức xã hội, gần đây vẫn
mới đang ở giai đoạn mà các nước phương Tây đã trải qua trước đây khoảng gần
hai thế kỷ, khi họ mới thực hiện thành công các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
và mới từng bước khắc phục được tàn dư lâu đời của chế độ phong kiến.
Thực trạng Việt Nam:
người lao động khốn khó vì thiếu cải cách
Nhà nghiên cứu đương
nhiên chú ý đến nguyên nhân sự phân rã thế giới làm hai phe. Phe có động lực
rất mạnh để phát triển một cách tự nhiên là chủ nghĩa tư bản dựa trên triết
lý tự do.
Ở đây nhân tài lãnh đạo
sự phát triển xã hội được chọn lọc thông qua cạnh tranh tự nhiên từ trong tầng
lớp ưu tú mọi giai cấp xã hội được phát triển từ đường lối tự do, dân chủ,
nhân quyền, nhà nước pháp quyền và coi trọng xã hội dân sự.
Phe kia theo học
thuyết của Marx, lấy công bằng làm nền tảng tư tưởng cốt lõi nhất, vì vậy cần
có kỷ luật trật tự xã hội rất nghiêm (kỷ luật sắt, khác ta là địch).
Vì lấy công bằng làm
đường lối cốt lõi để tổ chức quản lý xã hội, nên mọi người không thể tự do,
muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm để không có thể giầu có vượt trội lên.
Thương cảm nhưng sai lầm
Chủ nghĩa Marx xuất
hiện trước tiên là từ cội nguồn cái tâm nhân đạo của Marx và Engels.
Tuy có cái tâm thương
cảm những người cần lao khổ cực, nhưng hai ông đã nghĩ chưa chín và do đó đã
phạm một sai lệch triết học lớn và một bất công mới.
Hai ông đã bỏ qua một nhận xét rằng, các nhà tư
bản cũng là những con người, họ cũng cần được sống và được kiếm sống như những
người công nhân.
Marx có thể không nhận ra rằng, sự bóc lột chỉ
nảy sinh khi đã hiện diện một bên giàu làm chủ và một bên nghèo làm thuê rồi.
Vậy xã hội tồn tại trước khi phân liệt ra hai
tầng lớp xã hội giầu nghèo khác nhau ấy là cái gì?
Phải chăng là sự khác biệt tự nhiên – chưa mang
mầu sắc đạo đức, hay giai cấp - của những cá thể khác nhau, do Trời Phật hay
Chúa sinh ra và sự ganh đua tự nhiên của những con người đó trong quá trình
mưu sinh và đi tìm hạnh phúc đã làm nảy sinh ra một cách tự nhiên vô thức sự
khác biệt giàu nghèo.
Muốn khắc phục bất công
đó, không thể tạo ra một điều gì lại mang tính bất công mới, trong trường hợp
của Mác, sự bất công mới đó chính là chủ trương tiêu diệt giai cấp tư sản, thực
hành chuyên chính vô sản, cấm đoán tự do dân chủ, đảng của giai cấp công nhân
độc quyền lãnh đạo.
Vậy làm thế nào để tránh
được bất công giàu nghèo mà lại tránh sa vào một sự bất công mới?
Đó là đường lối thỏa
thuận điều tiết hòa bình giữa các giai cấp thông qua một Nhà nước pháp quyền,
tam quyền phân lập, một cơ chế thị trường tự do có điều tiết của chính phủ vì
dân, do dân và của dân, và một xã hội dân sự hoàn chỉnh.
Khác biệt nhận thức
Đến đây, ta nhận thấy,
mới phân tích để nhân diện tư duy và quan điểm của mới có ba tầng lớp dân cư
của Việt Nam, đã thấy có những mức độ khác biệt rõ rệt.
Vì vậy, trong xã hội ta
hiện có biết bao hoàn cảnh, trí tuệ và lương tâm khác nhau, từ đó nẩy sinh rất
nhiều chính kiến:
Ban lãnh đạo Đảng
hiện nay cũng là nạn nhân của sai lầm trong quá khứ
Đó là Kiên định Chủ
nghĩa Xã hội kiểu cũ; Cải cách triệt để, kiên trì Xã hội Chủ nghĩa đích
thực, ủng hộ và khuyến khích Ban lãnh đạo mới của Đảng; Đối lập trung thành;
Đạp đổ nhanh để xây mới lại hoàn toàn; Đấu tranh dân chủ, nhân quyền.
Tôi đã có lần viết trong
một kiến nghị gửi Trung ương Đảng rằng, chính Bộ Chính trị của Đảng ta hiện
nay cũng là nạn nhân của những sai lầm quá khứ của Đảng.
Mà sai lầm quá khứ của
Đảng lại bắt nguồn từ những phần sai lầm của chủ nghĩa Marx-Lenin, mà phần
sai lầm của chủ nghĩa đó lại là hậu quả của những tư duy chưa chín mùi và
chưa đủ độ sâu sắc về quan điểm đạo đức của Nhân loại.
Quan điểm đúng là phải
thoát ra khỏi tính Con trong Con Người hiện nay, phải thoát nhanh hơn ra khỏi
sự u mê cạnh tranh theo luật rừng , lấy thịt đè người của các giống Con trong
rừng, để tự giúp nhau cải hóa cho nhanh để trở thành những thực thể Người thực
sự trên Trái Đất này.
Nói như thế là để không
quy trách nhiệm sai lầm về lý luận vào riêng một ai, nhưng mà để cương quyết
sửa chữa những sai lầm đã mắc phải và kéo dài làm trì trệ tệ hại và méo mó đến
nguy hiểm sự phát triển đáng có của một đất nước đã từng anh hùng, có một nhân
dân đã từng anh hùng nhưng đến nay đã bị biến dạng đi khá nhiều do những sai
lầm tệ hại của Chủ nghĩa Xã hội Hiện thực trên thế giới gây ra.
Quay lại vấn đề thời sự
của chúng ta hôm nay: Do đâu có sự tha hóa đạo đức xã hội trầm trọng như đang
xảy ra và đã được đánh giá rất xác đáng trong các văn kiện Đại hội Đảng?
Đó là sai lầm trong vận
dụng kéo dài những phần sai của chủ nghĩa Marx-Lenin, thiếu nghiêm túc, thiếu
nghiêm chỉnh kiên trì vận dụng tư tưởng đường lối và đạo đức sáng ngời của Hồ
Chí Minh: Đoàn kết, đại đoàn kết, trân trọng và liên kết cả những tư duy và lực
lượng đối lập như là những yếu tố phản biện tích cực, thực hành đường lối Lấy
Dân làm gốc, Dân chủ, Cộng hòa để có Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.