Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, November 16, 2014

Gọi vốn qua IPO kiểu VN 'chẳng giống ai'

From: Paul Van  [ChinhNghiaViet] <
Date: 2014-11-14 17:52 GMT+01:00
Subject: [ChinhNghiaViet] Fwd: Hãy t
y chay thng Bùi TÍn cũng như tên Đ Ph, con nít mi ln nên không biết gì v cng sn c!
To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com


Gọi vốn qua IPO kiểu VN 'chẳng giống ai'
  • 12 tháng 10 một 2014
Vietnam Airlines đã nhiều lần định cổ phần hóa nhưng không thành.
Vietnam Airlines theo dự kiến sẽ có đợt bán cổ phần ra công chúng lần đầu tiên (IPO) vào ngày 14/11.

Để tìm hiểu về đợt IPO này nói riêng và nỗ lực tư nhân hóa nền kinh tế tại Việt Nam, BBC tiếng Việt đã phỏng vấn ông Kevin Snowball, giám đốc điều hành Quỹ Tài sản PXP Vietnam.
Ông Snowball cho rằng cách huy động vốn tư nhân qua IPO cho doanh nghiệp nhà nước không có kết quả và chính phủ Việt Nam thiếu rõ ràng về cách phát triển thị trường chứng khoán.
BBCDường như ông có vẻ không mấy hào hứng trước đợt IPO này, tại sao vậy?
98% số cổ phiếu sẽ được bán cho hai ngân hàng trong nước mà chúng tôi hiểu rằng họ là Techcombank và Vietcombank mặc dù thông tin này chưa được xác nhận
Kevin Snowball, CEO PXP Vietnam
Về cơ bản thì cầu vượt quá cung một chút. Tức là nhu cầu muốn mua nhiều hơn số cổ phiếu sẽ được chào bán ra 1.70 lần. 98% số cổ phiếu sẽ được bán cho hai ngân hàng trong nước mà chúng tôi hiểu rằng họ là Techcombank và Vietcombank mặc dù thông tin này chưa được xác nhận. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia rất ít, có vẻ như 28 cá nhân từ giới đầu tư nước ngoài chia nhau mua khoảng 100.000 USD trị giá cổ phiếu.
Có một số lý do khiến chúng tôi không tham gia mua. Tức là về cơ bản là IPO tại Việt Nam hiện có một số vấn đề. Thứ nhất là giá cổ phiếu là quá đắt. Thông tin cũng không thật đầy đủ và rõ ràng, nói cách khác đi là thiếu minh bạch. Đây là IPO nhưng lại không có ngày cụ thể cho việc khi nào trong tương lai mới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tức là đó không phải là cách người ta thực hiện IPO như bình thường.
BBCVậy IPO có ý nghĩa gì đối với Vietnam Airlines (VNA)?
Họ dự kiến huy động dưới 50 triệu USD, là việc gọi vốn nhỏ. VNA muốn tìm nhà đầu tư chiến lược. Chúng tôi nghe nói có nhà đầu tư muốn mua 20% cổ phần VNA nhưng cho tới nay thì không có thông tin rằng nhà đầu tư đó là ai. Do đó đợt IPO này chỉ là việc bán ra cổ phần rất nhỏ cho một vài nhà đầu tư nội địa, do đó chẳng có chút hào hứng nào cả.
BBCNhìn rộng ra về nỗ lực cổ phần hóa của Chính phủ Việt Nam, ông đánh giá thế nào?

Tôi cho là mọi việc diễn ra không được suôn sẻ. Trong năm nay đã có hàng chục IPO, tôi chỉ thấy có một trường hợp có thể tạm coi là thành công là trường hợp Vinatex. Chúng ta thấy là tuần trước Việt Nam bán 1 tỉ đôla trái phiếu để huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế và cầu gấp 10 lần cung. Đó là bởi giá bán là hợp lý, ấn định giá đúng thì bán cái gì cũng được.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì để có thể tham gia vào IPO thì hẳn phải có triển vọng thực sự là họ sẽ kiếm được tiền từ đó. Đó là một trong những đặc điểm của thị trường chứng khoán. Còn nếu bán cổ phiếu ra để giới đầu tư trông đợi 100 năm nữa mới có lãi thì khả năng để người ta huy động được vốn là rất ít. Tức là trong trường hợp này thị trường nói với chính phủ là giới đầu tư không thích kiểu thực hiện IPO này của VNA.
BBCNhà nước vẫn nắm cổ phần chính của Vietnam Airlines và phải chăng đó là chỉ dấu cho thấy nhà nước chưa sẵn sàng có những thay đổi thực sự tại VNA nói riêng và nền kinh tế mà quốc doanh nắm vai trò chủ đạo nói chung?
Rồi sẽ đến lúc người ta sẽ hỏi rằng liệu có cần phải có thị trường chứng khoán không và làm gì với nó
Hiện nhà nước vẫn nắm 96.5% cổ phần của Vietnam Airlines. Họ chưa bán 20% cổ phần. Có việc đồn đoán là có thể có nhà đầu tư Nhật nào đó sẽ mua nhưng hiện chưa thấy chỉ dấu nào từ phía Nhật là họ muốn thực hiện điều đó. Có một số nhỏ cổ đông nắm 3.5% cổ phần của VNA nhưng họ không biết sẽ buôn bán các cổ phần này ở đâu.
Thực tế rằng Việt Nam giới hạn mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức tối đa là 49% cho thấy là Việt Nam chưa sẵn sàng để cho thị trường chứng khoán vận hành theo cách mà đáng ra phải vận hành như tại những nơi khác. Có nhiều công ty được niêm yết trên sàn giao dịch tại Việt Nam nhưng đa số vẫn thuộc quyền sở hữu thuộc về nhà nước.
Tôi nghĩ là có vấn đề mang tính tổng quát hơn đối với thị trường chứng khoán và cách vận hành cũng như vấn đề về chủ trương. IPO là bước đi cốt để cung cấp nguồn tiền mặt thì dường như đã và đang không có mấy kết quả. Chúng ta đang đối diện rủi ro là cứ để tình trạng này càng kéo dài bao lâu thì nó chỉ càng thêm tiêu cực. Rồi sẽ đến lúc người ta sẽ hỏi rằng liệu có cần phải có thị trường chứng khoán không và làm gì với nó. Tức là chính phủ Việt Nam không có chính sách rõ ràng việc họ muốn phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam như thế nào.



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List