Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, November 22, 2014

‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’


‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’

  • 20 tháng 11 2014

Ông Nguyễn Công Khế (trái) từng làm Tổng biên tập tờ Thanh Niên

Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền chứ ‘không làm mất chế độ’, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nói với BBC.

Ông Khế vừa có bài viết đăng trên mục Ý kiến của tờ New York Times hôm 19/11 kêu gọi chính quyền Việt Nam thực hiện tự do báo chí.
Nền báo chí Việt Nam từ lâu nay vẫn đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản để đảm bảo không đi chệch khỏi tư tưởng và đường lối của hệ thống chính trị.

‘Rất có hại’


Jump media player
null

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hôm 20/11, ông Khế cho biết trước khi ông đăng bài trên New York Times, ông đã đề đạt ý kiến ‘báo chí tự do’ với ‘nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong Ban Tuyên giáo trung ương’.
“Cách nay ba bốn ngày tôi có trao đổi với hai lãnh đạo Tuyên giáo. Tôi nói rằng một nền báo chí mà chỉ cho những tờ báo lá cải câu view những chuyện bậy bạ đã vô hình chung phát triển theo hướng đó,” ông nói.
“Trong khi mỗi ngày những chuyện chính yếu như kinh tế, nợ công, nợ xấu, những vấn đề sống còn của đất nước thì không bàn,” ông nói thêm.


“Thậm chí người ta nói về anh. Họ phê phán việc này việc khác anh cũng không nói lại.”


“Cứ để tình hình như thế này thì rất có hại cho đất nước,” ông nói và cho biết các lãnh đạo ‘không phản ứng gay gắt trước ý kiến của ông’ và ‘không nói lại là tôi sai’.

Ông cho rằng khi nền báo chí tự do ‘nói những vấn đề, phản biện hàng ngày’ thì các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ‘có thể lắng nghe để sửa chữa hoàn thiện cho tốt’.

“Các nhà nước sử dụng tự do ngôn luận và dân chủ thì chỉ có lợi thôi,” ông nói, “Soi gương hàng ngày mới biết trên mặt mình có gì thì mới sửa chữa được và phát triển được.”

‘Phản biện thì sáng tỏ’


Ban Tuyên giáo Trung ương dưới quyền ông Đinh Thế Huynh kiểm soát toàn bộ truyền thông VN

Ông Khế cũng bác bỏ việc tự do báo chí ‘sẽ làm mất chế độ’.

“Sau Đại hội 6 của Đảng khi báo chí nói nhiều chuyện nhất và khi nền kinh tế phát triển tốt nhất thì người dân có niềm tin vào tương lai đất nước nhất,” ông phân tích.
“Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ, phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi,” ông nói thêm.

Khi được hỏi liệu tự do báo chí có dẫn đến việc động chạm những vấn đề nhạy cảm của Đảng, của chính quyền mà lâu nay vẫn được che giấu, ông Khế cho rằng:
“Hãy minh bạch. Cái gì mình sai, mình lỡ có khiếm khuyết thì nói với dân là tôi khiếm khuyết. Người dân Việt Nam rất dễ khoan dung.”

Theo ông Khế thì trong nền báo chí một chiều bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay ‘thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước’.

“Khi đăng tin một chiều và không để cho người ta nói thì số lượng người đọc và lòng tin của người dân giảm,” ông nói.

“Người ta tìm vào chỗ khác. 
Có chỗ khác thay thế,” ông nói thêm, “Điều gì anh không nói sẽ có người khác nói thay. Đúng sai thì anh chịu.”

“Báo chí tự do là không tránh khỏi. Đối với các nước không lạ và đối với Việt Nam cũng sẽ không lạ,” ông nói thêm.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

 

“Vừa hợp tác vừa đấu tranh” – Đâu là sự thật.

Đức Thành

Chiều ngày 19/11/2014, trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc Hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến cụm từ “vừa hợp tác vừa đấu tranh” để biểu thị quan điểm trong quan hệ với Trung Quốc. Thực ra cụm từ “vừa hợp tác vừa đấu tranh” chẳng có gì mới trong đối sách với nước láng giềng phương Bắc này. Cha ông ta cũng đã sử dụng chiến lược này rất tốt. Chính vì thế dân tộc Việt luôn trường tồn cùng với dân tộc Hán mặc dù lưỡi dao Hán hóa không bao giờ thôi chĩa vào dân tộc Việt chúng ta.

Tuy thủ tướng đã nêu quan điểm này tại diễn đàn Quốc hội với vai trò người đứng đầu chính phủ, mà chính phủ thì là cơ quan chấp hành Quốc hội. Nhưng Quốc hội thì chưa bao giờ có nghị quyết riêng về vấn đề đối sách với Trung Quốc (lẽ ra đại biểu phải chất vấn Chủ tịch Quốc hội hoặc lôi ông Tổng bí thư Đảng ra mà chất vấn vì sao không ra nghị quyết về quan hệ với Trung Quốc). 

Trở lại Hiến Pháp, Quốc hội đã trao quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội cho Đảng Cộng sản và Đảng quán triệt đường lối chính sách lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thì cũng chưa thấy có nghị quyết, quyết định chỉ thị hay văn bản riêng về vấn đề quan hệ với Trung Quốc kiểu vừa hợp tác vừa đấu tranh như Thủ tướng đề cập.
Từ trước đến nay chỉ thấy Đảng muốn dân phải ca ngợi người láng giềng cộng sản phương Bắc kiểu bạn bè bốn tốt và 16 chữ “vàng” nhưng qua những hành động của láng giềng lại thể hiện là ngược lại. Biển đảo của Việt Nam chúng đến cắm dàn khoan, chúng giết chết cán bộ chiên sỹ của đã canh giữ từng tấc đất vuông đảo của ông cha để lại vậy mà Đảng không dám điều động quân, lương, vũ khí khí tài để cứu cán bộ chiến sỹ ta và lấy lại biển đảo đã bị chúng xâm lược.
Nhân dân căm thù bọn bành trướng biểu tình biểu thị lòng yêu nước thì Đảng lại bắt bớ tù đày.

Trong lúc cả dân tộc sục sôi vì biển quê hương bị chúng đem giàn khoan khủng nghênh thách thức cả dư luận thế giới. Toàn dân tộc thì mong mỏi Quốc hội của Đảng , ban chấp hành của Đảng sớm ra cái nghị quyết để phản đối sự xâm lăng này . Thực sự cho đến nay nhân dân vẫn trông đợi một quyết sách tập thể về việc này mà vẫn chưa được thì lời phát biểu lạc lõng của cá nhân Thủ tướng như vừa rồi liệu hiệu quả đến đâu.

Dù sao thì sách lược hay đối sách của người điều hành đất nước về quan hệ bang giao với nước ngoài nhất là với quan hệ Viêt- Trung cũng đã được phát ra, có thể cũng giải tỏa nỗi lo âu của một vài cái đầu nông cạn. Nhưng phần lớn con dân nước Việt vẫn phải băn khoăn vì “nói vậy mà không phải vậy” giữa vai trò cá nhân người phát ngôn là thủ tướng với vai trò của tổ chức đáng lẽ phải ra nghị quyết để Thủ tướng phải hành động theo nghị quyết đó, thì đằng này Thủ tướng đã phát biểu trước khi có nghị quyết .

 Liệu lời nói của thủ tướng trước Quốc hội có trở thành nghị quyết của Đảng làm kim chỉ nam cho guồng máy Nhà nước vận hành theo đúng như lời nói của Thủ tướng.

Người Tàu cộng sản thừa thủ đoạn mánh khóe để không dùng vũ khí nóng đi xâm chiếm lãnh thổ nước khác một cách trực diện nhưng họ đã không từ mọi mưu hèn kế bẩn để đạt được mục đích. 

Họ phá hoại từ rễ cây, cọng lá của người dân Việt , họ dùng chính sách người Việt trị người Việt một cách cực kỳ thâm hiểm . Với chiêu bài kinh tế họ đang dần dần chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng chờ cơ hội giống như ngày xưa cha ông họ dùng khổ nhục kế thu gom vàng bạc đem chôn xuống đất yểm bùa chú làm thần giữ của đợi cơ hội đem quân sang vơ vét đem về. Họ dùng tiền gái mua chuộc và khống chế khóa mồm những cán bộ có chức quyền.

Về truyền thông họ cậy nước lớn người đông tuyên truyền lấn át, tung hỏa mù gây thật giả lẫn lộn trên cộng đồng quốc tế…
Đối với nhân dân nước họ, họ kích động thù hằn dân tộc, rao giảng những thứ không có thật về lãnh thổ của họ. Có bao nhiêu nước chung đường biên giới thì chừng ấy nước họ gieo giắt chiến tranh hoặc gây hấn.

Nhưng họ lại rất sợ đấu tranh pháp lý, đấu tranh ngoại giao đa phương, đấu tranh nghị trường khu vực và Quốc tế… Điều này người dân Việt Nam bình thường nhất ai cũng nhận ra. Thật tiếc rằng những kênh đấu tranh đó không được Đảng của ông Thủ tướng ra nghị quyết cho ông làm thì không hiểu ông và chính phủ của ông sẽ đấu tranh với người Tàu cộng sản của ông kiểu gì.

Còn nói về hợp tác với người Tàu cộng sản trong thực tế đã làm dân tộc Việt ớn đến tận xương tủy, với Các công trình trọng điểm của quốc gia mà chiếm tới 90% nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Khu công nghiệp Vũng Áng chưa giải tỏa được nỗi lo của dân Việt thì nay lại xuất hiện thêm mũi Cửa Khẻm Hải Vân.

Người dân Việt Nam hôm nay thì lo sợ bởi những kiểu đấu tranh bảo vệ nhau trong các nhóm lợi ích liên quan đến người Tàu cộng sản hơn là cách đấu tranh đối phó với việc xâm lấn lãnh thổ của người Tàu mà cụ thể như vụ mũi Cửa Khẻm vừa rồi, trong khi mọi cấp mọi ngành và người dân đang lo âu về sự mất an ninh quốc phòng trong dự án du lịch mũi Cửa Khẻm do người Tàu làm chủ và tìm cách để ngăn chặn dự án này thì ông chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế lại vin vào chuyện “cấp phép đúng qui trình” để che dấu cái sai của mình.

“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ” đó là lời dặn dò của cụ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hơn 500 năm nay cho toàn dân Việt
Chỉ mong sao Thủ tướng đừng vừa hợp tác vừa đấu tranh kiểu Cửa Khẻm.
Đ.T.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List