Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 21, 2014

Thảm đỏ cho FDI đang gây nhiều lo ngại


Thảm đỏ cho FDI đang gây nhiều lo ngại

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-20
Công nhân Trung Quốc làm việc tại Dự án Formosa (Hà Tĩnh) đa số là lao động phổ thông.
Công nhân Trung Quốc làm việc tại Dự án Formosa (Hà Tĩnh) đa số là lao động phổ thông.

Photo courtesy laodong.com

Chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài từng giúp kinh tế Việt Nam đạt tiến bộ kể từ giai đoạn đổi mới đầu thập niên 1990. Nhưng giờ đây chính sách này đang bị biến dạng và gây ra nhiều hệ lụy khiến giới chuyên gia đưa ra không ít lời cảnh báo.

Mặt trái của FDI
Nếu không có sự tham gia tích cực của dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) thì Việt Nam chẳng thể từ chỗ có thu nhập đầu người 118 USD/năm vào năm 1990, mà có thể bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với GDP đầu người đạt 1960 USD vào năm 2013. Đây là những số liệu chính thức của Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Tuy vậy trong vài năm qua, giới trí thức chuyên gia bắt đầu nói tới mối lo và cảnh báo về mặt trái của FDI. Sự ưu tư không những về mặt kinh tế xã hội mà luôn cả lĩnh vực an ninh quốc phòng.

TS Nguyễn Quang A nhà phản biện độc lập làm việc ở Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS nhận định rằng đã đến lúc cần điều chỉnh chính sách ưu đãi quá mức với các dự án FDI nếu mặt trái của các dự án này là lợi bất cập hại cho Việt Nam. 

Ông nói:
Hiện nay Việt Nam để cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hơi dễ dãi, những dự án mà ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, có thể lên đến nhiều tỷ đô la.
- TS Nguyễn Quang A

“Hiện nay Việt Nam để cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hơi dễ dãi, những dự án mà ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, có thể lên đến nhiều tỷ đô la. Vì cách quản lý không được cẩn trọng cho nên người ta chạy theo điều gọi là trải thảm đỏ mà không cân nhắc kỹ, thí dụ dự án thép ở Vũng Áng rồi hàng loạt dự án lọc dầu ở Việt Nam. Việt Nam nếu mà dễ dãi với đầu tư nước ngoài thì Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của những nơi mà người ta trốn thuế môi trường để sangViệt Nam tha hồ gây ô nhiễm, không những gây ô nhiễm mà còn thu lời bộn mang về.

Tôi nghĩ rằng với những đầu tư như thế thì Việt Nam không cần phải trải thảm đỏ. Việt nam phải cấm ngặt và thậm chí là đuổi thẳng cánh và điều này không ảnh hưởng gì đến đầu tư nước ngoài thực sự của những người không muốn lợi dụng những kẽ hở của Việt Nam hay lạm dụng những điều đó để mưu lợi cho mình. Đấy là chưa nói đến chuyện về an ninh quốc gia.”

Năm 2013 tổng vốn FDI đăng ký vào các dự án đạt hơn 22 tỷ USD, thực tế giải ngân 11,5 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu cùng năm khu vực FDI chi phối gần 70%. Mặc dù các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chí ít cũng mang lại công việc làm cho công nhân Việt Nam, nhưng càng ngày càng có nhiều chuyên gia cảnh báo mặt trái của chính sách trải thảm đỏ mời gọi FDI, điển hình là thất thu thuế vì chuyển giá, khai lỗ mà chính phủ hầu như không thể ngăn chặn. 

Việc ưu đãi quá mức doanh nghiệp FDI vô hình chung còn xóa sổ một số lớn doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cạnh tranh không cân sức, chưa kể trong hai năm vừa qua có nhiều dự án trải thảm đỏ cho nhà đầu tư Trung Quốc, giao đất ở các khu vực trọng yếu cho Trung Quốc.

Hiểm họa tiềm ẩn của việc giao đất
Đỉnh đèo Hải Vân
Đỉnh đèo Hải Vân. Khu vực trên đỉnh đèo Hải Vân có vị trí quan trọng, nhưng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đơn phương cấp phép cho dự án du lịch của Trung Quốc

Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội nhận định:
“Chúng ta mở cửa đất nước cho bao nhiêu cường quốc vào để đầu tư hoạt động kinh tế. Nhưng chúng ta không giữ được đất mình, không giữ được sức cạnh tranh và như vậy biết bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam phải chết.”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ở Hà Nội từng nhiều lần cảnh báo mặt trái của FDI những năm vừa qua, thí dụ như hiện tượng chuyển giá, khai lỗ để trốn thuế nhưng vẫn mở rộng kinh doanh và Việt Nam chưa có công cụ hữu hiệu để kiểm soát. Ngoài ra doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi đã phát triển mạnh chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu đè bẹp doanh nghiệp Việt Nam.

 Báo Đất Việt bản tin trên mạng ngày 7/3/2014 trích lời bà Phạm Chi Lan cảnh báo về lĩnh vực bất động sản. Theo lời nữ chuyên gia, nếu tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho nhà đầu tư nước ngoài được tự do mua bán bất động sản ở Việt Nam thì trong tương lại không xa lắm, Việt Nam sẽ là nước của những họ Tập, họ Đặng của Trung Quốc hay họ Kim, họ Lee của Hàn Quốc và người Việt Nam sẽ lại là những người làm thuê, làm thuê ở dạng gia công, thậm chí thay vì mua nhà bằng gói 30.000 tỷ không được thì lại đi thuê nhà của mấy ông kinh doanh nước ngoài.

Cùng một vấn đề, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành Trung Quốc gia tăng đầu tư ở Việt Nam, một phần vào bất động sản. Ông nói:
Chúng ta mở cửa đất nước cho bao nhiêu cường quốc vào để đầu tư hoạt động kinh tế. Nhưng chúng ta không giữ được đất mình, không giữ được sức cạnh tranh và như vậy biết bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam phải chết
Bùi Kiến Thành

“Trung Quốc vào mua những dự án bất động sản tức đất đai của Việt Nam với giá rẻ bèo của những người phát triển dự án bất động sản bây giờ buộc phải bán tháo bán đổ đi thì sẽ như thế nào. Nếu đi xa hơn một chút nữa, nếu Trung Quốc đổ vào Việt Nam 100 tỷ đô hay 1.000 tỷ đô thì họ sẽ mua đứt đất nước Việt Nam này thì sẽ ra sao. Tất cả những chuyện ấy lãnh đạo nhà nước cần phải suy nghĩ xem chúng ta có nên trải thảm đỏ ra để mà mời mà rước Trung Quốc vào đầu tư ở Việt Nam hay không…và có ảnh hưởng gì về vấn đề kinh tế vì nếu Trung Quốc vào đây đầu tư ồ ạt thì liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đứng vững hay không.
Hiện bây giờ đầu tư nước ngoài đã chiếm 68% xuất khẩu rồi, cả đất nước Việt Nam này bao nhiêu trăm nghìn doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được 32%. Liệu ngày nào Trung Quốc đầu tư vào đây như thế thì ngoại thương Việt Nam sẽ ra sao tất cả chuyện ấy chúng ta cần phải suy nghĩ.”

Nhìn vào thực tế, chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài kể cả dòng vốn FDI Trung Quốc chưa được các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam điều chỉnh. Nói cách khác Bộ Chính trị đảng Cộng sản chưa có chỉ đạo để sửa đổi. 

Điển hình là chỉ cách đây chưa lâu hồi tháng 10/2013 nhà đầu tư Trung Quốc đã được cấp giấy phép sử dụng 200 ha đất ở mũi Cửa Khẻm núi Hải Vân để xây dựng khu du lịch nghĩ dưỡng tổng vốn 250 triệu USD. Điều đáng nói là mũi Cửa Khẻm khống chế Vịnh Đà Nẵng và có vị trí chiến lược có thể chia cắt đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 16. Theo giới chuyên gia, từ vụ việc mới nhất này nhà nước Việt Nam có nhu cầu cấp thiết là sửa đổi một cách hợp lý đối với chính sách trải thảm đỏ biệt đãi nhà đầu tư nước ngoài.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-red-capet-for-fdi-11202014063522.html




No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

My Blog List