Bất động sản: cái chết biết trước
Mặc
Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-08
2013-08-08
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Một khu nhà cao cấp mới
xây ở Hà Nội
RFA photo
Thời gian gần đây những
dấu hiệu về sự sụp đổ dây chuyền bắt đầu từ thị truờng bất động sản đã ngày một
rõ hơn đặc biệt cộng vào đó là bức xúc của người dân bị các dự án hay chủ doanh
nghiệp lừa gạt hợp đồng khiến làn sóng chống đối trở nên mạnh mẽ. Mặc Lâm phỏng
vấn ông Nguyễn Văn Đực, giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành để tìm hiểu thêm
ý kiến một doanh nghiệp trước tình hình này.
Mặc Lâm:
Ông là người từng đưa ý kiến cho rằng bất động sản trên đà suy thoái và có
dấu hiệu đổ vỡ trong thời gian sắp tới. Theo ông những biểu hiện rõ nhất trong
thời gian gần đây là gì ạ?
Ông Nguyễn Văn Đực:
Một số biểu hiện là chủ đầu tư bỏ trốn, người dân biểu tình và đã đi tới manh
nha chiếm dự án. Tôi cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh bất động sản đang xấu dần
đi. Điều mà tôi lo ngại hơn nữa là chỉ cần 5-7 hoặc 10 dự án nổ ra như vậy thì
nó sẽ gây ra một dây chuyền rất lớn. Những doanh nghiệp đã chết, xứng đáng chết
thì phải chết, nhưng nó sẽ lây lan ra những doanh nghiệp gần chết mà có thể cứu
sống được nhưng vì dư chấn của những hành động của người dân cộng với chủ đầu
tư bỏ trốn không thực hiện được dự án sẽ đưa đến những doanh nghiệp chưa đáng
chết, chưa đúng lúc chết thì phải chết. Tôi nghĩ rằng nếu nó xảy ra đồng
loạt như vậy thì tình hình xáo trộn về kinh tế, đời sống người dân và đặc biệt
là an ninh rất lớn. Những dự án bỏ hoang bị người dân hoặc những người nhập cư,
những người lao động chiếm giữ làm nơi ở tạo nên sự nhếch nhác rất lớn về an
ninh xã hội.
Mặc Lâm:
Thưa ông, đối với chính phủ, ông có nhận xét gì về những nỗ lực của họ nhằm
đối phó với những hình ảnh mà ông vừa mới đưa ra, đặc biệt là những biện pháp
kích cầu hay họ có trợ giúp cho ngành bất động sản?
Ông Nguyễn Văn Đực:
Chính phủ trước tiên là không đánh giá đúng mức sự đổ vỡ của bất động sản. Bằng
chứng là đánh giá hàng tồn kho quá thấp, đánh giá nợ xấu quá thấp. Do chủ quan
khi đánh giá cơn bệnh bất động sản chưa ngặt nghèo và vì thế mà những liều
thuốc không đúng lúc và không đúng liều.
Một số biểu hiện là chủ
đầu tư bỏ trốn, người dân biểu tình và đã đi tới manh nha chiếm dự án. Tôi cho
rằng đó là dấu hiệu của bệnh bất động sản đang xấu dần đi.
- Ông Nguyễn Văn Đực
- Ông Nguyễn Văn Đực
Mặc Lâm:
Riêng chuyện hỗ trợ gói 30 ngàn tỉ đồng thì ông nhận xét ra sao về cách sử
dụng của nhà nước?
Ông Nguyễn Văn Đực:
Chuyện hỗ trợ 30 ngàn tỉ đồng thì chúng ta thấy rằng từ đầu năm 2013 đã có nghị
quyết 02 của chính phủ nhưng cho tới tháng 7 tháng 8 rồi có cái thông tư của
chính phủ để mà bơm vào bất động sản 30 ngàn tỉ nhưng thực tế nhiều doanh
nghiệp và người dân chỉ nhận được vài chục tỉ thôi. Với vài chục tỉ đó không
thể nào cứu được sự khó khăn của bất động sản. Biện pháp thứ hai là nhà ở xã hội
mà nhà ở xã hội thì nhiều doanh nghiệp đã bị khó khăn, nhiều dự án đã chết 3-4
năm rồi nay bỗng dưng có chính sách “nhà ở xã hội” họ lại nhờ vào chính sách
này không phải vào mục đích xây nhà ở xã hội mà với mục đích tìm một số tiền
trong cái gói kích cầu này.
Mặc Lâm:
Riêng về việc nhiều doanh nghiệp chuyển đổi các chung cư không bán được trở
thành trường học hay làm bệnh viện. Đây là những ý tưởng rất tốt trong tình
hình hiện nay nhưng họ có được nhà nước tiếp xúc hay hỗ trợ một cách có hiệu
quả hay không?
Ông Nguyễn Văn Đực:
Chuyện doanh nghiệp chuyển đổi công năng như biến chung cư thành những
trường học, bệnh viện....hoặc là chia nhỏ căn hộ thì thủ tục xét duyệt lại quá
rườm rà, quá phức tạp đưa đến hiện nay chỉ có một hay hai chung cư được chuyển đổi
thành diện tích nhỏ thôi. Trong khi nhu cầu chuyển đổi rất lớn mà chúng ta thì
lại làm quá chậm cho nên rất nhiều doanh nghiệp làm liều tức là người ta làm
trước khi có quyết định. Song song với việc người ta làm trước khi xin thì đấy
là chuyện phạm luật nhưng mà do bức xúc, do sự tồn tại của doanh nghiệp nên
buộc lòng người ta làm sai luật, đi trước luật.
Việc xử lý nợ xấu
Một công trình đang được
thi công, ảnh minh họa. RFA photo
Mặc Lâm:
Vừa rồi nhà nước có thành lập công ty xử lý nợ xấu, theo ông nhận xét thì
qua gần 6 tuần lễ vừa qua, công ty này có xử lý các món nợ trong lĩnh vực
bất động sản một cách hữu hiệu không?
Ông Nguyễn Văn Đực:
Theo tôi biết nợ xấu của bất động sản rất lớn, không phải một vài trăm ngàn tỉ
và có thể còn nhiều hơn nữa. Rồi chuyện sở hữu đan chéo trong các ngân hàng,
trong các công ty sân sau rất lớn và rối tung lên trong việc này. Một ông
ngân hàng A có thể sở hữu ngân hàng B, ngân hàng C và đồng thời lập thêm một
công ty D,E,F… và chính mấy ông lại cho vay lẫn nhau. Cái này gỡ rất là khó vì số
tiền cực kỳ lớn. Trong khi theo tôi biết là công ty nợ xấu chỉ có khoảng 500 tỉ
mà 500 tỉ thì tôi nói thật không giải quyết được gì, chỉ cần một dự án thôi
cũng đã là 500 tỉ rồi. Vì vậy công ty nợ xấu này cũng không giải quyết
được rốt ráo vấn đề khó khăn của nền kinh tế và đặc biệt là của bất động sản.
Theo tôi biết nợ xấu của
bất động sản rất lớn, không phải một vài trăm ngàn tỉ và có thể còn nhiều hơn
nữa.
- Ông Nguyễn Văn Đực
- Ông Nguyễn Văn Đực
Mặc Lâm:
Xin được hỏi ông một câu cuối cùng: trước tình hình chung khó khăn như vậy
thì công ty bất động sản Đất Lành của ông hoạt động ra sao và chiến lược kinh
doanh của công ty là gì?
Ông Nguyễn Văn Đực:
Do công ty của tôi định hướng trước đây 2-3 năm với sản phẩm là căn hộ nhỏ,
diện tích 40,50 mét vuông và giá bán từ 13 cho đến 16 triệu /mét vuông. Sản
phẩm đó phù hợp với sức mua, nhu cầu của người dân. Do đó chúng tôi đã bán hơn
90% số căn hộ. Hiện nay.chúng tôi cũng đã bàn giao hơn 70% số căn hộ. Chúng tôi
cũng gặp khó khăn đó là sự yếu kém về tài chính nhưng do chúng tôi chọn phân
khúc hợp lý cho nên dự án của chúng tôi cũng từng bước hoàn thành. Có thể bảo
hôm nay là ở phút 89 rồi chỉ còn 1 phút thôi là chúng tôi hoàn thành. Và như
vậy trong khó khăn thì chúng tôi cũng có rất nhiều khó khăn nhưng mà có thể nói
là tạm ổn, bàn giao được cho người dân, hoàn thành được dự án là do chúng tôi đi
đúng vào cái phân khúc hợp lý.
Mặc Lâm:
Một lần nữa xin cảm ơn ông Nguyễn Văn Đực, giám đốc công ty bất động sản Đất
Lành đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Tin, bài liên quan
- Kinh
tế Việt Nam cần gì?
- Giải
pháp 30 ngàn tỷ
- Mặt
trận Tổ quốc và Đất đai
- Đoàn
Nguyên Đức rất có “văn hóa”, tiến sĩ Alan Phan rất vô “văn hóa”
- Rơi
tự do có phải là giải pháp?
- Bất
động sản rơi tự do là thảm họa?
- Bất
động sản rơi tự do là thảm họa?
- TS.
Alan Phan: để thị trường bất động sản VN “rơi tự do”
- Biện
pháp nửa vời khó cứu bất động sản
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.