Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, August 8, 2013

Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc


 

 
Vương Đình Huệ gặp Vương Dũng
Ông Huệ có chuyến thăm dài đến Trung Quốc để 'nghiên cứu, tìm hiểu'
Một phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế
trung ương dẫn đầu, hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc trong vòng bảy ngày cho
đến ngày 6/7 trong chuyến đi mà truyền thông nhà nước mô tả là ‘kế hoạch giao lưu’
giữa hai đảng cộng sản.
Tuy nhiên, Theo lịch trình chuyến thăm do truyền thông nhà nước loan tin thì có vẻ như
mục đích chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn ông Huệ là tìm hiểu kinh nghiệm
quản lý kinh tế của nước láng giềng.
 

Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc

Victor Shih, The Diplomat

Phạm Nguyên Trường dịch
Tốc độ phát triển với hai chữ số không che đậy được sự kiện là nền kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đang bỏ lại phía sau phần lớn công dân của họ

Trong cuộc thảo luận với các doanh nhân trong chuyền viếng thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Barack Obama tuyên bố một cách lạc quan rằng: “Cùng với với giai cấp trung lưu đang ngày càng tăng lên, tôi tin rằng trong những năm sắp tới chúng ta có thể tăng gấp đôi lượng hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc và tạo thêm việc làm ở nước Mĩ.” Chắc chắn, đấy là kì vọng hợp lí. Khi tổng thu nhập trên đầu người của các nền kinh tế châu Á khác, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đạt mức 10.000 USD trên đầu người,  tầng lớp trung lưu đông đảo quả thật đã xuất hiện.

Nhưng khi nhìn vào bên trong cỗ máy kinh tế, người ta mới biết rõ ràng ở Trung Quốc không có tầng lớp trung lưu đang phát triển với thu nhập và tiêu dùng ngày một gia tăng. Thay vào đó, đây vẫn là nền kinh tế bị chi phối bởi các công ty quốc doanh và những khoản đầu tư của nhà nước cùng hiện tượng bất bình đẳng đang gia tăng một cách nhanh chóng. Không những không có tầng lớp trung lưu thành thị ngày càng gia tăng, Trung Quốc lại đang chia tách thành một nhóm nhỏ thuộc tầng lớp thượng lưu, những người có thể thoải mái mua sắm những món hàng xa xỉ pẩm và đám quần chúng còn lại với những khoản thu nhập và tiết kiệm đang bị xói mòn bởi nạn lạm phát và những vụ tịch thu do nhà nước thực hiện.

Báo cáo thống kê do chính phủ ban hành trong thời gian gần đây thể hiện rõ điều đó. Thứ nhất, năm 2010 thu nhập sau thuế của dân thành thị tăng 7,8% mặc dù kinh tế tăng trưởng gần 10%. Nhưng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị lại tăng 14,5%. Trong khi gia tăng tiêu dùng là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế Trung Quốc thì mô thức tăng trưởng này lại cho thấy bất bình đẳng đang ngày càng rộng ra.

Tốc độ gia tăng lớn nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, kể cả đồ trang sức (46%), đồ gỗ (37%), ô tô (34%) và vật liệu xây dựng (34%). Về cơ bản, những món hàng này liên quan đến chi tiêu của tầng lớp thượng lưu. Những món hàng “tiêu dùng” này chiếm tới 33% toàn bộ doanh số hàng tiêu dùng bán lẻ ở Trung Quốc. Quy mô lớn và sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng xa xỉ phẩm hàm ý rằng thu nhập “xám” (chỉ những khoản thu nhập nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước – ND) trở thành quan trọng trong năm 2010, như báo cáo của Giáo sư  Wang Xiaolu thuộc ngân hàng Credit Swiss đề xuất.

Trong báo cáo này, công bố năm ngoái và dựa trên công trình nghiên cứu các gia đình ở thành phố trong năm 2009, Wang thấy rằng gần 1,5 tỉ USD trong thu nhập “xám” không có trong báo cáo chính thức về thu nhập của các gia đình. Ông còn phát hiện ra rằng hơn 60% thu nhập “xám” này được dồn về cho 10% số gia đình thuộc tầng lớp trên. Những con số này còn chỉ ra rằng, trong khi thu nhập của những gia đình bình thường gia tăng khoảng 8% thì 10% số gia đình thuộc lớp trên có thể tăng tới 25%.

Những người mới tốt nghiệp đại học gần đây cũng không thuộc tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Theo Bộ giáo dục, chỉ có 68% sinh viên tốt nghiệp năm 2010 là tìm được việc làm ổn định mà thôi. Ngay cả những người đã tìm được việc làm ổn định thì lương cũng chẳng khá hơn hay thậm chí đôi khi còn thấp hơn lương của công nhận nhập cư trong các nhà máy. Nhưng khác với những khu vực còn lại trên thế giới, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kì diệu là 10% một năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng như thế lại không tạo được công việc làm lương cao cho những người có bằng đại học. Trong các thành phố lớn, những người có bằng đại học sống như “đàn kiến”, trong những phòng kí túc xá nhỏ tí, với bốn người trở lên trong một phòng.

Và xin đừng nghĩ rằng Trung Quốc có nền kinh tế thị trường năng động, các số liệu mới nhất cho thấy rằng trong số 27,8 ngàn tỉ nhân dân tệ đầu tư vào tài sản cố định thì 15 ngàn tỉ là đầu tư của các xí nghiệp quốc doanh hay đầu tư vào bất động sản. Nhiều công ty gọi là “công ty cổ phần” thực ra cũng là do nhà nhà nước kiểm soát. Như vậy, ít nhất, về mặt đầu tư, nhà nước vẫn nắm phần lớn. Trong khi đó những doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn trong mấy tháng gần đây đã  quốc hữu hóa các công ty trong ngành than, ngành chế tạo ô tô và thép, nghĩa là cạnh tranh và hiệu quả trong những lĩnh vực này có thể bị suy yếu do những khoản đầu tư lớn của nhà nước.

Tại sao Trung Quốc lại có một nền kinh tế bất bình đẳng nghiêm trọng và bị nhà nước khống chế đến như thế. Ta sẽ có câu trả lời cực kì đơn giản, nếu xem xét kĩ hệ thống chính trị và lịch sử đương đại của Trung Quốc. Mặc dù các cuộc cải cách kinh tế đã tự do hóa thị trường hàng hóa và thị trường lao động, nhà nước vẫn tiếp tục nắm chặt nhiều định chế tài chính. Về bản chất, lĩnh vực tài chính thu tiền kiếm được từ trao đổi ngoại tệ và tiền tiết kiệm của các gia đình và chuyển cho các doanh nghiệp nhà nước do chính quyền trung ương hay địa phương kiểm soát.

Do chẳng có mấy lựa chọn, người dân Trung Quốc buộc phải gửi tiền vào ngân hàng nhà nước và với tốc độ lạm phát hiện nay, họ sẽ được lợi tức âm vì nhà nước ấn định lãi suất tiền gửi thấp hơn tỉ lệ lạm phát. Trong khi đó, các công ty địa ốc với những mối liên hệ với chính quyền hay với các doanh nghiệp nhà nước có thể vay với lại suất gần như bằng không.

Kết quả là hệ thống tài chính của Trung Quốc chuyển tài sản của người dân bình thường cho một nhúm doanh nghiệp nhà nước và những doanh nhân có liên hệ với chính quyền. Chắc chắn là các nước châu Á khác cũng đã từng theo mô hình cấp vốn như thế. Nhưng Trung Quốc theo mô hình này trong thời gian dài nhất. Trong khi đó chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ việc tự do hóa lĩnh vực tài chính sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Ở địa phương, chính quyền địa phương thường tịch thu những tài sản lớn – đất và bất động sản – mà chỉ trả cho người dân những khoản đền bù thấp đến mức phi pháp. Bộ máy chính trị không cần giải trình và không có bầu cử, người dân bình thường chẳng làm được gì nhằm thay đổi những điều liên quan tới tài sản bị đánh cắp.

Ngay cả những khoản chi tiêu phúc lợi đang gia tăng rất nhanh trong mấy năm gần đây cũng không bù đắp được việc chuyển những khoản thu nhập và tiền tiết kiệm – do chính sách của nhà nước tạo ra – từ những gia đình bình thường cho một nhúm người giàu có và có liên hệ với chính quyền.

Kết quả là các gia đình bình thường thực sự nghèo đi, theo nghĩa tương đối và thậm chí cả theo nghĩa tuyệt đối nữa. Trong khi tốc độ tăng trường dường như rất lớn, nhưng  bản chất của tăng trưởng thì thay đổi theo thời gian.      

Ông Yasheng Huang thuộc trường Sloan Business School ở đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology)  đã viết trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc (Capitalism with Chinese Characteristics) rằng những năm 1980 là giai đoạn phát triển lành mạnh nhất ở Trung Quốc.

 Đấy là lúc người nông dân làm ra và bán các sản phẩm hàng công nghiệp nhẹ và nông phẩm cho thị trường hàng hóa vừa xuất hiện. Nhưng cuối những năm 1990,

Trung Quốc tiến hành “tái cơ cấu” các ngân hàng của họ để những ngân hàng này có thể chuyển những khoản vay lãi suất thấp cho những công ty khổng lồ của nhà nước, sau những vụ kết hợp trong những năm 1990 những công ty này thậm chí còn lớn hơn trước.

Sự tăng trưởng từ đó phụ thuộc vào xuất khẩu ròng và đầu tư của nhà nước và ngày càng ít phụ thuộc vào tiêu dùng cá nhân. Mặc dù sự phát triển như thế còn có thể tiếp tục trong một vài năm nữa, phần lớn người dân Trung Quốc sẽ chẳng được lợi lộc gì.
 
V. S.
Victor Shih là Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Northwestern và tác giả của cuốn “Các phe phái và nền Tài chính ở Trung Quốc (Cambridge University Press).
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List