Chi một triệu tỷ đồng, Việt Nam có nghèo không?
Wegreen
Một trong những nhiệm vụ của chính phủ là nắm giữ ngân sách
quốc gia. Tất nhiên gần đây, chúng ta không thể không dành lời khen ngợi với
các thành viên chính phủ vì đã công khai minh bạch tiền thu thuế và số liệu chi
tiêu công vụ.
Tuy nhiên, là những công dân của một quốc gia, chúng ta có một
trách nhiệm bắt buộc là giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với“ngân khố chung”, để
phòng tránh những việc tiêu xài hoang phí không có hiệu quả của chính phủ. Công
dân phải luôn luôn đòi hỏi ngân sách được thu chi hợp lý, đúng mục đích, làm
giàu cho đất nước, lợi cho nhân dân.
Dưới đây, Wegreen Vietnam sẽ giới thiệu và
phân tích một số biểu đồ về hoạt động ngân sách, để giúp các độc giả có thêm
những thông tin về ngân sách nhà nước VN, qua đó việc dõi theo các “công bộc
nhân dân” của chúng ta sẽ phần nào dễ dàng và hiệu quả hơn.
I. BIỂU ĐỒ 1 VÀ 2:
Trước tiên các bạn hãy
xem biểu đồ 1, đây là biểu đồ thể hiện số tiền mà chính phủ “thay mặt nhân dân”
gom góp lại trong vòng một năm để chi cho phúc lợi xã hội, quốc phòng, giáo
dục, cơ sở hạ tầng, v.v.
Tuy nhiên, tiền thu được
không đủ để chi cho các vấn đề xã hội như đã nói ở trên. Chúng ta có thể thấy
rõ điều này khi nhìn vào biểu đồ 2, chi 1.001.899 tỷ đồng
nhưng ở biểu đồ 1 thu vào là 740.500 tỷ đồng
(1).
Hãy hình dung, quy giản
số tiền trên theo như ví dụ ở bên dưới đây:
“Thu nhập của một bà cụ
bán hàng nước trong 1 tháng là 750 ngàn đồng. Tuy nhiên, số tiền cụ chi tiêu
cho công việc ăn ở, cưới xin trong tháng đó lên tới 1 triệu đồng. Mặc nhiên, cụ
phải đi vay mượn 250 ngàn để chi trả cho “khoản ngân sách bị thâm hụt” trong
quá trình chi tiêu. Nhưng do giá cả ngày càng tăng, tiền thu nhập thì “tăng ít”
mà chi tiêu thì càng ngày càng lớn, do đó tháng nào cụ cũng phải đi vay nợ”.
Ngân sách bị thâm hụt
còn gọi là Bội chi, hay nói cách khác đó là tình trạng khoản chi vượt
quá khoản thu.
Người ta vẫn gọi số tiền
“bội chi” này tích góp trong vòng nhiều năm là “nợ công” (hay còn gọi là
nợ chính phủ). Đó là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ
trung ương đến địa phương đi vay (2).
Ai vay ai, vay bao
nhiêu, trả bằng cách nào? Wegreen xin phép đề cập cụ thể hơn về vấn đề này
trong một bài viết khác.
II. BIỂU ĐỒ 3 VÀ 4:
Biểu đồ 3 thể hiện số
tiền tổng thu ngân sách (tiền thu thuế) từ năm 2006 đến năm 2012. Trong năm
2006 thu 237.900 tỷ đồng, năm 2012 thu 740.500 tỷ đồng. Tăng gấp 3,1 lần trong
vòng 6 năm.
Biểu đồ 4 thể hiện số
tiền thuế thu nhập cá nhân từ năm 2006 đến 2012. Năm 2006 thu 5.100 tỷ, năm
2012 thu được 46.333 tỷ. Theo như luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành
tháng 11 năm 2007, Chương 2 mục 2, điều 22 khoản 2 có ghi như sau (3):
- Căn cứ: thu nhập tính
thuế/tháng (triệu đồng)
- Cách tính thuế: lũy tiến từng phần
- Cách tính thuế: lũy tiến từng phần
+ Đến 5 triệu: 5% (tối
đa là 5*5%= 0,25 triệu đồng)
+ Trên 5 đến 10 triệu: 10% (tức là phải đóng thuế 0,25 triệu đồng + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu _ tối đa là 0,75 triệu đồng)
+ Trên 10 đến 18 triệu: 15% (0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu _ tối đa là 1,95 triệu đồng)
+ Trên 18 đến 32 triệu: 20% (1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu _ tối đa là 4,75 triệu đồng)
+ Trên 32 đến 52 triệu: 25% (4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu _ tối đa là 9,75 triệu đồng)
+ Trên 52 đến 80 triệu: 30% (9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu _ tối đa là 18,15 triệu đồng)
+ Trên 80 triệu: 35% (18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng)
+ Trên 5 đến 10 triệu: 10% (tức là phải đóng thuế 0,25 triệu đồng + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu _ tối đa là 0,75 triệu đồng)
+ Trên 10 đến 18 triệu: 15% (0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu _ tối đa là 1,95 triệu đồng)
+ Trên 18 đến 32 triệu: 20% (1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu _ tối đa là 4,75 triệu đồng)
+ Trên 32 đến 52 triệu: 25% (4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu _ tối đa là 9,75 triệu đồng)
+ Trên 52 đến 80 triệu: 30% (9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu _ tối đa là 18,15 triệu đồng)
+ Trên 80 triệu: 35% (18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng)
Ví dụ:
+ Tiền lương là 4 triệu
thì sẽ phải đóng: 4*5% = 0,2 triệu đồng
+ Tiền lương 20 triệu thì sẽ phải đóng: 1,95 + (2*20%) = 2,35 triệu đồng
+ Tiền lương 60 triệu thì sẽ phải đóng: 9,75 + (8*30%)= 12,15 triệu đồng
+ Tiền lương 20 triệu thì sẽ phải đóng: 1,95 + (2*20%) = 2,35 triệu đồng
+ Tiền lương 60 triệu thì sẽ phải đóng: 9,75 + (8*30%)= 12,15 triệu đồng
Cần chú ý chỉ trong vòng
2 năm từ năm 2009 đến 2011, thu năm 2011 xấp xỉ gấp đôi năm 2009, từ 14.545 tỷ
nhảy vọt lên 28.902 tỷ. Đặc biệt năm 2012 thu 46.333 tỷ tăng 17.431 tỷ so với
năm 2011.
Rõ ràng chính phủ đang
thắt chặt hơn việc thu thuế thu nhập cá nhân trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, chính phủ có
vẻ như“nhân đạo” hơn khi ban hành một luật sửa đổi bổ sung về việc thu thuế cá
nhân theo hướng tránh đánh thuế vào người thu nhập thấp khi mà giá cả leo thang
trong những năm qua.
Theo các điều khoản sửa đổi luật mới được thông qua năm
ngoái, bắt đầu từ ngày 1/7/2013, mức giảm trừ gia cảnh khi tính TNTT đối với
người chịu thuế được nâng lên 9 triệu đồng/tháng và đối với những người phụ
thuộc được nâng lên 3,6 triệu đồng/tháng (4).
III. VẬY VIỆT NAM CÓ
NGHÈO KHÔNG?
Để kết luận điều này
chúng ta có thể so sánh ngân sách chi tiêu của Việt Nam với 2 nước láng giềng
là Thái Lan và Philippines, đã quy đổi ra đồng Việt Nam. Trong năm 2012, tổng
thu ngân sách của Thái Lan là 1.113.000 tỉ đồng, tổng chi ngân sách là
1.344.000 tỉ đồng (5). Còn tổng chi ngân sách của Philippines 609.000 tỉ đồng
(6).
Để dễ hiểu hơn ta đơn
giản hóa các số liệu trên về như sau:
Thái Lan: 1,34 triệu, Việt Nam: 1 triệu, Philippin: 0,6 triệu.
Thái Lan: 1,34 triệu, Việt Nam: 1 triệu, Philippin: 0,6 triệu.
Như vậy về ngân sách chi
tiêu năm 2012, Việt Nam ít hơn Thái Lan 0,34 triệu tỉ nhưng lại hơn Philippines
những 0,4 triệu tỉ. Từ số liệu so sánh trên, khó cóthể nói rằng Việt Nam giàu
có, song có thể đưa ra một nhận định rằng, Việt Nam không nghèo như chúng ta
thường nghĩ.
Vậy thì tại sao ông
Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ, lại vẫn phát ngôn rằng ‘Việt Nam vẫn là
nước nghèo” (7)? Xét trên phương diện ngân sách mà nói, từ “nghèo” trong trường
hợp này sẽ có lý khi chúng ta nói rằng “Việt Nam nghèo về năng lực
quản lý ngân sách”. Thực tế của vấn đề này nằm ở chỗ, mối quan hệ
giữa chính phủ và công dân trong quá trình quản lý này bị phân tán và không đủ
sức mạnh.
Có thể nói một cách
khác, đất nước chúng ta kể từ khi sinh ra cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa hợp
nhất được cái “năng lực giàu có” để điều khiển ngân khố đó. Bởi vậy, việc điều
chỉnh năng lực bị phân tán này, làm cho nó phù hợp tình trạng hiện thực là điều
gấp rút phải làm đối với nền kinh tế để phát huy các nguồn lực của mình (8).
WG
Tác giả trực tiếp gửi
cho BVN
——————-
Chú thích
(3) LUẬT
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=51258
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=51258
(4) Luật
Thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi bổ sung – Luật số 26/2012/QH13
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=164952
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=164952
(5) Ngân
sách thu, chi Thái Lan (tiếng Nhật)
http://thai-plusone.asia/column/maa20120124/
http://thai-plusone.asia/column/maa20120124/
(6) Ngân
sách chi của Philippin (tiếng Nhật) [Tính theo tỉ giá 1 yên = 210VND]
http://www.mediafire.com/download/56urb9wryu1swzk/Toshiba20130530.pdf
http://www.mediafire.com/download/56urb9wryu1swzk/Toshiba20130530.pdf
(8) Fukuzawa
Yukichi, “Khái lược về văn minh luận”
#WegreenVietnam, #EconomicCorner, #GocKinhTe#WegreenVietnam, #EconomicCorner, #GocKinhTe#WegreenVietnam, #EconomicCorner, #GocKinhTe
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.