Những dấu hiệu điêu tàn
Nguyễn Ngọc Già gởi RFA
2013-07-03
Một người dân nghèo ở
Bến cá Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam, ảnh chụp tháng 7 năm 2011.
RFA PHOTO
Việt
Nam bắt đầu tiến trên con đường được gọi là "đổi mới" cuối
thập niên 80' đầu thập niên 90' thế kỷ trước, khi người cộng sản nhận
thấy Liên Xô sụp đổ, trở thành lời khẳng định đối với họ: không còn
con đường nào khác để cứu vãn sự tàn tạ của thân xác zombie thêm nữa.
Những dấu hiệu khởi sắc cho một nền kinh tế trở nên đầy đặn hơn, dần
ló dạng hình ảnh một xứ sở nghèo nàn và lạc hậu thay da đổi thịt
theo thời gian.
Lúc
bấy giờ, người dân bắt đầu làm quen...lại với... "giày
tây" sau nhiều năm vắng bóng trong thời bao cấp xin - cho đầy
khốn khó, tính từ 1975. Có cầu tất có cung. Hình ảnh những chú bé với
thùng gỗ đánh giày cũng tái xuất hiện. Mới đầu lẻ tẻ, sau dần nhiều
lên trong các tiệm ăn và những quán cóc vỉa hè. Khoảng 5 năm trở lại
đây, hình ảnh những chú bé gầy gò, đen nhẻm và khắc khổ đó dần dần
biến mất và hiện nay hầu như mất hẳn trong hàng quán, tại Sài Gòn,
dù "giày tây" mỗi ngày vẫn được sử dụng.
Bên
cạnh "giày tây" làm bằng da bò, cũng dần xuất hiện - theo
sự đầu tư mạnh mẽ của giới doanh nhân trong và ngoài nước - những
đôi giày hiện đại làm bằng chất liệu giả da, cao su tinh chế mang
nhãn hiệu, kiểu dáng bắt mắt, trình bày một "phong cách
giày" mới: hiện đại hơn, nặng động hơn và thích nghi hơn với
điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam. Chúng đã được ưa chuộng và lựa
chọn. Đặc biệt những đôi giày đó rất thích hợp trong "hoàn cảnh"
mưa gió, lụt lội xảy ra ngày càng nhặt hơn với hạ tầng cầu đường,
thoát nước bết bát, dù năm nào cũng được đầu tư nhiều ngàn tỉ đồng.
Có
lẽ những đôi giày hiện đại đó cùng với túi tiền ngày càng eo hẹp, cả
hai đã "truất phế" và đánh văng "tay nghề" của
những em bé đánh giày ra khỏi "mặt bằng" giành giật khách
hàng khốc liệt. Khốc liệt và nghiệt ngã! Dù đối với trẻ em nghèo!
Thương trường - với ngạn ngữ "Ăn cho buôn so" - không có
chỗ cho xin xỏ.
Những
vị quan chức Việt Nam - thông qua những chuyến xuất ngoại hay xin
quốc gia mà họ đến thăm, công nhận Việt Nam đã có "nền kinh tế
thị trường" - có lẽ nên tìm hiểu ngạn ngữ này, vì đó là điều
mà người buôn bán liêm sỉ cần biết như đứa bé đánh giày cũng hiểu,
khi đôi giày không được chủ nhân chấp nhận là đã được làm sạch, mới.
Các
chú bé đánh giày ngày ấy giờ đã lớn hơn, nhưng các chú không còn "cơ
hội" truyền nghề lại cho lớp đàn em của mình, kể cả những
"tiểu xảo" nho nhỏ, ví như đôi giày nào còn mới thì có thể
một vài chú lẳng lặng... "rinh nhẹ" đi luôn mà người viết
đã từng vài lần bị.
Nhắc
đến các chú bé đánh giày ngày xưa, không phải để đòi mấy đôi giày bị
cuỗm bên quán vỉa hè mà chỉ để mong hỏi: "Các em bây giờ ra sao?!",
"Làm gì?". Không ai biết được, duy, "nghề đánh
giày" đã tiêu vong.
Bên
cạnh "nghề" đánh giày, những xấp vé số trên tay các cụ
già, phụ nữ ngày nay như dày hơn sau hàng giờ lê bước trên các nẻo
đường... mời mọc. Người ta cũng đã phải thắt lưng buộc bụng lại trước
nền kinh tế hôm nay. "Nghề"
bán
vé số dạo đang suy tàn.
Dân không thể hào phóng hơn
Một em bé đánh giầy ở
TPHCM, ảnh chụp tháng 7 năm 2011. RFA PHOTO.
Mới
đây, những đồng tiền rút từ máy ATM không đủ tiêu chuẩn vẫn được đưa
vào lưu thông [1], thay vì nhận được sự sẻ chia từ “nhà nước”, người
dân buộc phải gánh chịu rủi ro. 300.000 đồng, số tiền quá lớn đối với
dân nghèo, nhưng không vì thế mà ngân hàng phải chịu trách nhiệm? Bằng
chứng là điều phải có, tuy nhiên những đồng tiền đó dù sao cũng do
"nhà nước" phát hành và sẻ chia ở đây là đối với dân
nghèo với việc không tính phí chuyển đổi.
Hàng chục ngàn tỉ đồng bị cướp, bị trộm và bị phá
tán chẳng ai màng hỏi tới, xem thử những tờ bạc đó dựa vào
"chuẩn" nào mà "lưu thông" dễ dàng thế(!)
Vụ
án “In tiền Polymer” còn đó… Lê Đức Thúy, Lương Ngọc Anh còn kia… Chẳng
ai đoái hoài, những đồng tiền kém chất lượng mà Thúy – Anh và những
ai liên đới cần phải chịu trách nhiệm trả lời dân. Tiền không đảm bảo
chất lượng để lưu thông thì đòi bằng chứng rút từ cột ATM, còn những
thứ khác thì sao?
Cũng
mới tinh, nhiều người dân la hoảng lên khi thấy tiền điện bỗng dưng
đột ngột tăng gấp đôi một cách vô lý so với mức tiêu thụ mà chính họ
cho biết đã tiết kiệm hơn . Lời đáp trả ráo hoảnh và tỉnh rụi:
"Không sai! Nếu không nộp thì cúp điện!” [2] Con số do
"nhà nước" đẻ ra vốn đã khó tin, ngày càng đầy hoài nghi
với tính gian xảo và man trá, bất chấp đó là những tập đoàn "lớn",
"uy tín" như họ vốn phô phang.
Dối
dân bao nhiêu năm vẫn chưa đủ? Nay, "hơn thua" với dân đến
nông nỗi này chăng? Ngân hàng của ai? Điện lực của ai? Ai điều
hành, quản lý, chịu trách nhiệm những cơ quan này?
Kinh tế bi đát, trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đóng
cửa, sức tiêu thụ trong dân kiệt quệ, thu nhập teo tóp, xe hai
bánh, xe hơi ế chỏng gọng v.v... theo đó, nhu cầu năng lượng
phục vụ sản xuất, tiêu dùng tất nhiên giảm theo, nhưng… giá xăng vẫn tăng [3] dù giá xăng thế giới
trên đà giảm.
Bộ
Công Thương còn dằn mặt dân: tăng như thế vẫn còn... thấp (!). Giá gaz
cũng tăng, giá điện (rồi) có lẽ cũng sẽ tăng, bất chấp những
lời trấn an trên báo chí "chưa này, chưa nọ". Người cộng
sản vẫn thách thức dân nghèo, có lẽ vì họ quen thói sỗ sàng:
"mày làm gì tao?" như họ vẫn "lưu ký" trong đầu
hàng chục năm qua!
Quả
thật không tài nào hiểu cho ra cung cách điều hành nền kinh tế "lá
mặt lá trái" hiện nay của "nhà nước" (!). Quy luật
cung – cầu, tiền - hàng bỏ đi đâu nhỉ? À ra thế! “Kinh tế thị trường
định hướng XHCN” có khác!
Những
dấu hiệu tưởng nhỏ bé đó lại biểu hiện đầy đủ thân thể zombie tàn tạ
như thế nào. Thông qua nó càng thấy lòng dân rách nát tả tơi!
Giới
doanh nhân tăm tiếng cũng đang... điêu tàn. Nguyễn Thị Như Loan - người
đứng đầu tập đoàn Quốc Cường Gia Lai đang rên lên: "Thấy tài sản
ra đi mà không cứu được" [4].
Đoàn
Nguyên Đức, sau vụ tai tiếng khi bị Global witness tố cáo, tiếp tục
rút khỏi thị phần thủy điện [5] sau khi tuyên bố rời bỏ mảng bất động
sản. Trước đó, ông Đức cũng không thành công tại thị trường vừa khởi
sắc:
Myanmar.
Nối
theo tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Viettel hoàn toàn đại bại sau phiên
đấu thầu viễn thông [6] cũng tại nơi Phật giáo là Quốc giáo - Xứ sở
vừa thoát khỏi chế độ độc tài quân phiệt, nhưng bản chất hiền
lương, chân thật may mắn không bị mai một khi người dân Miến Điện vẫn
giữ trong họ một đạo hạnh ngàn đời cha ông truyền lại. Việt Nam có
lẽ không có diễm phúc như thế.
Những
con số, những câu nói trấn an, vuốt ve: "...Khả quan
hơn", "...Tín hiệu sáng sủa hơn", "chỉ số này,
chỉ số kia ổn định hơn" vân vân và vân vân trở thành những cánh buồm tơi tả trước cơn bão cấp 12
mà con thuyền mang tên ĐCSVN đang lèo lái trong mịt mù sấm chớp đầy
trời, xuất phát từ những "thuyền trưởng" tồi cùng
"thủy thủ đoàn" gà mờ trên nhiều lĩnh vực!
Cánh
buồm năm nào phần phật, lại vô phúc được tạo ra từ sự hồ hỡi bởi những
chai sâm banh được khui tung tóe nhằm ăn mừng thắng lợi khi
được gia nhập WTO, do đó nó chỉ là ảo ảnh dong thuyền ra biển lớn
trong những... bộ phim 3D! Phim 3D thật hấp dẫn người xem nhờ hiệu ứng
không gian 3 chiều. Tiếc thay! Trong thực tế "3D" nghĩa
là... đ/c X - mệnh danh "Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á",
do nhật báo Firmenpress của CHLB Đức "phong tặng" [7].
Hình
ảnh Thủ tướng Việt Nam từng say sưa nói về hội nhập, bất tận với nỗi
hào hứng cùng niềm tin mãnh liệt vào sự cứu rỗi mang tên WTO, giờ tàn
phai theo năm tháng. Thảm! Còn đâu dáng vẻ oai phong từ những
"con thuyền 3D" lướt phăm phăm trên biển cả mênh mông
cũng... "3D" nốt! Những con thuyền "Vinashin
3D", "Vinalines 3D" dù rất đẹp, chẳng qua là những cảnh
quay "hoành tráng", đầy "kỹ xảo" giờ lộ nguyên
hình là... đồ bịp! Tiếc. Giá như nó bán được vé tựa những bộ phim
"bom tấn"!
Thấm
thoát còn… 5 năm nữa, Việt Nam sẽ phải đối diện với cam kết đoạn tuyệt
“kinh tế phi thị trường” với thế giới! Vô vọng. Nhiều người đã nói
với nhau, dù cho có "vài cái" TPP cũng không ăn thua gì,
một khi "bộ máy cộng sản" hiện nay vẫn nguyên y vậy! WTO
vẫn là "chứng nhân" sống động trong hơn 6 năm qua của những
bộ não kiêu căng với mớ lý luận Mác - Lê - Hồ được họ lòe mị bằng
những ngôn từ trong từng bài giảng rời rã, "sút càng gãy gọng"
từ cái khung sườn "Mác - Lê - Hồ".
Đó
chẳng là những dấu hiệu điêu tàn? Điêu tàn không dừng lại tại biểu hiện
kinh tế thoi thóp với những cái thở hắt ra cuối cùng, điêu tàn còn bởi ngay cả những đồng tiền còm cõi
của dân cũng bị ngấu nghiến; không loại trừ cả nhà vệ sinh cho học
trò! Còn gì nói thêm nữa?
Sự điêu tàn văn hóa nghệ thuật
Lưu
Quang Vũ – nhà soạn kịch lừng danh Việt Nam của thế kỷ trước trong
những năm 80 - nổi bật hẳn trong làng kịch nghệ. Một trong những tác
phẩm xuất sắc nhất, gây sóng gió nhất thời bấy giờ chính là "Hồn
Trương Ba Da Hàng Thịt". Ông đã mượn câu chuyện cổ tích để biến
hóa thành một tác phẩm để đời bằng những chi tiết, lời thoại đạt
hàng tinh túy và thâm thúy. Vở kịch được xem là cuộc "cách mạng
sân khấu" cả về nội dung kịch bản cho đến hình thức trình diễn
mà nhiều người trong ngoài giới khó quên.
Mục
tiêu của vở kịch, nhằm chuyển tải thông điệp: Mọi sự vật, hiện tượng
trong đời sống cần phải tuân theo quy luật. Bất kỳ ai, thế lực nào,
một khi kháng cự, chống lại và đi ngược với quy luật, nhất định sẽ chuốc
lấy thảm họa.
Vở
kịch đã hơn 20 năm qua, ngỡ đã lùi vào dĩ vãng sau khi hoàn thành xong
phận sự: khẳng định chân lý mà chân lý đó ngày càng hiện rõ, người cộng
sản ngày nay vẫn "miệt mài" chống lại quy luật tiến hóa
nhân loại, quy luật kinh tế, quy luật chính trị.
Giới
kịch nghệ đang dựng lại vở kịch này [8] ngay trong thời cuộc hiện
nay làm người ta không khỏi giật mình với câu hỏi: Tại sao? Lời báo
động cho chính giới Việt Nam? Lời tuyên chiến với những thế lực hắc
ám? Hay lời tố cáo những đầu óc xơ vữa và tê liệt "thần kinh vận
động" trong suốt hơn 20 năm qua?
Cho
đến nay, người ta biết có một lần Thủ tướng Việt Nam đi xem kịch...
công khai[9]. Vở kịch nổi tiếng của soạn giả tài hoa bạc mệnh, kỳ
này có được Thủ tướng chiếu cố? Đoan chắc, khi ông Thủ tướng đi
xem, nhất định sẽ kéo nhiều nhân vật tai to mặt lớn "xem
theo" như vở "Đạo Học" đã từng diễn cho họ coi.
Giải
trí lành mạnh vẫn tỏ ra rất cần cho "tầm quan trí" của giới
cầm quyền cao cấp, bởi thông qua những vở kịch, bộ phim, bản nhạc,
họ sẽ có cơ hội để suy ngẫm, chiêm nghiệm về vai trò, chức trách đối
với dân với nước. Nó cũng tạo phúc cho dân một khi sau những vở kịch
đầy chất "ngộ đạo" như thế nhà cầm quyền biết giật mình để
"dọn mình" cho trách nhiệm.
Tuy
thế, điều người viết muốn chia sẻ ở đây, đó là một hành trình
"ăn mày dĩ vãng" tiếp tục tiến hành trong bế tắc thông
qua việc tái dựng vở kịch mượn màu sắc cổ tích đó. "Hồn Trương
Ba Da Hàng Thịt" có thể xếp hạng bậc thầy trong chuyển tải
thông điệp một cách tinh túy, dù đã trên 20 năm từ ngày nó được Lưu
Quang Vũ sinh ra. Từ bấy đến nay, chưa có một kịch bản nào vượt lên
nó để nói về "nhân tình thế thái" đượm chất triết lý và
thiền học hay như thế.
Điêu
tàn còn hiện rõ ở chỗ, nếu không có Lưu Quang Vũ với "Hồn
Trương Ba Da Hàng Thịt" thì liệu ngày hôm nay, sân khấu sẽ làm
sao để hút khách về khi nhan nhản phim "bom tấn" hoạt động
dày đặc trong các phòng chiếu?
Không
biết việc "làm mới" vở kịch này có làm mai một những chi
tiết đắt giá, lời thoại thâm thúy, nút thắt và diễn tiến của kịch bản
ngày xưa hay không, nhưng thật khó khăn để nghĩ diễn viên hôm
nay đủ bản lĩnh thuyết phục khán giả hơn những tên tuổi một thời:
Trọng Khôi, Hoàng Cúc, Minh Trang, Hoàng Dũng, Nguyệt Ánh v.v...
Cũng
không dám chắc vở kịch giữ được thần thái, hồn cốt cùng mạch diễn
trôi chảy mà cuồn cuộn sự phẫn nộ như thác ghềnh ầm ào trong mùa mưa
lũ đối với những thế lực quyết chống lại quy luật tiến hóa nhân loại.
Bên cạnh đó, không biết vị đạo diễn ngày nay còn giữ nguyên
"chất lửa" Lưu Quang Vũ - tố cáo đanh thép chế độ cộng sản
trong cơn điêu tàn vẫn quyết tâm chống đối đến cùng các quy luật?
Việc
tái dựng vở kịch dữ dội này cùng với cái cúi mình hơi quá và gục đầu
của Trương Tấn Sang trước binh lính và quốc kỳ Trung Quốc khi qua "chầu"
Tập
Cận Bình như báo hiệu một sự điêu tàn của chế độ độc đảng toàn trị
không tránh khỏi?
Nguyễn
Ngọc Già
|
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.