Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, September 4, 2013

'Không thể quản lý cả ngàn doanh nghiệp'


 

'Không thể quản lý cả ngàn doanh nghiệp'


Cập nhật: 15:25 GMT - thứ ba, 3 tháng 9, 2013


Biển hiệu của Vinashin

Tiến sỹ Doanh nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự minh bạch và giám sát độc lập

Người từng đứng đầu ngành nghiên cứu quản lý kinh tế của Việt Nam cảnh báo chính phủ hiện nay cần ý thức được rằng không cơ quan nào có thể quản lý nổi cả ngàn doanh nghiệp và nên nghĩ tới các giải pháp đồng bộ để giải quyết các vấn đề ở doanh nghiệp nhà nước.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đưa ra nhận định như vậy trong lúc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình lên chính phủ Việt Nam hai mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Mô hình thứ nhất là một ủy ban quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc chính phủ, vốn được cho là có nhiều ủng hộ hơn so với mô hình thứ hai mà trong đó các bộ, ủy ban nhân dân hay Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đứng ra làm chủ sở hữu vốn ở doanh nghiệp.

Ông Doanh nói việc tái cấu trúc đã được bàn tới từ Hội nghị trung ương 3 hồi tháng 10/2011 trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có chỉ thị 929 về đề án tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hồi năm 2012.

Hội nghị trung ương 6 hồi 2012 cũng nêu vấn đề lập cơ quan quản lý chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

"Cho đến bây giờ các biện pháp tái cấu trúc diễn ra rất chậm và chưa đem lại kết quả gì rõ rệt, kể cả việc thoái vẫn lẫn việc quản lý," ông Doanh nói.

Vị Tiến sỹ nói thêm việc một số tổng công ty và công ty công ích ở thành phố Hồ Chí Minh nhận lương cao như báo chí nêu gần đây cũng cho thấy giới hạn hành chính của việc quản lý doanh nghiệp nhà nước.

'Tham khảo' Trung Quốc


Khi được hỏi liệu Việt Nam có đi theo mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc hay không, ông Doanh nói Việt Nam "tham khảo" mô hình của Trung Quốc nhưng không sao chép.


Theo cựu viện trưởng, cách quản lý của Trung Quốc có những ưu điểm.

"Trung Quốc đã vận dụng được khá tốt các nguyên tắc quản lý hay quản trị doanh nghiệp hiện đại của OECD.

"Trung Quốc nói chung đã thực hiện việc ký hợp đồng với các chức danh bổ nhiệm trong một thời hạn khoảng 3-5 năm trong đó mỗi năm đề ra số mục tiêu mà chức danh đó phải thực hiện.

"Nếu không thực hiện được sẽ trừ lương và nếu hai năm không thực hiện được họ sẽ hủy hợp đồng để mời người khác.

"Đấy là những tiến bộ mà theo tôi Việt Nam đáng tham khảo."

"Trung Quốc nói chung đã thực hiện việc ký hợp đồng với các chức danh bổ nhiệm trong một thời hạn khoảng 3-5 năm trong đó mỗi năm đề ra số mục tiêu mà chức danh đó phải thực hiện. Nếu không thực hiện được sẽ trừ lương và nếu hai năm không thực hiện được họ sẽ hủy hợp đồng để mời người khác."

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

"Riêng trường hợp đối với Việt Nam thì trước đây Thủ tướng đã quản lý khoảng trên 10 tập đoàn kinh tế lớn nhất của đất nước nhưng điều này cũng không tránh khỏi việc có Vinashin, Vinalines.

"Vì vậy bây giờ phải có hoàn thiện cái mô hình đó."

'Vừa đá bóng, vừa thổi còi'


Tiến sỹ Doanh nói Việt Nam không nên để một cơ quan quản lý "quá nhiều" doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước cũng như nên cải thiện việc quản trị doanh nghiệp và tách quản lý nhà nước khỏi quản lý vốn chủ sở hữu để tránh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

Một trong những biện pháp để quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn đó là "bổ nhiệm có thời hạn, có điều kiện, có mục tiêu rõ ràng và có sự giám sát độc lập", theo vị Tiến sỹ.

Ông Doanh nhấn mạnh tới tính độc lập của việc giám sát bởi Vinashin đã chịu 11 lần thanh tra nhưng không lần nào phát hiện sai phạm trong khi đa số các vụ tham nhũng đều do "quần chúng phát hiện và thanh tra vào cuộc".

Ông Doanh nói thêm: "Tôi cũng đã nhấn mạnh là phải cổ phần hóa và phải giảm bớt đầu mối.

"Một cơ quan quản lý không thể quản lý cả ngàn các đơn vị được. Điều ấy thực tế đã chỉ rõ.

Tàu của Vinalines

Hai vụ scandal Vinashin và Vinalines khiến VN phải thay đổi

"Và điều thứ ba nữa là phải có quản trị một cách công khai minh bạch và có sự giám sát độc lập.

"Tất cả những bài học kinh nghiệm đó có lẽ phải áp dụng một cách đồng bộ chứ không nên hy vọng rằng một cơ quan quản lý nào sẽ giải quyết được vấn đề."

Liên quan tới các cố gắng cổ phần hóa số hơn 1.000 doanh nghiệp hiện đang do nhà nước sở hữu 100%, ông Doanh nói quan điểm của những người cầm quyền có vẻ đã thay đổi:

"Theo như tôi hiểu thì bây giờ Chính phủ cũng nhận ra được các giới hạn của quản lý hành chính cho nên sắp tới đây chính phủ cũng muốn cổ phần hóa và để cổ phần hóa cũng phải có đổi mới.

"Tức là cổ phần hóa phải có nhà đầu tư chiến lược... Các nhà đầu tư chiến lược đó họ có đủ vốn, họ có kinh nghiệm, họ cử người vào trong hội đồng quản trị mới giải quyết được."

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

"Tức là cổ phần hóa phải có nhà đầu tư chiến lược. Thí dụ cổ phần hóa Vietnam Airlines phải có nhà đầu tư chiến lược.

"Thí dụ cổ phần hóa Vietcombank thì có Mizuho Bank.

"Các nhà đầu tư chiến lược đó họ có đủ vốn, họ có kinh nghiệm, họ cử người vào trong hội đồng quản trị mới giải quyết được.

"Chứ còn cổ phần hóa trước kia mình cứ nghĩ rằng giao cho công nhân một vài cổ phần thì lúc bấy giờ công nhân sẽ trở thành đồng sở hữu thì ước mơ đó đã không được thực hiện.

"[Lý do là] công nhân là công nhân, công nhân không có thông tin, công nhân không có năng lực, công nhân không được báo cáo đầy đủ và đại diện công nhân cũng không có mặt trong hội đồng quản trị cho nên việc hy vọng đưa công nhân lên thành đồng sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng là một giấc mơ tốt lành nhưng mà còn xa thực tế."



Thêm về tin này


Các bài liên quan



22.04.13




08.04.12




02.04.12




11.07.12




27.06.12




30.11.12




20.02.13




22.03.13




14.11.12




08.11.12


23.10.12


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List