Phẫu thuật chuyển
đổi giới tính ở VN: 20 triệu đồng
Bỏ qua những yếu tố về mặt pháp
luật và định kiến xã hội..., chỉ xét về "kỹ thuật", một số bệnh
viện đầu ngành Việt Nam hoàn toàn có khả năng và đủ cơ sở vật chất để chuyển
đổi giới tính, với chi phí rẻ hơn 8-9 lần ở Thái Lan.
>> Chuyển đổi giới tính: Cuộc đánh đổi đắt giá? "Ví dụ, ở Bệnh viện Việt Đức có đầy đủ các chuyên khoa như Vi phẫu Tạo hình, chuyên khoa Tiết niệu, các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về ngoại khoa và các trang thiết bị cùng phòng mổ được trang bị hiện đại để thực hiện một cuộc "đại phẫu" chuyển đổi giới tính" - BS Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết. Công việc phẫu thuật để chuyển đổi giới tính chỉ là khâu nhỏ trong cả quá trình chuyển đổi giới cho một người. Theo các chuyên gia, một trong nhưng điều quan trọng là tâm lý của người được chuyển đổi giới sau khi hoàn thành cuộc "đại phẫu". Nếu không làm tốt công tác tiền phẫu thuật chuyển đổi giới tính sẽ có thể dẫn đến chuyện "cấp visa nhầm” cho một người không thực sự muốn chuyển đổi giới tính, để rồi sau khi đã chuyển đổi giới tính, chính người đó lại "đứng núi này trông núi nọ"... Ở Việt Nam, Luật Chuyển đổi giới tính còn đang trong kỳ "thai nghén" nên dù hoàn toàn có đủ khả năng về chuyên môn và trang thiết bị y tế phục vụ cho một cuộc "đại phẫu" chuyển đổi giới tính nhưng các bác sỹ Việt Nam vẫn chưa được phép làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho những người "oán thán bà mụ nặn nhầm". Để xác định một người thực sự thuộc giới tính nào, cần phải có cả một hội đồng bao gồm các thành phần: đại diện cho luật pháp, cơ quan giám định, chuyên gia về tâm lý, di truyền, nội tiết, phẫu thuật tạo hình, tiết niệu, sản phụ khoa... cần có kết luận về mặt tâm lý và kết luận giám định pháp y... Phẫu thuật nam thành nữ dễ hơn Nói về "kỹ thuật chuyển đổi giới", BS Hồng Hà cho biết: Khi phẫu thuật chuyển đổi giới nói chung phải thực hiện hai phần phẫu thuật: cắt bỏ cơ quan sinh dục của giới tính mà người được phẫu thuật chuyển đổi giới không mong muốn, rồi sau đó tạo thêm cơ quan sinh dục mới. Ngoài ra cũng cần phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để cho ngoại hình từ nam có thể giống nữ và ngược lại. Để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ hoặc ngược lại, người được chuyển đổi giới tính cần được điều trị nội tiết tố. Sau khi điều trị nội tiết tố, người chuyển đổi giới tính nếu là nam thành nữ sẽ có làn da mịn màng giống như của chị em phụ nữ và không còn mọc râu nhiều như trước. Ngược lại, nữ giới chuyển đổi giới tính thành nam sẽ phát triển giọng nói ồm ồm và mọc râu tóc như đàn ông...
BS Hồng Hà trao đổi: Muốn chuyển đổi giới tính từ nam
thành nữ cần cắt bỏ tinh hoàn, dương vật... và tạo hình âm đạo. Về mặt kỹ
thuật thì chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ dễ hơn là chuyển đổi giới tính
từ nữ thành nam.
Để tạo hình âm đạo, các bác sỹ sẽ tạo một khoang ống rỗng ở tầng sinh môn giữa bàng quang và trực tràng, sau đó chuyển vạt da hoặc ghép da che phủ cho thành ống giống như lớp biểu mô âm đạo, thêm nữa phía ngoài cung cần phẫu thuật tạo hình môi lớn và môi bé.. Mặc dù vậy, cơ quan sinh dục nữ này chỉ có tác dụng đi tiểu tiện và quan hệ tình dục chứ không thể thực hiện được chức năng sinh đẻ của một người phụ nữ.
Bước tiếp theo là tạo hình ngực.
Công việc này từ trước vẫn được các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức thực hiện như
một phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực cho các chị em có nhu cầu hay phẫu thuật tái
tạo vú cho những người bị ung thư vú, phải cắt bỏ một hoặc cả hai bên bộ ngực
của mình.
Chỉ 20 triệu đồng/người "Cần cắt bỏ vú, buồng trứng..., sau đó tạo hình dương vật và tinh hoàn", BS. Hồng Hà nói.
Có rất nhiều kiểu tạo mới dương
vật. Có thể dùng vạt da của vùng bẹn (nơi tập trung nhiều dây thần kinh tạo
"cảm hứng"), vùng đùi hoặc vùng cánh tay.
Ngày nay với kỹ thuật vi phẫu người ta có thể dùng da tay, động mạch quay ở vùng cẳng tay, cuốn vào thành hình ống dương vật, sau đó lồng một ống sonde cao su ở giữa và cuộn lại. Để đảm bảo chức năng tiểu tiện, các bác sỹ sẽ cuộn hai vòng , tạo thành một ống da hình dương vật.
Sau khi tạo hình xong ống dương
vật để nó có thể sống được, bộ phận sinh dục nam này sẽ được đưa xuống vùng
bẹn, khâu nối với các mạch máu và dây thần kinh vùng bẹn.
Để nối được các mạch máu nhỏ như que tăm (khoảng 1 -1,5mm), các bác sỹ phải áp dụng phương pháp nối vi phẫu, sử dụng kính hiển vi để tiến hành khâu nối. Tiếp đến là đưa vào lõi của bộ phận sinh dục nam vừa được tạo hình một miếng sụn (sụn tự thân hoặc nhân tạo). Mục đích của việc đưa sụn vào trong là để đảm bảo cho người được phẫu thuật sau này cũng có thể "ra oai" như ai. Khi cơ quan sinh dục mới đã có thể sống được, công việc tiếp theo là của các chuyên gia về niệu đạo. Họ sẽ thực hiện công việc của mình để sau khi được phẫu thuật, người được chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam đã có thể thay đổi cách thức tiểu tiện, từ ngồi sang đứng như mọi nam giới bình thường. Công việc tạo mới một bộ phận sinh dục nam đối với các bác sỹ ở bệnh viện Việt Đức không phải là công việc khó vì trước đó, họ đã thực hiên nhiều ca phẫu thuật cho những người bị tai nạn mà mất đi "của quý". Ở Việt Nam, từ những năm 80, cố GS Nguyễn Huy Phan là người đầu tiên đã tiến hành tạo lại dương vật cho các thương binh với tỷ lệ thành công rất cao. "Để tạo được một bộ phận sinh dục mới, chỉ tốn khoảng 20 triệu đồng là cùng", BS Hồng Hà nói.
"Đại tu"
toàn diện
Một công đoạn phẫu thuật không kém quan trọng để chuyển đổi nữ thành nam và ngược lại, là "đại tu lại hình thể" sao cho khuôn mặt và vóc dáng được giống như giới mà người được chuyển đổi giới mong muốn.
Ví dụ, với một người đàn ông sau
khi được cắt bỏ các bộ phận sinh dục nam để cấy ghép bộ phận sinh dục nữ và
điều trị nội tiết nhưng người đó lại có khuôn mặt với cái cằm bạnh rất nam
tính, các bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ có thể thực hiện phẫu thuật "gọt cằm"
cho thon hơn mà không hề để lại một vết sẹo nào (dùng kỹ thuật khâu bên trong
miệng).
Ngoài ra, để cho giống phụ nữ hơn,
có thể làm thêm các phẫu thuật đơn giản khác như nâng mũi, chẻ cằm, bơm mỡ
vào dưới lớp da mặt cho da dẻ mịn màng, trơn láng...
Sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính, người được chuyển đổi giới tính còn cần phải được theo dõi về mặt sức khỏe, tâm lý, quá trình hòa nhập cộng đồng trong nhiều năm. Sau khi đã chuyển đổi giới tính thì người được chuyển đổi giới tính không thể có con và họ phải dùng thuốc tăng cường hormone suốt đời. Trả lời cho câu hỏi "Có phải sau khi chuyển đổi giới, người được chuyển đổi giới chỉ có thể sống được thêm hơn 10 năm?", BS Hồng Hà cho biết, về mặt y học đơn thuần, phẫu thuật chuyển đổi giới tính nếu được thực hiện đúng chỉ định, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ cũng không gây hại quá nhiều đến sức khỏe. "Nhiều bệnh nhân có thể sống vài chục năm sau các ca phẫu thuật do chấn thương, cắt bỏ khối u - những phẫu thuật có tính chất tàn phá còn nặng nề hơn nhiều so với làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính".
(Theo VNN)
|
Cận cảnh công nghệ phẫu thuật chuyển đổi giới tính
Zoom từ A-Z loại hình phẫu thuật
chuyển đổi "đặc biệt" này…
Con người khi sinh ra hầu hết đều hài hòa tự nhiên giữa cơ
thể và nhân cách, tâm hồn bản thân. Song, đôi khi tạo hóa "trêu
ngươi", có những người luôn khẳng định bản thân mang giới tính đối lập với
cơ thể. Và để sống thật với tâm hồn, tính cách của mình, họ tìm đến phẫu thuật
chuyển đổi giới tính…
|
Chuyển giới là quá trình chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ
hoặc ngược lại. Thông qua các ca phẫu, quan trọng nhất là phẫu thuật thay đổi
cơ quan sinh dục, một người nào đó có thể chuyển giới tính vốn có sang giới
khác.
|
Quá trình chuyển giới đạt tiểu chuẩn thường bao gồm 3 giai
đoạn. Giai đoạn 1, người chuyển giới cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đáp ứng cho
một cuộc sống mới.
Giai đoạn 2 là khoảng thời gian trải nghiệm cuộc sống ở giới
tính khác, kéo dài khoảng 12 tháng. Giai đoạn 3 là phẫu thuật chuyển đổi cơ
quan sinh dục từ giới này sang giới khác, sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống và cơ
thể mới.
|
|
Trong 2 giai đoạn đầu, người chuyển giới sẽ sử dụng các loại
hormone đặc trưng. Chuyển giới nam sử dụng hormone Estrogen, Progesterone trong
khi người phái còn lại bổ sung hormone Androgen. Đây là các nội tiết tố, giúp
cơ thể người chuyển giới ổn định sau phẫu thuật.
|
|
Phẫu thuật chuyển giới đi kèm nhiều loại hình phẫu thuật
thẩm mỹ khác như phẫu thuật khuôn mặt, ngực… Trong hai loại phẫu thuật chuyển
giới, phẫu thuật dành cho nam phức tạp, rủi ro, khó thành công hơn so với phẫu thuật
cho nữ.
|
Đối với nữ, đầu tiên các bác sĩ sẽ loại bỏ tử cung, buồng
trứng, chuẩn bị ống dẫn nước tiểu từ da bụng cũng như cắt bỏ ngực. Sau đó, vẫn
từ da bụng bệnh nhân, bác sĩ tái tạo dương vật, nối ống dẫn tiểu và tinh hoàn bằng
silicone. Còn đối với nam, từ dương vật, người ta không cần cấy ghép mà tái tạo
ngay âm hộ phái nữ trên da của dương vật.
|
Chuyển giới từ bé sẽ có lợi hơn so với chuyển giới khi
trưởng thành. Nguyên nhân là trẻ em có nhiều thời gian làm quen, thích nghi với
giới tính mới hơn so với người trưởng thành.
Theo thống kê xã hội học, 98% người trưởng thành chuyển giới
sẽ mất đi hoặc bị xa lánh bởi những người xung quanh, kể cả người thân trong
gia đình.
|
Lịch sử y học thế giới ghi nhận người đầu tiên chuyển giới
vốn là đàn ông. Đó là Lili Elbe, sống ở Berlin giai đoạn 1930 - 1931. Được sự
giúp đỡ của tiến sĩ Magnus Hirschfeld, Lili đã loại bỏ bộ phận sinh dục nam của
mình, 4 lần cấy ghép tử cung nhân tạo với hi vọng sẽ có con.
Song, sau bao lần cố gắng, lần nào "cô" cũng thất
bại và nó đã đưa “cô” tới gặp Tử thần. Hiện nay, Thái Lan và Iran là hai cường
quốc phẫu thuật chuyển giới hàng đầu.
|
Người chuyển giới không có nghĩa là người đồng tính. Họ là
những người luôn cảm thấy cơ thể mình đã được "tạo hóa" sinh ra sai
với giới tính thực.
Người đồng tính vẫn ý thức được mình là giới nào nhưng lại
có ham muốn quan hệ tình dục với người cùng giới đó. Ranh giới này mong manh và
chỉ người trong cuộc mới phân biệt nổi.
|
Sau khi chuyển đổi giới tính, bệnh nhân có khả năng quan hệ
tình dục tương đối bình thường, nhưng cảm xúc thì không được như tự nhiên. Họ
cũng chưa thể có khả năng sinh con như người thường.
Hiện nay, vẫn chưa có ghi nhận về trường hợp thành công nào
của các ca phẫu thuật cấy ghép tử cung, buồng trứng trên thế giới.
|
Đối với nam chuyển giới sang nữ, họ dễ gặp phải hội chứng
“dương vật ma”. Dù đã phẫu thuật loại bỏ dương vật song những dây thần kinh còn
sót lại đôi khi gây ra cảm giác cương cứng giống như có dương vật khi xưa vậy. Đây
là một trong những điều ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của người sau
chuyển giới.
|
Đặc biệt, một trong những điều không thể bỏ quên là những
tác dụng phụ mà các hóa chất và hormone tiêm vào cơ thể lâu dài sẽ để lại di
chứng, gây ra uy cơ ung thư vú, ung thư da… vô cùng nguy hiểm.
Thực
hiện: / Nguồn: Kenh14.vn/Mask
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.