Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, April 24, 2014

60% mạch nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm

60% mạch nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm

Dân chúng mua nước đóng chai để dự trữ sau khi hệ thống nước máy Lan Châu bị nhiễm chất benzen - REUTERS /Stringer
Dân chúng mua nước đóng chai để dự trữ sau khi hệ thống nước máy Lan Châu bị nhiễm chất benzen - REUTERS /Stringer

Mai Vân

Theo AFP, trích Tân Hoa Xã, 60% mạch nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng không thể uống trực tiếp được. Đây là đánh giá của Bộ đất đai và Tài nguyên, trong bản báo cáo hàng năm. Giới bảo vệ môi truờng cho đây là hậu quả của mấy thập niên phát triển kinh tế của Trung Quốc bất kể tác hại môi sinh.

Theo bản phúc trình, chất lượng nước được khảo sát năm ngoái tại 203 thành phố, bị đánh giá từ « rất xấu » đến « tương đối xấu ». Hạng « tương đối xấu » chỉ loại nước không uống được nếu không được xử lý, còn loại « rất xấu » thì không thể dùng như một nguồn nước uống.
Dân chúng trong các thành phố Trung Quốc từ lâu đã không còn uống nước máy mà không đun sôi, nhiều người thì tìm mua các loại nước trong chai. Tỷ lệ nước không thể uống trực tiếp tăng hơn 57% kể từ năm 2012.
Giới môi trường cho đây là hậu quả của mấy thập niên phát triển kinhh tế của Trung Quốc bất kể tác hại môi sinh. Giờ đây, chính quyền mới bắt đầu đề cập đến vấn đề, tuyên chiến với ô nhiễm, như tuyên bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong tháng Ba vừa qua.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng đã quá muộn ? Trung Quốc lâm vào cảnh bị sương mù ô nhiễm bao phủ liên tục, mạch nước ngày càng ô nhiễm như nói trên và đất đai cũng vậy. Bộ Môi trường tuần qua đánh giá 1/5 đất Trung Quốc đã bị ô nhiễm.
Trong tình hình ô nhiễm này thì người dân thành phố Lan Châu (Lanzhou) lại chịu một tai ương khác : nước máy của họ bị nhiễm một chất gây ung thư. Sự cố này đã khiến tập đoàn Veolia Environnement quản lý hệ thống nước cung cấp nước uống cho thành phố phải xin lỗi.
Chất benzen đã được khám phá cách đây gần hai tuần, vào ngày 10/04, trong nước máy cung cấp cho Lan Châu. Người dân đã lập tức bị cắt nước. Veolia phủ nhận trách nhiệm, nhưng sau đó đã ngỏ lời xin lỗi người dân thành phố này.

Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN

Cập nhật: 11:48 GMT - thứ tư, 23 tháng 4, 2014

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

"Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không."

Điều 31 của Công ước được gần 150 nước phê chuẩn cấm các nước thành viên trừng phạt những người vào nước họ từ nơi tính mạng hay sự tự do của họ bị đe dọa với điều kiện người nhập cư trái phép phải trình diện chính quyền và chứng minh được họ có lý do chính đáng để vượt biên.

Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước có hiệu lực từ năm 1954 này.

Trong vụ người Uighur bị cho là cướp và nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, hai lính biên phòng Việt Nam thiệt mạng.

Năm người Uighur cũng tử vong, ba người nhảy từ trên tầng ba xuống "tự tử" và hai người bị "bắn chết", theo lời Đại tá Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Việt Nam nói với VTV hôm 18/4.

"Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."

Chỉ huy Biên phòng Quảng Ninh, Đại tá Lê Tiến Thanh
Về nội tình vụ cướp và nổ súng, ông Thanh nói:
"Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."

Trong khi đó phát ngôn viên Dilshat của Hội người Uighur Thế giới nói nhóm 16 người Uighur, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, muốn được gặp các quan chức Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên phía Việt Nam hoặc không hiểu hoặc hiểu nhưng không đáp ứng.

Ông nói nhóm người Uighur đã chống cự khi thấy cảnh sát Trung Quốc xuất hiện ở Bắc Phong Sinh và dẫn tới vụ đổ máu.

Trang BấmFacebook của Hội Người Uighur Thế giới cũng dẫn lại lời một blogger của Việt Nam, người đặt câu hỏi ai đã cho phép cảnh sát Trung Quốc mang theo vũ khí vào Bắc Phong Sinh và tại sao phải mất ba tiếng người ta mới có thể khống chế được nhóm người Uighur vốn chỉ có một khẩu súng và "không quá năm viên đạn".

Không cấp hộ chiếu

Phát ngôn viên này nói hiện Hội Uighur Thế giới cũng không thể xác định được tung tích của nhóm người bị Việt Nam trả về và nói thêm.
"Sau sự cố này, cảnh sát địa phương [Trung Quốc] đã có đợt trấn áp người Uighur và bắt một số người cũng như tăng cường giám sát."
Chỉ trong những ngày cuối tuần trước đã có 37 người bị bắt khi toan vào Việt Nam và 15 người bị bắt ở biên giới Thái Lan/Campuchia.

Cả Thái Lan và Việt Nam đều không phải là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn trong khi Campuchia đã phê chuẩn công ước này hồi năm 1992.

Một phóng viên của BBC tiếng Trung cũng nói một trong những lý do người Uighur chọn qua Việt Nam là vì họ không cần hộ chiếu mà vẫn có thể qua lại biên giới.

Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc không cấp hộ chiếu cho người Uighur để họ có thể ra nước ngoài hợp pháp.


Ông Dilshat Rashit kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam

Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh.

Ông Dilshat Rashit, phát ngôn viên của hội có trụ sở tại Đức nói với BBC tiếng Trung chiều 22/4:

 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

My Blog List