Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, April 22, 2014

Tình tiết mới trước phiên phúc thẩm ông Dương Chí Dũng

Tình tiết mới trước phiên phúc thẩm ông Dương Chí Dũng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-04-21
000_Del6274543-305.jpg
Ông Dương Chí Dũng tại phiên xử ở Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2013.
AFP

Ngày hôm nay phiên tòa phúc thẩm xử vụ án Dương Chí Dũng sẽ được mở ra tại Hà Nội, luật sự Trần Đình Triển người bảo vệ quyền lợi của Dương Chí Dũng đã sang tận Singapore để lấy lời khai của ông Goh Hoon Seow, giám đốc điều hành công ty AP nơi có liên quan đến số tiền 1 triệu 660 ngàn đô trong hợp đồng mua ụ nổi với giá 83 triệu đô la trước đây.

Xác định chứng cứ từ Singapore

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với luật sư Trần Đình Triển trước tiên ông cho biết:
LS Trần Đình Triển: Việc tôi sang Singapore tôi đánh giá rất cao phương pháp làm việc thu thập chứng cứ và xác định chứng cứ từ trình tự tố tụng của Singapore. Tôi đánh giá rất cao sự phối hợp của luật sư phía Singapore rất chân tình và sự ngay thẳng của ông Goh. Trong văn bản đó ông Goh nói rằng việc liên hệ với Nga do phía Việt Nam và ông Trần Hải Sơn. Tại sao có việc chuyển tài sản về công ty Phú Hà thì ông Goh cho biết tài sản công ty Phú Hà tại Việt Nam và tên công ty Phú Hà là do phía Nga đưa cho ông và yêu cầu ông chuyển số tiền đó và trên hóa đơn ghi là phí vận chuyển hải quan bảo hiểm về cho công ty Phú Hà tại tài khoản của ngân hàng UOB có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc Lâm: Thưa luật sư, sự có mặt của ông Goh rất quan trọng đối với vụ án nó có thể chứng minh trước đây các cáo buộc chống lại ông Dương Chí Dũng đều không đáng tin cậy, tại sao luật sư không mời ông làm chứng trước tòa mà phải dùng biện pháp công chứng trên tờ khai rất phiền phức?
Để mời ông Goh về VN ra trước tòa theo quy định pháp luật của VN phải do cơ quan tiến hành tố tụng, phải là tòa án và phải phối hợp với cơ quan thẩm quyền của Singapore.
-LS Trần Đình Triển
LS Trần Đình Triển: Để mời ông Goh về Việt Nam ra trước tòa theo quy định pháp luật của Việt Nam phải do cơ quan tiến hành tố tụng, phải là tòa án và phải phối hợp với cơ quan thẩm quyền của Singapore cũng như sự chấp thuận của ông Goh nữa thì ông Goh mới có thể về làm chứng. Nhưng tôi cho rằng việc làm đó rất khó bởi vì bản thân họ rất bận công việc, hai nữa tôi làm văn bản này thì cũng đã đủ chứng cứ để được chấp nhận rồi.
Thứ nhất là lời tuyên thệ của ông Goh trước pháp luật. Trích dẫn điều luật tuyên thệ của Singapore về người làm chứng. Văn bản cũng được công chứng tại Singapore thị thực lời trình bảy của ông Goh. Ngoài ra viện Luật thuộc Pháp viện Tối cao của Singapore cũng chứng thực trên đó. Trên cơ sở hai văn bản giá trị của hai cơ quan công chứng đã được Bộ ngoại giao ký xác định và tôi đã đưa văn bản cho sứ quán Việt Nam tại Singapore hợp pháp hóa về lãnh sự.
Như vậy đây là một chứng cứ thu thập hợp pháp có giá trị sử dụng trước pháp luật. Tôi cho rằng về phía Việt Nam đây là lần đầu tiên mà một luật sư ra nước ngoài để căn cứ luật pháp quốc tế, luật pháp các nước, luật pháp Việt Nam, và quyền của luật sư để chứng minh hành vi và vượt qua khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Có thể có tình tiết giảm nhẹ?

Mặc Lâm: Thưa luật sư như chúng ta cũng biết về lời khai của ông Dương Chí Dũng tố cáo ông Phạm Quý Ngọ cũng rất quan trọng, tuy nhiên do ông Ngọ đã chết nên luật sư nghĩ là trong phiên phúc thẩm có thể đem những tình tiết ấy ra kêu gọi tòa giảm án cho ông Dũng được hay không?
LS Trần Đình Triển: Tôi cho rằng lời khai của ông Dũng là một vấn đề và bây giờ thì ông Ngọ đã mất đi thì cũng cần phải được làm rõ và tôi tin rằng đảng nhà nước và các cơ quan pháp luật Việt Nam cũng đang tiếp tục làm rõ. Bây giờ nó có vấn đề là phải chứng minh. Giả sử nếu như có mật báo đó từ phía ông Ngọ và vài ba người khác thì cái tội tổ chức người người trốn ra nước ngoài không phải là ông Dương Tự Trọng, người đứng đầu là người phải được giảm án.
Lời khai của ông Dũng là một vấn đề và bây giờ thì ông Ngọ đã mất đi thì cũng cần phải được làm rõ và tôi tin rằng đảng nhà nước và các cơ quan pháp luật VN cũng đang tiếp tục làm rõ.
-LS Trần Đình Triển
Cái thứ hai liên quan đến việc nhận hối lộ để rồi lảng tránh đi thì trong luật hình sự Việt Nam về phòng chống tham nhũng có quy định nếu người đưa hối lộ mà tố cáo trước các cơ quan có thẩm quyền trước khi khởi tố vụ án thì có thể được xem xét. Trong trường họp này nếu làm rõ thì khẳng định đây là một thành tích của ông Dũng và sẽ được coi là một tình tiết giảm nhẹ cho ông Dương Chí Dũng.
Mặc Lâm: Thưa luật sư cách đây vài giờ chúng tôi thấy trên VietnamNet có đưa tin là ông Dương Chí Dung đã ký giấy nhận tội, việc này phải giải thích thế nào thưa ông?
LS Trần Đình Triển: Tôi không hiểu báo VietnamNet đưa thông tin đó như thế nào vì chiều hôm qua khi làm việc với VietnamNet tôi đã nói rất rõ việc này. Bởi vì trước khi tôi về tôi đã thẩm tra qua luật sự Trần Đại Thắng vào chiều Thứ Sáu đã vào gặp ông Dũng, đã nói rõ nội dung không phải như vậy.
Tức là báo có giật cái title là ông Dũng xin nhận lỗi và xin khắc phục hậu quả gửi các cơ quan thẩm quyền. Tuy nhiên trong nội dung thì ông nói rõ ông là người đứng đầu cơ quan là chủ tịch của Tổng công ty Vinalines và cũng là bí thư đảng ủy dẫn đẩn việc mua ụ nổi như vậy, chi phí lớn lên gây thiệt hại cho nhà nước thì đấy là có tội của ông, ông nhận cái lỗi đó.
Việc thứ hai ông đề nghị đảng và nhà nước và nhân dân làm rõ, minh oan cho ông vì ông không liên quan đến số tiền 1 triệu 660 ngàn đô la. Ông xác nhận không hề nhận số tiền 10 tỷ bạc đó nên mong rằng được minh oan. Tuy nhiên với vai trò người đứng đầu cơ quan thì ông cũng có trách nhiệm về mặt hành chính trong công tác quản lý cán bộ để cho cán bộ tham ô. Nội dung thứ ba là trong những sai sót của ông ông sẵn sàng có tài sản gì thì bán để giảm mức thiệt hại tối đa cho nhà nước.
Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư Trần Đình Triển.

Dương Chí Dũng “thề” không nhận tiền tham ô

22-04-2014- motthegioi.vn
Dương Chí Dũng “thề” không nhận tiền tham ô
Bị cáo Dũng nói: "Có trời đất chứng giám tôi không nhận đồng nào của bị cáo Sơn. Ai nói sai thì "xuống dưới" sẽ bị trừng phạt thôi. Có chết bị cáo cũng kêu oan và gia đình bị cáo sẽ kêu oan.

14 giờ, tòa tiếp tục xét xử. Khi được hỏi, bị cáo Trần Hữu Chiều nói mình được đưa Sơn đưa cho 340 triệu, chỉ nói là tiền bồi dưỡng. Bị cáo không biết đó là tiền gì.
11 giờ 40, tòa kết thúc buổi làm việc buổi sáng, 14 giờ chiều nay sẽ tiếp tục xét xử.
10 giờ 45 phút, bị cáo Phúc nói mình kêu oan cả hai tội. Về tội cố ý làm trái, bị cáo Phúc nói khi về nhận nhiệm vụ thì dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển đã thực hiện được 2 tháng rồi. Chỉ khi bị cáo bị bắt mới biết có chuyện Vinalines đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Khi thấy ụ nổi 83M cũ quá, bị cáo đã yêu cầu cấp dưới đi khảo sát thêm và các anh ấy báo cáo lại không có ụ nào khác tốt hơn ụ này. Tất cả chuyện này đều có văn bản. Bị cáo hoàn toàn không có chỉ đạo nào về việc mua ụ nổi này. 
Nếu có thì chỉ có thể truy tố bị cáo tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà thôi.
Về tội tham ô, bị cáo khẳng định mình không nhận đồng nào của Sơn. Bị cáo cũng chưa từng gặp và liên hệ với ông Goh. Bị cáo có một lần nhận 1 chai Chivas 18 và một phong bì 2 triệu đồng vào dịp 2-9. 

Lời khai của Sơn là hoàn toàn sai sự thật và gian dối, man trá. Cụ thể, về lần đưa tiền ở Hà Nội, Ngân hàng Hàng hải xác nhận không có chuyện Sơn rút 2 tỷ ra như lời khai của bị cáo này. 3 tỉ còn lại cũng không có ai chuyển cho Sơn. Nếu Sơn khai tự tay xếp 5 tỉ vào vali để đưa cho tôi ở Hà Nội chỉ có thể là giấy lộn mà thôi.

Lần chuyển 5 tỉ ở Hải Phòng, thời điểm Sơn khai chuyển tiền có thấy con trai bị cáo đang lái xe. Tuy nhiên, con bị cáo lúc này đang học ở Anh nên không thể lái xe được. Sơn khai đưa tiền vào 2008 nhưng đến 2009 cháu mới về. 

Bị cáo không đồng tình về việc gia đình nộp 3,5 tỉ để khắc phục hậu quả. Vợ bị cáo làm như vậy là hại bị cáo. 
Bị cáo Mai Văn Phúc kêu oan cả hai tội. 
10 giờ 45 phút, trả lời tòa, bị cáo Trần Hải Sơn khẳng định lời khai bị cáo trước phiên tòa sơ thẩm và cơ quan điều tra về việc đưa cho Dũng 10 tỉ đồng là đúng. Một lần Sơn đưa cho Dũng 5 tỉ đồng ở TP. HCM, một lần đưa 5 tỉ đến nhà mẹ ông Dũng ở Hải Phòng.
Sơn cho rằng bị cáo Dũng khai không đúng. Tuy nhiên, bị cáo Sơn nói không rõ lái xe cho mình đến đưa 5 tỉ đồng cho Dũng ở TP. HCM giờ làm gì, ở đâu. Bị cáo không nhớ chính xác ngày đưa tiền cho Dũng ở khách sạn Vitory (TP. HCM) là ngày nào. Bị cáo cũng không nhớ có gặp Dũng ở khách sạn này lần nào khác hay không.
Bị cáo Sơn cũng khẳng định việc chuyển 5 tỉ cho gia đình Dũng ở Hải Phòng là đúng. Tiền này do em gái Sơn chuẩn bị. Chỉ có hai vợ chồng em gái Sơn chứng kiến. Nhà em gái Sơn cách nhà Dũng ở Hải Phòng chỉ vài trăm mét.
Bị cáo không biết ai đàm phán chuyện nhận 1,6 triệu USD. Việc chuyển tiền vào công ty Phú Hà (công ty của em gái Sơn) là do ông Goh Hoon Seow đề nghị. Sau khi nhận số tiền này, bị cáo đã đổi ra tiền Việt được 28 tỉ đồng. Sơn khai chia cho Dũng 10 tỉ đồng, đưa cho Phúc 10 tỉ đồng, đưa cho Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng, cho em gái 2 tỉ đồng còn lại tiêu xài cá nhân.
- Chủ tọa hỏi: Theo bị cáo thì vai trò của bị cáo trong vụ mua ụ nổi này như thế nào mà nhận 7,8 tỉ, gần bằng Dũng và Phúc? Mà bị cáo khai chỉ ký nháy thôi, vai trò rất nhỏ mà nhận tiền rất lớn. Bị cáo nhận thức như thế nào? Nếu bị cáo đổ vạ cho người ta thì bị cáo có phải chịu trách nhiệm không?
- Bị cáo Sơn: Thật ra cũng chả có cái chứng cứ gì cả. Nếu bị cáo đổ vạ tất nhiên bị cáo phải nhận hết trách nhiệm về số tiền này.
10 giờ 15 phút, “Có trời đất chứng giám tôi không nhận đồng nào của Sơn. Tôi chỉ nhận của anh ấy mấy chai rượu. Bị cáo không chỉ đạo ai trong quá trình mua bán ụ nổi, không chỉ đạo phải chia tiền cho bị cáo…”, bị cáo Dũng thề thốt. Bị cáo Dũng nói gia đình nộp 4,7 tỉ đồng là để khắc phục chung chứ không phải khắc phục cho tội tham ô.
Về việc bỏ trốn, ông Dũng nói vì có người thông tin nên bị cáo trốn đi để xem tình hình như thế nào. Bị cáo trốn sang Campuchia, bay sang Mỹ nhưng không được nhập cảnh nên phải quay về Campuchia và bị bắt ở đây. Bị cáo thừa nhận hành vi này là quá sai. Bị cáo xin đem hết tài sản của mình trong khả năng có thể để bồi thường cho nhà nước. 

9 giờ 45 phút, tòa bắt đầu phần xét hỏi. Về nội dung kháng cáo, có ba bị cáo kêu oan gồm Lê Văn Dương, Mai Văn Phúc (kêu oan cả hai tội) và Dương Chí Dũng (kêu oan tội tham ô). Các bị các khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường thiệt hại.

Vợ bị cáo Dương Chí Dũng kháng cáo yêu cầu tòa hủy kê biên 3 căn nhà trong khi "bồ nhí" của ông Dũng, bà P.T.T, cũng kháng cáo yêu cầu hủy kê biên căn hộ tại 88 Láng Hạ. Bà T. cho rằng căn hộ này bà cũng có góp tiền mua và đứng tên sở hữu nhưng tòa kê biên là chưa đảm bảo quyền lợi của mình.

Là người đầu tiên trình bày trước tòa, ông Dũng thừa nhận việc triển khai dự án xây Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam mà chưa được bộ GTVT bổ sung vào quy hoạch chung, chưa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý là sai. 



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List