Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, April 25, 2014

Phát hiện 600 tấn quặng vàng trong... lò gạch

Phát hiện 600 tấn quặng vàng trong... lò gạch

Bể chứa quặng và những thiết bị lọc lắng vàng. Ảnh: Tuấn Ngọc

(PLO) - Một doanh nghiệp đã thuê cơ sở mặt bằng của lò gạch, núp  bóng danh nghĩa sản xuất gạch không nung để tổ chức sơ chế trái phép quặng vàng dưới sự điều hành của các chuyên gia Trung Quốc. 

Công ty Sản xuất gạch không nung BIMIVINA (xã Trần Phú - huyện Chương Mỹ - Hà Nội) nằm ở một nơi vắng vẻ chỉ cách một mỏ vàng của Hòa Bình chừng 20km, nên vận chuyển quặng vàng thô về đây sơ chế rất dễ dàng…  Lực lượng kiểm tra liên ngành đã kiểm tra phát hiện 600 tấn quặng kim loại vàng giá trị hàng chục tỉ đồng. 

Ông Hoàng Văn Thắng- Giám đốc Cty CP Công nghệ và Khoáng sản Trường Thành - đã thuê hơn 200m2 ở đây để sơ chế vàng nhằm khôn khéo che mắt các cơ quan chức năng. Thậm chí, các công nhân thuê làm việc ở đây (1 ngày/100 ngàn đồng) cũng không hề biết đây là cơ sở chế biến vàng mà “chỉ biết làm thuê và xúc đất theo từng công đoạn” – một công nhân cho biết.

Chế biến vàng trái phép dưới danh nghĩa gạch không nung
Theo Trung tá Phạm Giang Sơn - Đội trưởng Đội 6, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP.Hà Nội cho biết: “Cơ sở này đã hoạt động chế tác vàng gần một năm nay, núp dưới vỏ bọc sản xuất gạch không nung với sự trợ giúp đắc lực của người Trung Quốc. Họ đã mua về hàng trăm tấn quặng để sơ chế ra kim loại vàng nhằm thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng”. 

Lực lượng kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra đã phát hiện 600 tấn quặng vàng được Thắng thu mua từ Hòa Bình đưa về cơ sở sản xuất gạch không nung BIMIVINA để sản xuất vàng trái phép. 

Thắng khai rằng: “Các quặng vàng này sẽ được cho vào máy nghiền nhỏ, sau đó được cho vào bể hóa chất ngâm. Nước từ bể ngâm sẽ chảy vào các thùng có hóa chất để tinh lọc ra vàng. Toàn bộ quá trình sản xuất vàng trái phép này được Cty Trường Thành thuê một đối tượng người Trung Quốc thực hiện”. 
Trung tá Phạm Giang Sơn cho biết thêm: “Hoạt động của Cty này đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, có hiện tượng sản xuất, chế biến vàng trái phép và vi phạm an ninh kinh tế tiền tệ; ngoài ra, còn có hoạt động của người Trung Quốc trái phép”.

Ông Nguyễn Anh Dũng - Chánh Thanh tra Sở  Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội - cho biết: “Đây là lần đầu tiên Thanh tra Sở TN&MT phát hiện ra một cơ sở chế biến khoáng sản dưới hình thức tách lọc mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, ở đây có yếu tố người nước ngoài mặc dù chủ DN khai rằng thuê chuyên gia Trung Quốc sang để vận hành dây chuyền gạch không nung theo dây chuyền của Trung Quốc”.

Thay công nhân ba ngày một lần, hoạt động hoàn toàn bí mật

Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết: Do cơ sở này nằm ở nơi vắng vẻ, chỉ cách mỏ vàng của tỉnh Hòa Bình khoảng 20km, núp bóng dưới vỏ bọc là Cty Sản xuất gạch nên việc vận chuyển quặng vàng rất dễ dàng và khó bị phát hiện. 

Công nhân làm công được thuê theo ngày, cứ ba ngày thì thay toàn bộ công nhân, chỉ có giám đốc và đối tượng người Trung Quốc được ra vào phòng thí nghiệm. Cách xây dựng nhà xưởng cũng rất tinh vi, bên ngoài khuôn viên xây cao, có tường rào, người ngoài không nắm được, công nhân lao động thủ công, thuê nghiền đá… 

Khi được hỏi, những công nhân ở đây đều cho biết mình chỉ được thuê xúc đất đổ vào bể chứ không biết gì hơn và làm được vài ngày thì được cho nghỉ việc; không có hợp đồng lao động mà chỉ thỏa thuận miệng. 
Theo nhận định của lực lượng chức năng, hoạt động sản xuất vàng ở đây được tiến hành một cách thô sơ, chỉ là quá trình sơ chế quặng có chứa kim loại vàng, sau đó mới chuyển đi nơi khác để tinh luyện ra kim loại vàng.

Cơ sở sản xuất gạch này đã cho ông Thắng thuê lại mặt bằng để làm cơ sở chế biến quặng. Chủ nhà máy gạch cho biết, chỉ cho ông Thắng thuê chứ không biết ông ta làm gì ở trong vì không bao giờ được phép bước vào đó. 

Từ tháng 1/2014, ông Thắng đã mua khoảng 600 tấn quặng, có giá trị gần 2 tỉ đồng, không có hóa đơn chứng từ từ một mỏ khoáng sản tại Hòa Bình. Hiện, cơ quan chức năng đã lấy mẫu đem đi phân tích và tiếp tục điều tra mở rộng. 

Vụ việc đang được Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP.Hà Nội phối hợp với Thanh tra Sở TN&MT Hà Nội tiến hành điều tra, làm rõ./.



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List