Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, May 11, 2014

Sự trả giá của Trung Quốc dưới góc nhìn của Thomas Friedman



Sự trả giá của Trung Quốc dưới góc nhìn của Thomas Friedman

  Tác giả của “Thế giới phẳng”, khi trạng thái kết nối của thế giới đang chuyển thành siêu kết nối, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ khiến các hành động gây chiến tranh phải trả giá lớn hơn và sớm hơn rất nhiều.

Kịch bản trả giá của Trung Quốc dưới góc nhìn của Thomas Friedman
"Toàn cầu hóa không có nghĩa là không có chiến tranh, mà điều chúng ta cần nhấn mạnh là gây chiến tranh trong thế giới siêu kết nối ngày hôm nay sẽ phải trả giá lớn hơn và sớm hơn rất nhiều".

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Thomas L. Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng về toàn cầu hóa "Thế giới phẳng" quay trở lại Hà Nội lần thứ 2 sau 20 năm, đúng vào thời điểm khá nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc khi nước này điều giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vì vậy, dù buổi hội thảo với chủ đề liên quan nhiều đến quản trị "Những thay đổi lớn của thế giới - Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới" do Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) thuộc Đại học FPT tổ chức, thì thính giả vẫn dành khá nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề này.

Nhà báo từng 3 lần đạt giải Pulitzer, chủ bút mục đối ngoại của tờ The New York Times hóm hỉnh nói, có lẽ ông là người duy nhất trên thế giới thăm cả Kiev và Hà Nội chỉ trong 10 ngày và khi tới Việt Nam, ông nhận ra một điều thú vị về sự tương quan giữa Ukraina và Việt Nam.

"Ukraina là nước có dân số trung bình và là láng giềng của “con gấu” rất lớn là Nga. Việt Nam cũng là một nước có quy mô trung bình nhưng ở cạnh một “con hổ” rất lớn là Trung Quốc. Tôi đang nghiên cứu và tìm hiểu xem Việt Nam và Ukraina phải xử lý quan hệ như thế nào với những nước láng giềng lớn như thế", Friedman ví von, theo đúng thứ ngôn ngữ không số hóa, không một công thức kinh tế mà ông đã sử dụng khi viết “Thế giới phẳng”.

Nhắc đến mối quan hệ Nga - Ukraina, Trung Quốc - Việt Nam, một thính giả đặt câu hỏi cho Friedman liên quan đến “Lý thuyết những vòng cung vàng ngăn ngừa xung đột” (Golden arches theory of conflict prevention)

Quy tắc này cho rằng hai quốc gia cùng có tiệm McDonald's sẽ không gây chiến chống nhau, được đề cập trong một quyển sách nổi tiếng khác cũng của Friedman - "Chiếc Lexus và cây ô liu".

Nhà bình luận nổi tiếng thừa nhận, quy tắc này đang bị cũ đi. "Trong thế giới toàn cầu hóa ngày hôm nay, McDonald's là đại diện toàn cầu hóa. Nhưng toàn cầu hóa không có nghĩa là không có chiến tranh mà điều chúng ta cần nhấn mạnh là gây chiến tranh trong thế giới siêu kết nối ngày hôm nay sẽ phải trả giá lớn hơn và sớm hơn rất nhiều".

Ông lấy ngay Nga làm ví dụ. "Tổng thống Nga Putin muốn lấy lại bán đảo Crimea và ông Putin đã làm được điều đó. Khi đó Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt 25 quan chức của Nga, số lượng cá nhân rất nhỏ nhưng tác động thì như thế nào? 60 tỷ USD đã chảy khỏi Nga trong quý I/2014, lớn hơn so với dòng vốn của cả năm 2013".

Chính vì vậy, nhà bình luận quốc tế nổi tiếng cho rằng, Trung Quốc nếu có hành động điên rồ ở biển Đông thì cái giá mà Trung Quốc phải trả sẽ lớn hơn và nhanh hơn rất nhiều.

Thế giới ngày càng phẳng hơn và cơ hội cho người trẻ

Nhà báo nổi tiếng người Mỹ tự thú nhận, vào thời điểm ông viết "Thế giới phẳng", nếu trung thực hơn thì ông phải đặt tên cuốn sách "Thế giới đang được làm phẳng". Nhưng chính sự "thiếu trung thực" này, ông đã bán được 5 triệu cuốn sách tại 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

"Tuy nhiên điều tôi dự đoán đã trở thành sự thật". Công nghệ đã thay đổi rất nhiều so với 10 năm trước đó. Những thứ chưa từng xuất hiện trong cuốn sách của ông giờ đã trở nên phổ biến và công nghệ đang tiếp tục làm thay đổi thế giới.

Chỉ với thời lượng ngắn ngủi 10 phút trong phần trình bày, Thomas Friedman nhấn mạnh thế giới ngày càng phẳng hơn so với thời điểm ông viết cuốn sách này vào năm 2004. Bước ngoặt lớn nhất là sự ra đời các mạng xã hội như Facebook, Twitter đã thay đổi hoàn toàn diện mạo Internet.

"Điều quan trọng nhất xảy ra đầu thế kỷ 21 chính là sự hợp nhất giữa toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin, chứ không phải việc Trung Quốc trỗi dậy, đại suy thoái toàn cầu, vụ khủng bố 11/9 hay cuộc hôn nhân hoàng gia Anh giữa hoàng tử William và công nương Kate".

"Thế giới đang chuyển từ trạng thái kết nối sang siêu kết nối và từ liên kết nối lẫn nhau sang phụ thuộc lẫn nhau. Điều này ảnh hưởng tới công việc chúng ta đang làm, mọi trường học, sự lựa chọn nghề nghiệp...  và đưa chúng lên tầm cao mới".
Vì vậy, điều cuối cùng trong bài trình bày của mình, Friedman chia sẻ, trở thành người tiêu dùng hay nhà sáng tạo trong thế giới hiện đại là điều rất tuyệt vời. Lý do ông đưa ra là bất cứ ai cũng có thể lên các trang mạng mua mọi thứ với một mức giá và chất lượng rất cạnh tranh hay thành lập một công ty mang tầm cỡ toàn cầu.
Tuy nhiên, là người công nhân hay người lao động trong thế giới hiện đại thực sự khó khăn. Bởi vì, Friedman cho rằng, trong thế giới hiện đại, khả năng trung bình, năng lực trung bình không còn cơ hội phát triển.
Bất kỳ ông chủ nào cũng có khả năng và hoàn toàn có thể thuê được những người máy làm được những công việc trung bình mà ngày xưa con người đảm nhận. "Gần đây có bài báo về nông trường bò sữa tại New York thì người ta đã dùng rô bốt để vắt sữa bò. Đây là câu chuyện nghe có vẻ buồn cười nhưng nó đã xảy ra", theo Friedman.

Nhà báo người Mỹ 61 tuổi chia sẻ câu chuyện ông đã nói với 2 người con gái của mình: "Tôi nói với con gái mình rằng ngày xưa sau khi tốt nghiệp đại học, bố sẽ đi tìm việc làm, còn ngày nay các con không phải tìm việc làm, mà là sáng tạo ra việc làm. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa thời đại của bố và thời đại ngày nay".

"Tất nhiên các bạn có thể kiếm được ai đó thuê các bạn, nhưng để tồn tại, để phát triển và để được trọng dụng thì các bạn phải không ngừng sáng tạo, tái sáng tạo và tạo ra các giá trị gia tăng. Tôi cho rằng giá trị trung bình không còn nữa vì các ông chủ không cần cái bạn có trong đầu mà cái bạn có thể làm".


Đưa ra một lời khuyên cho nhiều thính giả trẻ là các sinh viên của Viện quản lý FSB, nhà báo người Mỹ nói
: "Một phụ nữ rất bình thường ở San Francisco, phải đi thuê nhà đã lập ra trang mạng nổi tiếng Tracy.com chuyên kinh doanh lại các mặt hàng đồ hiệu. 

Hay ông chủ Alibaba cách đây 15 năm có ý tưởng làm điều gì đó về thương mại điện tử, đã lập ra trang mạng với chi phí rất rẻ. Alibaba ngày nay là một thế lực to lớn trong lĩnh vực này và vừa trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử. Nếu các bạn có hoài bão, có nước mơ, có phương tiện và có ý tưởng thì thực hiện đi. Vì nếu bạn không làm thì có ai đó trên thế giới này sẽ làm".



From: mailto
Sent: Tuesday, May 13, 2014 9:06 PM
To: undisclosed recipients:
Subject: [Daploisongnui] Bảo nổi lên rồi

 

Hàng vạn công nhân Bình Dương đình công, xuống đường chống Trung Quốc


Cập nhật

Danlambao
- Ngày 13/5/2014, hàng vạn công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương đã đồng loạt đình công, xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lược. Do diễn biến quá bất ngờ, cuộc biểu tình lớn chưa từng có của công nhân đã khiến toàn bộ các khu công nghiệp và hệ thống an ninh Bình Dương bị tê liệt hoàn toàn.

Đến buổi trưa cùng ngày, cuộc tổng đình công và biểu tình đã lan rộng ra các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Sóng Thần, Việt Hương... và về đến Sài Gòn. Theo ghi nhận, đã xảy ra các cuộc tấn công nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Tóm tắt diễn biến:


Đêm 12.5.2014, một ngày sau khi các công dân yêu nước xuống đường phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, tại Bình Dương khoảng 5.000 công nhân Cty giày Thông Dung ngừng việc xuống đường biểu tình với khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược và mang giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động trên lãnh hải Việt Nam.

10h00 giờ ngày 13.5, hàng ngàn công nhân Cty King Makerrong tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đồng loạt đình công xuống đường phản đối Trung Quốc.

Ngay sau đó, cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam chống Trung cộng xâm lược lan toả nhanh chóng sang các Cty Shyang Hung Cheng, King Food Wear, KCN Việt Hương là các công ty đầu tư bởi Đài Loan và Trung Quốc.


Con số người biểu tình theo phỏng đoán của nhiều nguồn tin khác nhau tại chỗ lên đến khoảng 9000-10000 người.

13h45 giờ ngày 13.5 tất cả các công ty Trung Quốc tại Bình Dương bị công nhân Việt đình công, biểu tình phản đối hành vi xâm lược, điển hình là tại các công ty New Prokin Việt Nam của TQ. Điểm nóng nhất xảy ra tại Tân Uyên - Thủ Dầu Một nơi có nhiều công ty TQ, giao thông bị tê liệt hoàn toàn và hàng ngàn công nhân Việt Nam xuống đường hô to khẩu hiệu đòi TQ cút khỏi lãnh hải VN.


16h45 vào giờ tăng ca, cả ngàn công nhân Bình Dương đã đội mưa diễu hành từ vòng xoay An Phú, thị xã Thuận An, dọc theo tuyến đường ĐT743 và đi qua các đường số 6, đường số 4, đại lộ Độc Lập là những con đường lớn trong Khu công nghiệp VSIP 1. Đoàn đã diễu hành trong ôn hòa với khẩu hiệu và lời hô "HS-TS-VN", "Phản đối TQ đặt giàn khoan trái phép..."







Trên tổng thể, những cuộc diễu hành và biểu tình được diễn ra bình thường, trong ôn hoà.

Tuy nhiên, với cuộc bùng nỗ nhiều nơi, hoàn toàn mang tính tự phát, với số lượng vượt lên đến gần 10000 người, một thiểu số công nhân đã không kiểm soát được sự tức giận đối với hành vi TQ xâm lược, cũng như những dồn nén nhiều năm bởi sự ngược đãi của các công ty đối với công nhân Việt Nam đã có hành động vượt ra sự kiềm chế kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.





Tình hình leo thang với công ty Giày Thông Dụng của TQ bị đốt và bùng cháy mạnh. Người dân và công nhân xung quanh khu vực nhà máy cho biết không thấy bóng dáng của xe cứu hoả tới đến.


Tại Sài Gòn, theo CTV Danlambao tại hiện trường, đến 12 giờ khuya tại ngã tư Bảy Hiền (Q. Tân Bình) vẫn còn khoảng 100 thanh niên đi xe máy với cờ đỏ sao vàng chạy về hướng Lạc Long Quân thỉnh thoảng cùng nhau hô to khẩu hiệu "Việt Nam muôn năm!". Cảnh sát giao thông, 113 chốt chặn tại các ngã tư và chạy theo đoàn người biểu tình và không ngăn chặn.



Ngay lúc 1 giờ sáng thứ Tư, 14.5, theo tin của CTV Danlambao, tại hai ngã tư dẫn đến LSQ Trung Quốc đều bị rào chặn và có CSGT đứng canh giữ.

Về phía nhà nước, sáng 13.5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khải lực lượng xuống "ổn định tình hình, tránh bạo động, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bởi Doanh nghiệp từ các hành vi tự phát của công nhân". Tuy nhiên thông tin của người dân tại chỗ cho biết đã không thấy sự có mặt của lực lượng công an, cũng như phía chính quyền thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cho đến khuya ngày 13.5 vẫn chưa có một công bố chính thức nào từ một lãnh đạo cao cấp nào của nhà nước.

Trước đó, hôm thứ 2 ngày 12 tháng 3, 2013 sau khi các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược bùng nổ tại Sài Gòn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ bà Hoa Xuân Oánh đã cảnh báo nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho công nhân và công ty Trung Quốc tại Việt Nam và tuyên bố giàn khoan Trung Quốc Haiyang Shiyu 981 "đang hoạt động trên lãnh thổ vốn thuộc của TQ từ thời cổ đại" và các công ty Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong vùng biển này từ mười năm trước.

Đình công chống Trung Quốc xâm lược, cộng với sự bùng phát vì sự ngược đãi đối với công nhân trong nhiều năm

Các video, hình ảnh cho thấy những người biểu tình mặc áo công nhân kéo xuống tràn ngập các ngả đường, tạo nên một khung cảnh huyên náo và hỗn độn. Lực lượng công an tỏ ra khá chậm chạp trong việc giữ gìn trật tự. Quốc lộ 13 kẹt cứng nhiều cây số.

Được biết, ngay trong sáng ngày 13/5, công nhân tại các nhà máy do Trung Quốc và Đài Loan đầu tư đã đột ngột đình công để phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Sau đó, đoàn biểu tình kéo sang các nhà máy khác kêu gọi công nhân cùng đình công, xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

Sự hưởng ứng của công nhân đã tạo hiệu ứng dây truyền lan sang các khu công nghiệp và nhà máy hiện đang trú đóng tại Bình Dương. Đến 12 giờ trưa, gần như tất cả các nhà máy có vốn đầu tư Trung Quốc đã phải đóng cửa.

Trước đó, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Bình Dương đã diễn ra vào tối ngày 12/5/2014 và được nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đăng tải.

Từ ôn hoà đến hỗn loạn không thể kiểm soát
Cuộc biểu tình ngày 13/5/2014 toàn mang tính tự phát, một thiểu số công nhân đã có hành động vượt ra sự kiềm chế khi kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Các công ty có vốn đầu tư của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã phải vội vàng treo cờ của quốc gia mình lên trước công ty để tránh bị vây hãm.

Chịu thiệt hại nặng nhất trong ngày 13/5 chủ yếu là các công ty Trung Quốc và Đài Loan. Một số người đã giựt cờ Trung Quốc mang đốt, xô ngã cổng, đập phá và tháo dỡ các bảng hiệu ghi tiếng Trung Quốc... Thậm chí, một số nhà máy không phải của TQ cũng bị tấn công.

Những vụ tấn công như trên đã gây nên tình trạng hết sức hỗn loạn và có chiều hướng gia tăng trên diện rộng. Lực lượng CA tỏ ra bất lực và không thể kiểm soát được tình hình.

Đến 15 giờ chiều cùng ngày, lực lượng cảnh sát cơ động được huy động tại một số khu vực, tuy nhiên công nhân vẫn tiếp tục tuần hành.

Cùng ngày, công nhân các khu công nghiệp như Linh Trung, Tân Tạo... và các nhà máy tại nhiều địa điểm tại Sài Gòn đã diễn ra những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Theo ghi nhận, cuộc biểu tình tại Sài Gòn diễn ra khá ôn hòa và chưa xảy ra điều gì đáng tiếc.

Cập nhật: Đến tận khuya ngày 13/5/2014, trật tự vẫn chưa được vãn hồi quanh các khu công nghiệp tại Bình Dương. Nhiều thanh niên tiếp tục mang xe tràn xuống đường, trong khi đó lực lượng CA gần như bất lực trước tình trạng hỗn loạn.

Đã xảy ra tình trạng cướp bóc, hôi của tại một số nơi. Tại khu vực huyện Thuận An xuất hiện ít nhất hai đám cháy chưa rõ nguyên nhân. Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, tuy nhiên có thể dự đoán thiệt hại đối với các doanh nghiệp bị tấn công hôm nay là rất lớn.

Ngoài các công ty Trung Quốc, rất nhiều các công ty của Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... và thậm chí các công ty Việt Nam cũng đã bị một nhóm người lạ kéo đến tấn công, đập phá. Nhiều tiếng súng vang lên giữa đêm xen lẫn tiếng nẹt bô xe máy, tiếng còi inh ỏi và những tiếng la ó khắp nơi.
Tình trạng hỗn loạn tiếp tục leo thang đến mức đáng lo ngoại. Toàn bộ cơ quan công quyền của Bình Dương hoàn tê liệt, công an đã không thể kiểm soát được tình hình.

Nhiều công nhân đã buộc phải rời khỏi Bình Dương ngay trong đêm để tránh những rủi ro không lường trước.

image
Dân Làm Báo
Preview by Yahoo

image
Preview by Yahoo



 

Danlambao - Ngày 13/5/2014, hàng vạn công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương đã đồng loạt đình công, xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lược. Do diễn biến quá bất ngờ, cuộc biểu tình lớn chưa từng có của công nhân đã khiến toàn bộ các khu công nghiệp và hệ thống an ninh Bình Dương bị tê liệt hoàn toàn.

Đến buổi trưa cùng ngày, cuộc tổng đình công và biểu tình đã lan rộng ra các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Sóng Thần, Việt Hương... và về đến Sài Gòn. Theo ghi nhận, đã xảy ra các cuộc tấn công nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Tóm tắt diễn biến:


Đêm 12.5.2014, một ngày sau khi các công dân yêu nước xuống đường phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, tại Bình Dương khoảng 5.000 công nhân Cty giày Thông Dung ngừng việc xuống đường biểu tình với khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược và mang giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động trên lãnh hải Việt Nam.

10h00 giờ ngày 13.5, hàng ngàn công nhân Cty King Makerrong tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đồng loạt đình công xuống đường phản đối Trung Quốc.

Ngay sau đó, cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam chống Trung cộng xâm lược lan toả nhanh chóng sang các Cty Shyang Hung Cheng, King Food Wear, KCN Việt Hương là các công ty đầu tư bởi Đài Loan và Trung Quốc.


Con số người biểu tình theo phỏng đoán của nhiều nguồn tin khác nhau tại chỗ lên đến khoảng 9000-10000 người.

13h45 giờ ngày 13.5 tất cả các công ty Trung Quốc tại Bình Dương bị công nhân Việt đình công, biểu tình phản đối hành vi xâm lược, điển hình là tại các công ty New Prokin Việt Nam của TQ. Điểm nóng nhất xảy ra tại Tân Uyên - Thủ Dầu Một nơi có nhiều công ty TQ, giao thông bị tê liệt hoàn toàn và hàng ngàn công nhân Việt Nam xuống đường hô to khẩu hiệu đòi TQ cút khỏi lãnh hải VN.


16h45 vào giờ tăng ca, cả ngàn công nhân Bình Dương đã đội mưa diễu hành từ vòng xoay An Phú, thị xã Thuận An, dọc theo tuyến đường ĐT743 và đi qua các đường số 6, đường số 4, đại lộ Độc Lập là những con đường lớn trong Khu công nghiệp VSIP 1. Đoàn đã diễu hành trong ôn hòa với khẩu hiệu và lời hô "HS-TS-VN", "Phản đối TQ đặt giàn khoan trái phép..."







Trên tổng thể, những cuộc diễu hành và biểu tình được diễn ra bình thường, trong ôn hoà.

Tuy nhiên, với cuộc bùng nỗ nhiều nơi, hoàn toàn mang tính tự phát, với số lượng vượt lên đến gần 10000 người, một thiểu số công nhân đã không kiểm soát được sự tức giận đối với hành vi TQ xâm lược, cũng như những dồn nén nhiều năm bởi sự ngược đãi của các công ty đối với công nhân Việt Nam đã có hành động vượt ra sự kiềm chế kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.





Tình hình leo thang với công ty Giày Thông Dụng của TQ bị đốt và bùng cháy mạnh. Người dân và công nhân xung quanh khu vực nhà máy cho biết không thấy bóng dáng của xe cứu hoả tới đến.


Tại Sài Gòn, theo CTV Danlambao tại hiện trường, đến 12 giờ khuya tại ngã tư Bảy Hiền (Q. Tân Bình) vẫn còn khoảng 100 thanh niên đi xe máy với cờ đỏ sao vàng chạy về hướng Lạc Long Quân thỉnh thoảng cùng nhau hô to khẩu hiệu "Việt Nam muôn năm!". Cảnh sát giao thông, 113 chốt chặn tại các ngã tư và chạy theo đoàn người biểu tình và không ngăn chặn.



Ngay lúc 1 giờ sáng thứ Tư, 14.5, theo tin của CTV Danlambao, tại hai ngã tư dẫn đến LSQ Trung Quốc đều bị rào chặn và có CSGT đứng canh giữ.

Về phía nhà nước, sáng 13.5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khải lực lượng xuống "ổn định tình hình, tránh bạo động, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bởi Doanh nghiệp từ các hành vi tự phát của công nhân". Tuy nhiên thông tin của người dân tại chỗ cho biết đã không thấy sự có mặt của lực lượng công an, cũng như phía chính quyền thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cho đến khuya ngày 13.5 vẫn chưa có một công bố chính thức nào từ một lãnh đạo cao cấp nào của nhà nước.

Trước đó, hôm thứ 2 ngày 12 tháng 3, 2013 sau khi các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược bùng nổ tại Sài Gòn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ bà Hoa Xuân Oánh đã cảnh báo nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho công nhân và công ty Trung Quốc tại Việt Nam và tuyên bố giàn khoan Trung Quốc Haiyang Shiyu 981 "đang hoạt động trên lãnh thổ vốn thuộc của TQ từ thời cổ đại" và các công ty Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong vùng biển này từ mười năm trước.

Đình công chống Trung Quốc xâm lược, cộng với sự bùng phát vì sự ngược đãi đối với công nhân trong nhiều năm

Các video, hình ảnh cho thấy những người biểu tình mặc áo công nhân kéo xuống tràn ngập các ngả đường, tạo nên một khung cảnh huyên náo và hỗn độn. Lực lượng công an tỏ ra khá chậm chạp trong việc giữ gìn trật tự. Quốc lộ 13 kẹt cứng nhiều cây số.

Được biết, ngay trong sáng ngày 13/5, công nhân tại các nhà máy do Trung Quốc và Đài Loan đầu tư đã đột ngột đình công để phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Sau đó, đoàn biểu tình kéo sang các nhà máy khác kêu gọi công nhân cùng đình công, xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

Sự hưởng ứng của công nhân đã tạo hiệu ứng dây truyền lan sang các khu công nghiệp và nhà máy hiện đang trú đóng tại Bình Dương. Đến 12 giờ trưa, gần như tất cả các nhà máy có vốn đầu tư Trung Quốc đã phải đóng cửa.

Trước đó, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Bình Dương đã diễn ra vào tối ngày 12/5/2014 và được nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đăng tải.

Từ ôn hoà đến hỗn loạn không thể kiểm soát
Cuộc biểu tình ngày 13/5/2014 toàn mang tính tự phát, một thiểu số công nhân đã có hành động vượt ra sự kiềm chế khi kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Các công ty có vốn đầu tư của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã phải vội vàng treo cờ của quốc gia mình lên trước công ty để tránh bị vây hãm.

Chịu thiệt hại nặng nhất trong ngày 13/5 chủ yếu là các công ty Trung Quốc và Đài Loan. Một số người đã giựt cờ Trung Quốc mang đốt, xô ngã cổng, đập phá và tháo dỡ các bảng hiệu ghi tiếng Trung Quốc... Thậm chí, một số nhà máy không phải của TQ cũng bị tấn công.

Những vụ tấn công như trên đã gây nên tình trạng hết sức hỗn loạn và có chiều hướng gia tăng trên diện rộng. Lực lượng CA tỏ ra bất lực và không thể kiểm soát được tình hình.

Đến 15 giờ chiều cùng ngày, lực lượng cảnh sát cơ động được huy động tại một số khu vực, tuy nhiên công nhân vẫn tiếp tục tuần hành.

Cùng ngày, công nhân các khu công nghiệp như Linh Trung, Tân Tạo... và các nhà máy tại nhiều địa điểm tại Sài Gòn đã diễn ra những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Theo ghi nhận, cuộc biểu tình tại Sài Gòn diễn ra khá ôn hòa và chưa xảy ra điều gì đáng tiếc.

Cập nhật: Đến tận khuya ngày 13/5/2014, trật tự vẫn chưa được vãn hồi quanh các khu công nghiệp tại Bình Dương. Nhiều thanh niên tiếp tục mang xe tràn xuống đường, trong khi đó lực lượng CA gần như bất lực trước tình trạng hỗn loạn.

Đã xảy ra tình trạng cướp bóc, hôi của tại một số nơi. Tại khu vực huyện Thuận An xuất hiện ít nhất hai đám cháy chưa rõ nguyên nhân. Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, tuy nhiên có thể dự đoán thiệt hại đối với các doanh nghiệp bị tấn công hôm nay là rất lớn.

Ngoài các công ty Trung Quốc, rất nhiều các công ty của Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... và thậm chí các công ty Việt Nam cũng đã bị một nhóm người lạ kéo đến tấn công, đập phá. Nhiều tiếng súng vang lên giữa đêm xen lẫn tiếng nẹt bô xe máy, tiếng còi inh ỏi và những tiếng la ó khắp nơi.
Tình trạng hỗn loạn tiếp tục leo thang đến mức đáng lo ngoại. Toàn bộ cơ quan công quyền của Bình Dương hoàn tê liệt, công an đã không thể kiểm soát được tình hình.

Nhiều công nhân đã buộc phải rời khỏi Bình Dương ngay trong đêm để tránh những rủi ro không lường trước.

image
Dân Làm Báo
Preview by Yahoo




__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List