Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, September 10, 2014

Cải cách ruộng đất (1949 -1956)


Bàn về triển lãm Cải cách ruộng đất ( đấu tố điạ chủ )
Cập nhật: 15:24 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014

Cải cách ruộng đất (1949 -1956) - HỒ CHÍ MINH - LAND REFORM VIETNAM

Đàn áp dã man nông dân Văn Giang, Hưng Yên để CƯỚP ĐẤT bởi Cộng sản


Ảnh giới thiệu Triển lãm "Cải cách ruộng đất 1946-1957" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội
Lần đầu tiên một triển lãm với đề tài nhạy cảm này được tổ chức tại Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vừa khai trương hôm 8/9 một triển lãm về cải cách ruộng đất, mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957".
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có triển lãm về sự kiện lịch sử gây tranh cãi này.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong cuộc phỏng vấn của BBC Việt Ngữ với Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ông Nguyễn Văn Cường cho biết mục đích của triển lãm là "để nhìn lại một chặng đường đã qua nhân 69 năm ngày nước Việt Nam giành độc lập, đồng thời kỷ niệm 60 năm cải cách ruộng đất."
Ông Nguyễn Văn Cường cho biết đây là triển lãm chính thức đầu tiên về chủ đề này nhằm giới thiệu cho người xem một sự kiện rất quan trong trong giai đoạn đó.
Ông Cường cũng nhắc tới cương lĩnh của Đảng khi đó là "người cày có ruộng" và nói rằng "cải cách ruộng đất là bước đi đầu tiên mang đến cho người dân tư liệu sản xuất và xóa bỏ chế độ phát canh thu tô, chế độ bóc lột giữa địa chủ và bần cố nông".
Sử gia Dương Trung Quốc, người đã tận mắt tới xem triển lãm, nói “việc thực hiện triển lãm với chủ đề này vào thời điểm này là một điều đáng ghi nhận”.
Nhìn cả hai mặt
“Việc nhìn nhận lại sự kiện ấy là hết sức cần thiết bởi vì nếu chúng ta nhìn được cả hai mặt, không phải không có mặt tích cực của nó, và nhất là nhìn cả vào những sai lầm,” ông Dương Trung Quốc nói.
Đây cũng là điều Bảo tàng cố gắng thực hiện khi tổ chức cuộc triển lãm này như Giám đốc Bảo tàng, ông Nguyễn Văn Cường nói: “Tại triển lãm này chúng tôi cũng muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.”
Khi được hỏi về con số người bị xử tử trong cải cách ruộng đất có được nêu ra tại triển lãm này hay không, ông Nguyễn Văn Cường cho rằng quan trọng nhất là thành tựu “người cày có ruộng”, còn những mất mát thì trong những sai lầm và bài học kinh nghiệm Đảng đã có đánh giá và sửa sai.
“Triển lãm có cả những văn bản mật của Trung ương khi chỉ đạo xuống trong việc chấn chỉnh công cuộc cải cách ruộng đất cũng như là việc khắc phục sai lầm khi một số cơ sở tiến hành những bước đi rất cực đoan và giáo điều,” ông Cường nói.
Đồng ruộng Việt Nam
"Người cày có ruộng" là cương lĩnh được áp dụng trong đợt cải cách ruộng đất ở Việt Nam

Tuy nhiên ông cũng nói thêm triển lãm lần này không nhấn mạnh vào khía cạnh đó.
Và đây cũng chính là điều ông Dương Trung Quốc cho rằng triển lãm “không phản ánh được một cách thật cần thiết”.
“Tôi nói thật cần thiết ở đây tức là nó tác động tích cực vào nhận thức của con người ngày hôm nay."
"Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nó không những làm dịu nỗi đau của những người chịu mất mát thiệt thòi, mà điều quan trọng hơn là nó giúp rút ra được bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay."
Sử gia Dương Trung Quốc
"Không phải chỉ vấn đề ca ngợi mà ngay cả nói những bài học sai lầm, những tổn thất to lớn tôi nghĩ cũng rất cần thiết. Nó giúp làm con người trưởng thành lên qua những sai lầm trong quá khứ, kể cả từ người lãnh đạo đến người dân”, ông Dương Trung Quốc lập luận.
Ông cho rằng 60 năm đã trôi qua và nếu vẫn tiếp tục theo nguyên lí rằng địa chủ thì gian ác và bóc lột còn nông dân thì là người tốt bụng và nông dân dành được ruộng đất là một thắng lợi to lớn thì theo ông tác động vào đời sống xã hội sẽ không được như mong muốn khi nhìn lại một vấn đề của quá khứ và thậm chí có thể sẽ tạo sự phản cảm ở giới trẻ.
“Nói ví dụ cái góc có ngôi nhà tồi tàn của người nông dân nghèo khổ thì bây giờ cũng không hiếm những ngôi nhà như thế ở vùng sâu vùng xa.
“Hay nhìn không gian của một gia đình địa chủ với sập gụ tủ chè thì bây giờ nó quá bình thường với đời sống xã hội rồi.
“Cho nên những cái đó nếu không được sự giảng giải bằng ngôn ngữ bảo tàng thì nhận thức của người xem, nhất là của giới trẻ sẽ không thấu đáo,” ông Dương Trung Quốc nói.
Chưa có tổng kết chính thức
Nhưng điều quan trọng, theo ông Dương Trung Quốc, là triển lãm được thực hiện trong bối cảnh “chưa có một tổng kết chính thức nào thì đương nhiên sẽ có hạn chế rất lớn” bất chấp nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng.
Ông nói thêm những hậu quả của cải cách ruộng đất cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết hết mà trường hợp bà Nguyễn Thị Năm làm một ví dụ.
“Một phụ nữ giàu có, có đất đai và sản nghiệp ở đô thị, triệt để ủng hộ cách mạng nhưng cuối cùng lại trở thành người phụ nữ đầu tiên bị mang ra đấu tố và bị giết chết.
“Mặc dù trong hồ sơ tôi cũng được đọc đề nghị của những nhà lãnh đạo cao cấp như ông Lê Đức Thọ, ông Võ Nguyên Giáp và những nhà lãnh đạo biết việc này cũng đề nghị cần sớm có giải tỏa cho gia đình.
“Nhưng cho đến bây giờ hầu như chỉ có một sửa đổi duy nhất: không gọi là địa chủ cường hào nữa mà chỉ gọi là địa chủ kháng chiến, chứ không hề có một chính sách nào để thể hiện rõ là cái sai thì phải sửa đến nơi đến chốn, nhất là liên quan đến tính mạng con người, liên quan đến niềm tin của một thế hệ,” sử gia Dương Trung Quốc nói.
"Bàn tới không phải là câu chuyện cũ, mà chính là câu chuyện thực tiễn xã hội hiện nay. Và cả tương lai nữa. Đấy là chưa nói đến tinh thần tự chủ... không áp đặt việc học hỏi các nước khác một cách cực đoan."
Sử gia Dương Trung Quốc

Ông Dương Trung Quốc cho biết với tư cách là một người làm sử, ông không chấp nhận cách giải quyết vấn đề theo kiểu “thôi, chuyện lịch sử nó phức tạp qúa, không bới ra làm gì nữa”.
Ông nói thêm, mặc dù ông đánh giá tốt việc nhắc lại sự kiện này nhưng còn nhắc lại như thế nó có hiệu ứng như thế nào thì bản thân ông thấy là “nó chưa thỏa đáng bởi lẽ chính lịch sử không chỉ cho chúng ta những bài học thành công.”
Theo ông cần phải bàn việc liệu “có cần thiết phải làm một cuộc phát động long trời lở đất như thế, dẫn đến những việc làm cực đoan như thế và để lại những hậu quả nặng nề như thế hay không?"
“Bàn tới không phải là câu chuyện cũ, mà chính là câu chuyện thực tiễn xã hội hiện nay. Và cả tương lai nữa, đấy là chưa nói đến tinh thần tự chủ, giải quyết vấn đề của nước mình trên cơ sở của nước mình, chứ không phải áp đặt việc học hỏi các nước khác một cách cực đoan.
“Quá nhiều tài liệu cho chúng ta biết Việt Nam phải tiến hành cái đó để đánh đổi lại sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà cả Liên Xô nữa."
Ông kết luận: “Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nó không những làm dịu nỗi đau của những người chịu mất mát thiệt thòi, mà điều quan trọng hơn là nó giúp rút ra được bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay.”





Luật đất đai: 'Sự khôn lỏi của đảng CSVN và nhà nước' ( giải phóng mặt bằng khỏi tay nhân dân ) 
Cập nhật: 10:23 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013

Luật đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu tán thành áp đảo

Sáng 29/11, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỷ lệ phiếu tán thành là 448 trong số 473 đại biểu tham gia, đạt gần 89,9%.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Điều 4 của luật mới quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này," báo trong nước đưa tin.
Luật mới cũng quy định định kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và không quy định tầm nhìn 20 năm.
Về vấn đề thu hồi đất, luật mới tiếp tục quy định nhà nước được phép thu hồi đất để "phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng" trong các trường hợp:
  • Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
  • Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
  • Thực hiện các dự án do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS và là một trong 72 nhân sỹ trí thức ký tên trong bản kiến nghị thay đổi hiến pháp được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.
BBC: Ông nhận xét gì về những khác biệt cơ bản giữa Luật đất đai sửa đổi mới được thông qua, so với luật cũ?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng nó không có tiến bộ gì so với cái cũ cả.
Nó có thể có một số câu từ làm cho việc thu hồi đất chặt chẽ hơn trước một chút và giảm bớt được sự tùy tiện của chính quyền địa phương khi họ thu hồi đất và đền bù thu hồi đất.
Đấy là ở tầm câu chữ chung của Luật đất đai sửa đổi lần này.
Còn cái vấn đề mà người ta bàn luận rất nhiều trong thời gian vừa qua thì thực sự được ngã ngũ từ hôm qua, khi Quốc hội thông qua hiến pháp với nội dung đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Hiến pháp thông qua ngày hôm qua còn hợp hiến hóa cho việc thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Những dự án cho xã hội kinh tế như thế trong luật đất đai trước kia là quy định vi hiến so với hiến pháp năm 1992.
Dù biết đó là quy định vi hiến, hôm qua, 29/11, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua một hiến pháp giúp hợp hiến hóa cho điều này.
'Nhà nước khôn lỏi'
"Khi họ bỏ phiếu thì họ không phải bỏ với tư cách cá nhân, mà là với tư cách là một phần của Đảng."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
BBC: Ông nghĩ thế nào về quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong bối cảnh ngày nay?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ đây là một sự sao chép hết sức mù quáng những sai trái của hiến Pháp Liên Xô những năm 80.
Khái niệm 'sở hữu toàn dân' là một khái niệm không đầy đủ.
Khái niệm 'toàn dân' là khái niệm dùng để đánh tráo một khái niệm chính xác hơn, lẽ ra phải gọi là 'sở hữu công', hoặc 'sở hữu nhà nước', có một chủ thể, một pháp nhân cụ thể, đó là chính phủ hay một UBND tỉnh nào đấy vì cơ quan đó có tư cách pháp nhân, là chủ sở hữu của một lô đất nào đó cụ thể. Có như thế mới gọi là chủ sở hữu.
Còn 'toàn dân' không thể là một khái niệm kinh tế cụ thể để thực thể đó có thể sở hữu gì cả.
Quan trọng nhất là chủ sở hữu phải tham gia vào quan hệ dân sự - mua bán chuyển nhượng quyền ở hữu của mình, và trong một số trường hợp là phải ra tòa nếu hai bên không thống nhất.
Một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức có tư cách pháp nhân, chính phủ, UBND tỉnh có thể bị kiện ra tòa. Thế nhưng toàn dân thì không ai vớ được cái ông toàn dân để đưa ra tòa.
Một đối tương mông lung như vậy, không phải là một đối tượng cụ thể nào cả mà bảo rằng nó là chủ sở hữu. Rồi nhà nước lại là đại diện để sử dụng quyền chủ sở hữu mà quản lý đất.
Thực sự là nhà nước rất khôn, trốn tránh trách nhiệm chủ sở hữu để không ai kiện được nhà nước về đất đai với tư cách là chủ sở hữu. Nhà nước lại đùn cho một ông vô hình dung gọi là 'ông toàn dân'.
Đó là một sự vô trách nhiệm của nhà nước, khôn lỏi của nhà nước, chỉ hưởng, chỉ có quyền mà không chịu trách nhiệm. Đó là một khái niệm mà không một từ xấu xa nào mô tả được.
Rất đáng tiếc đó là một khái niệm vay mượn của một chế độ mà sau khi vay mượn thì chỉ chưa đầy 10 năm sau, chế độ đó đã bị xóa sổ.
Thế mà sang thế kỷ 21, những người tự nhận là trí tuệ, đại diện của Việt Nam lại không chịu lắng nghe, để rồi nhắm mắt thông qua hiến pháp với luật quy định sở hữu toàn dân thì tôi không thể hiểu được.
Ông Nguyễn Quang A nói các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu với tư cách Đảng viên

'Bỏ phiếu với tư cách Đảng viên'
BBC: Nếu ông là đại biểu quốc hội có mặt trong phiên biểu quyết về Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi, ông sẽ lựa chọn như thế nào? Tán thành, không tán thành, hay không biểu quyết?
TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn là không tán thành chứ làm gì có chuyện không biểu quyết.
Tất nhiên là những người không biểu quyết thì cũng tỏ thái độ của người ta. Nhưng tôi nghĩ thái độ đấy vẫn còn là thái độ lừng khừng.
Theo những gì tôi nghe được từ một số người khi họ nói ở bên ngoài thì tôi biết được số không tán thành không phải là ít.
Nhưng vì người ta phải chịu kỷ luật rất khắt khe của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ là Đảng viên và khi Lãnh đạo Đảng đã bảo rằng Đảng đã quyết định, phải chấp hành thì họ cứ như cái máy mà ấn nút thôi.
Khi họ bỏ phiếu thì họ không phải bỏ với tư cách cá nhân, mà là với tư cách là một phần của Đảng.



Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
( ăn cướp thì phải trả lại )
Quốc Phương
BBC Việt ngữ
Cập nhật: 15:07 GMT - chủ nhật, 4 tháng 5, 2014

Xung đột đất đai ở Việt Nam
Nhà nước nên sửa luật và cho phép người dân được sở hữu ruộng đất, theo chuyên gia.

Nhà nước Việt Nam phải nắm vai trò trung gian hòa giải chứ không nên 'sa vào' xung đột đất đai trực tiếp với dân, đồng thời phải sửa luật và tránh cách hành xử 'bạo lực', theo một nhà nghiên cứu về nông thôn và nông dân từ trong nước.
Cần đưa ra một mô hình xử lý quan hệ mới trong đó, nhà nước làm trung gian giữa nông dân và các doanh nghiệp, tổ chức trong một tranh chấp, xung đột về đất đai, nếu có, chứ không nên trở thành một bên là đương sự trực tiếp trong xung đột với người dân, vẫn theo quan điểm của chuyên gia.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trao đổi với BBC hôm 04/5/2014 về một số vụ chính quyền cưỡng chế đất gần đây ở Việt Nam, trong đó có hai đợt cưỡng chế ruộng đất khá gần nhau ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội trong các ngày 22 và 25/4, Giáo sư Tô Duy Hợp, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học, nói:
"Lẽ ra nhà nước phải là người đứng trung gian để giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa một bên là doanh nghiệp được quyền thuê đất, họ phải bỏ tiền ra họ thuê, và bên kia là người dân, họ bị mất đất và họ phải đòi quyền lợi này khác"
GS. Tô Duy Hợp
"Dương Nội là tiếp tục các vụ trước, ví dụ như năm ngoái có vụ Ecopark, rồi ở Nam Định, vân vân, nó cũng cùng một nội dung và ở phía Nam cũng vậy,
"Cùng một nội dung tức là cưỡng chế và ở đây các mối quan hệ là của giữa ba nhà, là nhà nông - là người có đất và có quyền sử dụng đất, rồi nhà nước và nhà doanh nghiệp,
"Trong bộ ba này thì cách xử lý của nhà nước, nhà nông thiệt hại nhất, không ai bảo vệ nhà nông cả,
"Lẽ ra nhà nước phải là người đứng trung gian để giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa một bên là doanh nghiệp được quyền thuê đất, họ phải bỏ tiền ra họ thuê, và bên kia là người dân, họ bị mất đất và họ phải đòi quyền lợi này khác,
"Cho nên cái này nhà nước, đúng với chức năng của nhà nước, là phải đứng ra trung gian, để giải quyết, hòa giải, nếu có xung đột thì phải giải quyết,
"Thế nhưng đây không phải là nhà nước riêng, mà đây là những người đang điều hành những dự án cụ thể, thì (họ) lại không làm tốt cái này,
"Và thậm chí, trên truyền thông cũng không giấu được, không rõ thực hư thế nào, nhưng lại đóng vai quân đội, đóng vai cảnh sát để đàn áp, cái này như vậy cũng là không tốt rồi, nhà nước không làm đúng chức trách của mình rồi."
"Nhà nước có luật rồi, thì bây giờ phải làm đúng luật chứ, thế còn người dân, người ta bị bức xúc là vì có mỗi mảnh ruộng, bây giờ mất thì sống thế nào, rồi bao nhiêu tương lai của con cái thế nào, người dân người ta cũng có quyền."
'Sửa giá và sửa luật'
Xung đột đất đai ở Việt Nam
Nhà nước nên giữ vai trò trung gian hòa giải hơn là tham gia xung đột đất đai với dân.

Theo nhà nghiên cứu, nhà nước cũng chưa 'làm tròn' bổn phận và vai trò trong việc 'điều phối' trên thị trường, như vẫn được tuyên bố là Việt Nam vận hành một 'nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa', đặc biệt là về giá đất và giá cả đền bù.
"Nó có một câu chuyện rắc rối nhất mà tôi nghiên cứu nông thôn tôi thấy được đó là cái giá. Cái giá cả đền bù thứ nhất là chênh lệch quá đáng giữa các vùng. Thứ hai nữa là nó thay đổi luôn, mà thường là bất lợi về phía người dân,
"Cái này cũng trở lại câu chuyện thị trường mà có sự quản lý của nhà nước, nhà nước phải can thiệp để làm sao bảo vệ lợi ích cho cả hai: doanh nghiệp và người dân, tại sao lại làm lợi cho doanh nghiệp, thì không, thì rất khó thuyết phục."
Trước câu hỏi làm thế nào nhà nước, chính quyền có thể đảm lãnh vai trò 'trung gian' và 'hòa giải' trong trường hợp chính chính quyền tự quy định có quyền trưng thu, trưng mua, thậm chí lấy lại đất đai, ruộng vườn v.v... mà người dân đã đang sử dụng, khai thác, sinh sống trên đó, Giáo sư Hợp nêu quan điểm:
"Đây là vấn đề chế độ đất đai của Việt Nam, luật ruộng đất đã bàn và sửa đi, sửa lại rất nhiều, hiện nay vẫn cứ chốt là ruộng đất là quyền sở hữu toàn dân, thực ra là sở hữu nhà nước, tức là do nhà nước toàn quyền,
"Cho nên việc hiện nay nhà nước lấy đất, nó thuộc vào trong luật rồi, kể cả trong Hiến pháp, nên cái khó là vậy, và người dân chống lại tức là chống luật, chính cái này đưa vào câu chuyện rất khó cho người dân, cho nên người dân nào quá khích lại là vi phạm luật,
"Ruộng đất tư là quyền, các nước đều thế cả, lịch sử Việt Nam cũng đã từng có như thế, làm sao bây giờ lại công hữu hóa hết, làm cho người nông dân mất hết, và người nông dân rất khó..."
GS Tô Duy Hợp
"Cho nên vấn đề cái cốt lõi, hướng nghiên cứu lâu dài, là phải tiếp tục thay đổi luật, kể cả những quy định về sở hữu ruộng đất,
"Quan điểm của tôi là bất cứ nhà nước nào tiến bộ là cũng phải chia ra những phần đất: đất thuộc về an ninh quốc gia, rồi phần đất để dự trữ, phần đất gọi là đất công và còn lại là đất tư,
"Ruộng đất tư là quyền, các nước đều thế cả, lịch sử Việt Nam cũng đã từng có như thế, làm sao bây giờ lại công hữu hóa hết, làm cho người nông dân mất hết, và người nông dân rất khó...
"Nông dân gần đây là tiên phong trong công cuộc đổi mới, nhưng bây giờ nông dân lại thiệt hại nhất."
Để chất dứt bạo hành
Xung đột đất đai ở Việt Nam
Lạm dụng bạo lực trong cưỡng chế đất đai ở các địa phương đang gây lo ngại trong dư luận.

Trước câu hỏi cần làm gì để giảm thiểu và đi tới chấm dứt khuynh hướng 'bạo hành hóa' trong xử lý quan hệ xung đột giữa chính quyền và dân trong lĩnh vực đất đai, ruộng đất, trong các vụ cưỡng chế đất, kể cả giữa doanh nghiệp, tổ chức với dân v.v..., nhà nghiên cứu nói:
"Ở Việt Nam, nhà nước theo công thức 'của dân, do dân, vì dân', cho nên nhà nước phải lấy cái đó làm tối cao, thời kỳ Chính phủ của cụ Hồ Chí Minh, cụ làm được cái đấy,
"Những xung đột giữa nhà nước và dân, rồi xung đột giữa doanh nghiệp với dân, kể cả doanh nghiệp nước ngoài v.v..., thì nhà nước phải vì dân, mà ở đây nghĩa là vì nông dân, cho nên, nếu thực hiện nguyên tắc đó nghiêm chỉnh, tôi nghĩ có thể tìm được giải pháp,
"Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ không từ một thủ đoạn gì, một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt được mục đích, ở đây nó có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn không chính đáng, với lại những quan chức thối nát của chính quyền"
GS. Mạc Văn Trang
"Và kiềm chế được bớt bạo loạn, cũng như kiềm chế và giải tỏa được bớt những lạm dụng dự án để làm hại nông dân, chỗ này, từng dự án cụ thể, phải có những giải pháp cụ thể, không thể có công thức chung cho tất cả các dự án được."
Hôm Chủ Nhật, bình luận với BBC về nguyên nhân của căng thẳng xung đột ruộng đất và bạo hành trong các vụ cưỡng chế đất đai được cho là một khuynh hướng phổ biến và không ngừng nóng lên gần đây, một nhà tâm lý học và nghiên cứu xã hội từ Hà Nội, Giáo sư Mạc Văn Trang, nói với BBC:
"Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ không từ một thủ đoạn gì, một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt được mục đích, ở đây nó có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn không chính đáng, với lại những quan chức thối nát của chính quyền,
"Và hai lực lượng đó câu kết với nhau, họ vừa ra lệnh, vừa đưa tiền, để cho các lực lượng công an, rồi các lực lượng dân phòng, rồi các lực lượng khác mà công an huy động, thì tính chất của nó như là xã hội đen vậy."
'Giải pháp kiềng ba chân'
Theo Giáo sư Trang, từng làm việc nhiều năm tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, vấn đề câu kết của các 'nhóm lợi ích' đang tạo ra một tình thế rất khó xử lý và tìm lời giải. Ông nói:
Xung đột đất đai ở Việt Nam
Cho phép các hội đoàn dân sự bảo vệ quyền lợi của dân là một giải pháp, theo chuyên gia.

"Tôi thấy rất khó, vì ở trung ương, các ông lãnh đạo cấp cao luôn luôn nói đến dân chủ, đến dân, rồi đến nhân quyền, rồi phải thể hiện cán bộ là đầy tớ của dân, nhưng mà nói trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế bản thân các ông cũng không kiểm soát được ở địa phương người ta làm gì,
"Và thứ hai, chính quyền địa phương liên kết với nhau trở thành một thế lực, người ta gọi là nhóm lợi ích, tìm cách bênh che cho nhau, tìm cách để cho cấp trên không thể làm gì được."
Trước câu hỏi cần làm gì để giải quyết triệt để các cuộc xung đột đất đai, mà trong đó lợi ích nhà nước được hài hòa, trong khi vẫn bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của người dân, Giáo sư Trang nói:
"Trong xã hội muốn phát triển lành mạnh, bền vững, thì nó phải cân bằng giữa nhà nước với thị trường và xã hội dân sự, ...nếu để cho chính quyền với thị trường cứ tự tung tự tác với nhau, mà không có hệ thống các hội đoàn, rồi các lực lượng khác để giám sát và bênh vực người dân, thì nó rất khó"
GS. Mạc Văn Trang
"Như vừa rồi, ông Trương Đình Tuyển (cựu Bộ trưởng Thương mại) cũng đã nói, trong xã hội muốn phát triển lành mạnh, bền vững, thì nó phải cân bằng giữa nhà nước với thị trường và xã hội dân sự,
"Thực ra, mỗi cái đều có những mặt tích cực và những mặt hạn chế, tiêu cực, nếu để cho chính quyền với thị trường cứ tự tung tự tác với nhau, mà không có hệ thống các hội đoàn, rồi các lực lượng khác để giám sát và bênh vực người dân, thì nó rất khó,
"Cho nên bây giờ đang hy vọng, ông Trương Đình Tuyển vừa rồi đã nói công khai và rất nhiều người, rồi những Đảng viên nữa, rất nhiều người hưởng ứng,
"Tức là đã đến lúc phải xây dựng một bộ ba như là kiềng ba chân, để cho xã hội phát triển lành mạnh, tức là nhà nước, thị trường và xã hội dân sự," nhà nghiên cứu nói với BBC.



'Chính quyền dùng đầu gấu ở Dương Nội'?
( đảng cộng sản Việt Nam chính là đầu gấu )
Cập nhật: 15:46 GMT - thứ bảy, 26 tháng 4, 2014

Người dân Dương Nội khiếu nại
Người dân Dương Nội đòi 'thả người' trong vụ cưỡng chế 26/4 tại Thanh tra Bộ Công An.

Chính quyền Hà Nội sử dụng 'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong một vụ cưỡng chế đất đai có huy động lực lượng tới 'một nghìn người' từ phía chính quyền tại một phường trên địa bàn thủ đô, hôm 25/4/2014, theo lời nhân chứng.
Các nhóm 'đầu gấu' tham gia cưỡng chế đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông đã 'bắt trói, khiêng người quăng lên xe cảnh sát' trong cuộc cưỡng chế và giải tán những người dân khiếu kiện dài ngày và giữ đất, theo ông Nguyễn Đức Quang, nhân chứng và dân oan ở 'Dương Nội'.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trả lời BBC hôm 26/4, ông Quang nói:
"Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi,
"Bây giờ chính quyền toàn bảo kê cho xã hội đen nó vào, còn lệnh bây giờ nó vẫn viết lệnh cưỡng chế ấy, thì dân chỉ biết chắp tay... xin bớt lại (đất) để cho dân làm ăn, nhưng cuối cùng chắp tay lại, các ông chẳng tha,
"Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi"
Ông Nguyễn Đức Quang, nhân chứng
"Ông cứ cho xã hội đen, đầu gấu vào, công an chỉ đạo để đuổi dân ra, để nó quây lại thôi."
Trước câu hỏi làm sao biết được ai là 'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong vụ việc được cáo buộc, nhân chứng 57 tuổi nói:
"Xã hội đen là nó cứ nhặt linh tinh ở ngoài, không phải là công an, thì nó tránh tội được, công an chỉ chỉ đạo thôi... bây giờ người ta đứng đằng sau xua lũ ấy vào đằng trước, rồi bảo kê cho chúng nó. Bây giờ đều là cảnh như thế."
Ông Quang giải thích thêm về nguồn gốc của những người mà ông gọi là 'xã hội đen' mà theo cáo buộc đã tham gia vào vụ cưỡng chế đất:
"Xã hội (đen) là người ta cứ ra những cái chợ người, nói nôm na là như thế, những người dân lao động lang thang rồi cổ hươu, đầu hươu, đầu tạ, đầu trộm đuôi cướp, người ta gọi nôm na là như thế."
'Xã hội đen và Công an'
Về diễn biến vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu, nhân chứng cho biết chi tiết:
"Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người,
"Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi."
Nhân chứng khẳng định những người tiến hành 'bắt trói' và 'vứt người lên xe' là các đối tượng 'xã hội đen' và các xe thùng là 'xe của cảnh sát.'
Theo nhân chứng, vụ cưỡng chế diễn ra từ lúc đầu giờ sáng và kết thúc với việc 5 người dân địa phương trong nhóm khiếu nại và giữ đất bị bắt giữ.
Vụ cưỡng chế đất ở Dương Nội hôm 26/4
Cảnh bên cưỡng chế phong tỏa đường xá ở Dương Nội hôm 26/4 theo truyền thông mạng.

Nhân chứng Quang nói tiếp: "Sáng từ lúc 8h30, nó đổ quân xuống, cho đến tối hôm qua nó giải quyết, nó bưng rào tôn kín hết, và người thì bắt đi mất năm người."
Hôm thứ Bảy, một người dân khiếu nại đất đai khác ở Dương Nội, bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định với BBC trong số người bị bắt ở vụ cưỡng chế có bà Cấn Thị Thêu, người đứng đầu một trong hai nhóm dân oan khiếu kiện đất đai lâu nay ở Dương Nội.
Bà Tâm cũng cho hay chỉ ba ngày trước cuộc cưỡng chế, đã xảy ra một vụ cưỡng chế khác vào hôm 22/4 cũng tại Dương Nội.
Nhân chứng này nói: "Cái buổi hôm 22, chính quyền tổ chức cưỡng chế khu đất để làm đất kinh doanh dịch vụ giao cho những hộ đã nhân tiền bồi thường, nhưng đoàn chúng tôi là đoàn Dương Thị Khuê, cùng 30 hộ dân, chúng tôi có bốn nhà vướng vào vụ cưỡng chế."
Hôm 26/4, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của dân oan, nói với BBC hai vụ cưỡng chế hôm thứ Ba và thứ Sáu vẫn xảy ra, mặc dù trước đó đã có một cuộc làm việc ở cấp Phó thủ tướng về vụ khiếu kiện đất đai kéo dài ở Dương Nội.
Còn bà Tâm nói với BBC:
"Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi"
Bà Nguyễn Thị Tâm, nhân chứng
"Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi,
"Nhưng chúng tôi đã khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ và chính Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thừa nhận là chúng tôi khiếu nại đúng và Quận Hà Đông sai."
'Dân vẫn sở hữu đất'
Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà cho rằng chính quyền địa phương, mà cụ thể là quận và phường đã có thể 'tranh thủ' tiến hành các vụ cưỡng chế để đưa các sự việc vào thế có thể được coi là sự đã rồi, trước khi các chỉ đạo mới của chính phủ có thể đi vào hiệu lực ở Dương Nội.
Vụ cưỡng chế đất ở Dương Nội
Chính quyền đưa xe san ủi đất vào khu ruộng được rào, sau vụ cưỡng chế hôm 26/4.

Nhà hoạt động khẳng định với BBC một số người dân khiếu kiện vẫn còn 'sở hữu' các mảnh đất mà chính quyền quận Hà Đông định chuyển giao cho các doanh nghiệp và các dự án.
Bà Hiền Đức giải thích lý do các vụ cưỡng chế và căng thẳng giữa người dân và chính quyền:
"Vì người dân Dương Nội không nhận tiền đền bù, và đã thường xuyên từng đoàn người mặc áo đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ đến Mặt trận Tổ quốc, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v... giăng khẩu hiệu lên, đấu tranh đòi quyền lợi...
"Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta."
"Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta"
Bà Lê Hiền Đức, nhà hoạt động xã hội
Hôm 26/4, BBC đã liên lạc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu về diễn biến và nguyên nhân các cưỡng chế đất gần nhất, nhưng ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã từ chối trả lời phóng viên qua điện thoại viễn liên.
Trong khi đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh người dân Dương Nội tập trung trụ sở cơ quan Thanh tra Bộ Công an để đề nghị 'trả người' bị bắt sau vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu.
Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu về nông thôn ở Việt Nam được BBC vấn ý cho hay vấn đề cưỡng chế đất và tranh chấp, xung đột đất đai giữa chính quyền địa phương với nông dân đã đang là 'một vấn đề nóng' ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu 'xứng tầm' về chủ đề này do việc điều tra, khảo sát có thể 'động chạm' tới chính quyền ở 'cấp cao' và trở thành một vấn đề 'nhạy cảm, tế nhị' đối với các dự án và đề tài nghiên cứu, dù tiến hành bởi chính các cơ quan nghiên cứu ở khu vực nhà nước.



Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện



Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

Linh Nguyên


               Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát  ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý

Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:

Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ


Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
 Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
 Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường



CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'



Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*

Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)



Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?



Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-


Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List