Những Bất Thường Quanh Một Văn Kiện Của Ông Nguyễn Tấn Dũng
Lý Thái Hùng
Ngày 4/9 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một văn kiện quy định rằng các tài liệu hay dữ kiện của Ban kinh tế trung ương đảng CSVN là bí mật nhà nước ở hai mức độ tuyệt mật và tối mật.
Những dữ liệu như báo cáo, đề xuất, tham mưu của Ban kinh tế trung ương cho trung ương đảng, bộ chính trị, ban bí thư, hay những dự trữ ngân sách, thu chi của đảng được đánh giá là bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật.
Những nội dung làm việc của Ban kinh tế trung ương với bộ chính trị, ban bí thư và các cơ quan nhà nước, chính phủ, hay những tin, tài liệu liên quan đến việc thẩm định các đề án kinh tế - xã hội mà bộ chính trị chưa công bố được đánh giá là bí mật nhà nước thuộc tối mật.
Nếu thực sự Việt Nam là một xã hội dân chủ, tôn trọng quyền con nguời như Hiến pháp 2013 quy định, thì các hoạch định kinh tế, các chính sách nhà nước để đem lại lợi ích chung cho toàn dân phải được công khai hóa và để cho toàn dân, kể cả truyền thông và phe đối lập, tìm hiểu, loan tải, phê bình, góp ý, chứ không thể nào là những điều tối mật hay tuyệt mật.
Trước hết, các dữ kiện và những thống kê kinh tế - xã hội mà ban kinh tế trung ương dựa vào để thẩm định và vạch ra những chính sách tham mưu có đáng tin hay không? Có lẽ vì sợ người ta vạch ra những cái sai, cái ngu của các nhà kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa nên quy định tối mật để không bị chê cười, thậm chí bị rủa xả, và có thể tiếp tục nói hươu, nói vượn như nhiều thập niên qua.
Kế đến, các tài liệu của ban kinh tế trung ương chỉ cần đóng dấu tuyệt mật hay tối mật thì tự động nó trở thành những tài liệu bí mật quốc gia giống như đã từng quy định về các tài liệu khác liên quan đến quốc phòng, tình báo, đối ngoại... thì cần gì phải ra một văn kiện riêng cho ban kinh tế trung ương. Phải chăng vì kinh tế không có hiệu quả, kế hoạch không tưởng nên phải giấu kín chăng?
Sau cùng, có thể nhiều tài liệu của ban kinh tế trung ương gửi bộ chính trị, ban bí thư trong thời gian đã không có cánh mà bay mất trong tình trạng kèn cựa, đấu đá giữa các phe nhóm hiện nay?
Nói tóm lại, văn kiện 49/2014/QĐ-TTg do ông Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 4/9/2014 biểu hiện sự bất thường của một máy đảng trên thượng tầng lãnh đạo CSVN.
LTH
Ngày 4/9 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một văn kiện quy định rằng các tài liệu hay dữ kiện của Ban kinh tế trung ương đảng CSVN là bí mật nhà nước ở hai mức độ tuyệt mật và tối mật.
Những dữ liệu như báo cáo, đề xuất, tham mưu của Ban kinh tế trung ương cho trung ương đảng, bộ chính trị, ban bí thư, hay những dự trữ ngân sách, thu chi của đảng được đánh giá là bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật.
Những nội dung làm việc của Ban kinh tế trung ương với bộ chính trị, ban bí thư và các cơ quan nhà nước, chính phủ, hay những tin, tài liệu liên quan đến việc thẩm định các đề án kinh tế - xã hội mà bộ chính trị chưa công bố được đánh giá là bí mật nhà nước thuộc tối mật.
Nếu thực sự Việt Nam là một xã hội dân chủ, tôn trọng quyền con nguời như Hiến pháp 2013 quy định, thì các hoạch định kinh tế, các chính sách nhà nước để đem lại lợi ích chung cho toàn dân phải được công khai hóa và để cho toàn dân, kể cả truyền thông và phe đối lập, tìm hiểu, loan tải, phê bình, góp ý, chứ không thể nào là những điều tối mật hay tuyệt mật.
Trước hết, các dữ kiện và những thống kê kinh tế - xã hội mà ban kinh tế trung ương dựa vào để thẩm định và vạch ra những chính sách tham mưu có đáng tin hay không? Có lẽ vì sợ người ta vạch ra những cái sai, cái ngu của các nhà kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa nên quy định tối mật để không bị chê cười, thậm chí bị rủa xả, và có thể tiếp tục nói hươu, nói vượn như nhiều thập niên qua.
Kế đến, các tài liệu của ban kinh tế trung ương chỉ cần đóng dấu tuyệt mật hay tối mật thì tự động nó trở thành những tài liệu bí mật quốc gia giống như đã từng quy định về các tài liệu khác liên quan đến quốc phòng, tình báo, đối ngoại... thì cần gì phải ra một văn kiện riêng cho ban kinh tế trung ương. Phải chăng vì kinh tế không có hiệu quả, kế hoạch không tưởng nên phải giấu kín chăng?
Sau cùng, có thể nhiều tài liệu của ban kinh tế trung ương gửi bộ chính trị, ban bí thư trong thời gian đã không có cánh mà bay mất trong tình trạng kèn cựa, đấu đá giữa các phe nhóm hiện nay?
Nói tóm lại, văn kiện 49/2014/QĐ-TTg do ông Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 4/9/2014 biểu hiện sự bất thường của một máy đảng trên thượng tầng lãnh đạo CSVN.
LTH
Nguồn: FB LyThaiHung
Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp
Nguyễn Trọng Vĩnh
|
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
|
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dươg 981 vào thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế của chúng ta, nhân dân ta phẫn nộ đấu tranh quyết liệt, báo chí
dư luận thế giới phê phán như tát nước vào mặt Trung Quốc, tiếc rằng lãnh đạo
Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội kiện Trung Quốc. Rát mặt quá, giới cầm quyền Trung
Quốc tạm rút giàn khoan đi nơi khác để tình hình lắng dịu xuống. Nhưng âm mưu
của Trung Quốc đối với Biển Đông không thay đổi, họ vẫn dựa vào cái “lưỡi bò”
phi lý, phi pháp của họ để tuyên bố chủ quyền biển, đảo của họ trong đó và họ
vẫn từng bước lặng lẽ tiếp tục hành động...
Trung Quốc là kẻ cướp đất, cướp biển, Việt Nam là nạn nhân, Trung Quốc là kẻ mạnh, đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đi cầu hòa là ở thế yếu. Thông thường thì trong đàm
phán, kẻ mạnh thường áp đặt điều kiện cho kẻ yếu. Ví dụ như trong đàm phán về lập lại quan hệ bình thường ở Thành Đô, do Việt Nam ở thế yếu nên sau khi đoàn về, phía lãnh đạo ta không còn đả động gì đến cuộc xâm lược của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới của ta năm 1979, đến cuộc đánh chiếm điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Không truy tặng liệt sĩ cho bộ đội chiến đấu hy sinh năm ấy và 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh năm 1988 ở Gacma. Không ai chăm sóc mồ mả và hương khói cho các liệt sĩ, sau đó là Bộ Trưởng Ngoại giao đầy tài năng Nguyễn Cơ Thạch đã sớm biết rõ dã tâm của Trung Quốc, mất chức.
Đối với “đặc phái viên” Lê Hồng Anh, phía Trung Quốc có nêu điều kiện gì không thì không biết. Trong hội đàm với Lưu Vân Sơn, đặc phái viên Lê Hồng Anh cầm giấy đọc, nội dung những gì thì không được biết. Sau đó Lưu Vân Sơn phát biểu, khi hội kiến TBT Tập Cận Bình thì Tập Cận Bình cũng phát biểu.
Qua báo chí công khai của cả ở Việt Nam và Trung Quốc, tổng hợp lại phát biểu của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc cơ bản không có gì mới, chủ yếu vẫn là những câu phỉnh phờ, mê hoặc, “ăn người’ lâu nay họ từng nói, nào là: Trung Quốc rất tôn trọng Việt Nam, là hai nước láng giềng không tránh khỏi “va chạm” (!), vấn đề chính là xử lý như thế nào..., mâu thuẫn ở Nam Hải (Biển Đông) song phương đàm phán tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được, hợp tác cùng khai thác, cùng là Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng có mục đích xây dựng Chủ nghĩa xã hội, cần thường xuyên giao lưu trao đổi ý kiến, lấy đại cục quan hệ Trung - Việt làm trọng, giữ gìn truyền thống hữu nghị giữa hai nước, kiên trì phương châm 16 chữ và 4 tốt, hai bên quan tâm định hướng dư luận nhân dân hai nước...
Thử phân tích xem những nhà lãnh đạo Trung Quốc nói như trên có thật không và có ý gì?
-Trung Quốc rất tôn trọng Việt Nam: Có thật vậy không? Vài năm trước báo chí Trung Quốc không ngớt thóa mạ và đe dọa Việt Nam, nào là Việt Nam là lang sói, là quân ăn cháo đá bát, phải dạy cho Việt Nam bài học thứ hai, gần đây trong chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì, báo Trung Quốc còn đăng câu: “Hãy đưa đứa con hoang đãng trở về” (ám chỉ Việt Nam). Lần này họ nói với Việt Nam như thế để buộc chặt Việt Nam vào cỗ xe của họ. Đừng gần gũi quá với họ.
- Hai nước láng giềng có “va chạm” nhau là điều không tránh khỏi, quan trọng là xử lý thế nào... Trung Quốc lấn, cướp của Việt Nam chứ đâu phải là va chạm, họ muốn ta không đấu tranh, không làm ồn ào, các mâu thuẫn họ gây ra ở Biển Đông, họ muốn ta đàm phán “song phương” để dễ bắt nạt, đồng thời chia rẽ ta với các nước Đông Nam Á.
- Hợp tác cùng khai thác: Trước đây Đặng Tiểu Bình đã từng nêu “Chủ quyền về ta” (Trung Quốc), gác tranh chấp cùng khai thác”. Nay họ tạm giấu đi mấy chữ “chủ quyền về ta” để dỗ ta cho khai thác trong phạm vi thuộc chủ quyền của ta.
-Gìn giữ truyền thống hữu nghị giữa hai nước: Làm gì có truyền thống hữu nghị mà giữ gìn? Ai cũng biết từ các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến thời Đặng Tiểu Bình đều đem quân xâm chiếm nước ta, giết hại nhân dân ta, Đặng còn cướp Hoàng Sa của ta, lấn thác, lấn đất biên giới, lấn Vịnh Bắc Bộ của ta. Ngay trong hai cuộc kháng chiến, Trung Quốc có giúp ta nhưng cũng có lợi ích của họ đồng thời cũng nhằm thu phục ta vào vòng tay của họ. Khi ta thắng lợi, họ lại phản bội ta. Giữa Trung Quốc và Việt Nam chỉ có xâm lược và chống xâm lược mới là truyền thống.
- Hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đều có chung mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm: Từ khi Đặng Tiểu Bình phát biểu: “Mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì thực tế Trung Quốc đã từ bỏ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, rẽ theo con đường khác rồi, nên ba thập niên qua, họ đã tiến những bước khổng lồ. Họ vẫn nêu “xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc nhưng họ đương thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình để trở thành một thứ Đế chế hùng cường. Còn Việt Nam thì đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mây. Họ cứ nói bừa cùng chung mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội để buộc ta với họ, không ngả về Mỹ.
- Kiên trì phương châm “16 chữ, 4 tốt”, định hướng dư luận nhân dân: Từ khi nêu ra chiêu ấy, chỉ có lãnh đạo Việt Nam thực hiện, Trung Quốc có thực hiện đâu? Toàn làm ngược lại, còn yêu cầu Việt Nam tuyên truyền cho thứ “hữu nghị giả dối” ấy, ngăn chặn tuyên truyền và biểu tình chống Trung Quốc.
Đoạn trình bày trên đây cho thấy giới cầm quyền Trung Quốc có tài lừa phỉnh, có tài đổi trắng thay đen, đem 60 vạn quân xâm lược nước ta, lại nói là “phản kích tự vệ”, đánh cướp đảo của Việt Nam lại nói là “thu hồi”, đưa hàng trăm tàu có cả tàu chiến, đâm hỏng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta lại nói là “tàu Việt Nam khiêu khích”. Giới cầm quyền Trung Quốc, chuyên nói một đàng làm một nẻo, mồm nói “hữu nghị”, nhưng đương chuẩn bị căn cứ để “đánh chiếm đảo”, cụ thể là: Gần đây máy bay do thám của nước ngoài cho biết trên bãi đá Gacma không người ở trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đánh chiếm của chúng ta năm 1988, Trung Quốc đương đổ cát đá để xây dựng Gacma và các bãi đá xung quanh thành các đảo nhân tạo nhằm khẳng định chủ quyền của họ đồng thời sẽ xây dựng thành căn cứ chiến đấu có đường cho máy bay cất, hạ cánh. Sự kiện nguy hiểm này lẽ nào lãnh đạo và Bộ Quốc phòng Việt Nam lại không biết. Bộ máy truyền thông không đả động, lãnh đạo vẫn im lặng.
Nếu giới cầm quyền nước ta không sớm tố cáo, đấu tranh, lại bưng bít thông tin, không để cho nhân dân đấu tranh... để đến khi căn cứ quân sự của Trung Quốc hoàn thành sẽ trở thành sự uy hiếp nặng nề đối với quần đảo Trường Sa của chúng ta. Không hành động, không chuẩn bị là có tội với Tổ quốc./.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.