Tự phơi bày tội ác
CCRĐ
Bùi Quang Minh
Tự triển lãm ảnh Cuộc
cải cách ruộng đất tại miền bắc 1949-1956
Cải cách ruộng đất tại
miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các
thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp,
chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ,
Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng
đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố
nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ.
Tổng cộng có 6 đợt lớn
cải cách ruộng đất.
Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến
dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ
giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm
soát. Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc
chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản, những thành viên trong tòa án nhân
dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ sai đối với người bị tố giác.
Đã xuất
hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng
đất trong công tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên
đấu tố bản thân. Số người bị quy oan, bị xử lý sai chiếm tỷ lệ rất cao. Ước
tính đã có 15.000 người bị xử tư.
Theo bài diễn văn luật
sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng
Mười 1956, cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà
chết 10 người oan còn hơn để sót một địch"; phương châm này đi ngược lại
với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót
còn hơn một người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm
phạm là:
- Không xử phạt các tội
đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra.
- Trách nhiệm của phạm
nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình.
- Muốn kết án một người
phải có bằng chứng xác đáng.
- Thủ tục điều tra, xét
xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa.
Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước
tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình.
Các nguyên nhân sai lầm
được cho là: quan điểm ta-địch, thù-bạn của chính quyền đương nhiệm rất mơ hồ;
chính quyền bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý; bất chấp ý kiến
của giới chuyên môn.
Sai lầm kiểu như vậy vẫn
còn bóng dáng cho đến ngày nay!
Ông Hồ Chí Minh nói với
ông Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng TƯ: "Mình đã nói là để cho mình đánh xong
giặc Pháp rồi thì muốn làm gì hãy làm, nhưng họ không nghe, cứ ép mãi, thành ra
bây giờ hỏng hết cả".
- Nếu ta được toàn quyền
làm theo ý ta thì ruộng đất vẫn về tay nông dân mà mọi sự sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Nhưng ta làm sao dám bất tuân họ, súng đạn phải xin, lương thực phải xin, tiếng
nói trên diễn đàn quốc tế vẫn phải nhờ cậy lúc này lúc khác. Vì cái lớn mà phải
chịu nhẫn nhịn những cái nhỏ. Cũng là may, trong những năm đánh Mỹ ở cơ quan
chiến lược không có ông cố vấn Tàu hay Nga nào, có thì rách việc lắm. (Nghĩ
muộn, Nguyễn Khải)
Tòa
án nhân nhân đặc biệt
Địa chủ bị nông dân đấu
tố:
"đấu tranh với địa
chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập. Chưa có ai xuất hiện để mà
đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay thế. Bà con và nhất là các phụ nữ. Giơ
tay xỉa xói vào cái cột nhà: ‘Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã
đánh đập tao thật tàn bạo, tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà mày cho tao ăn đói
ăn khát…’. Tất cả phải được nhuần nhuyễn,...
Lấy lại ruộng đất để
chia cho những người cầy, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và
chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng. Lấy lại ruộng
đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện
cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của Đảng
chuyên chính được thiết lập vững chắc.
… Cải cách ruộng đất là
một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có
uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho
là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để
cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.”
Trẻ thơ cũng bị buộc đi
dự tòa án nhân dân! Ảnh: nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912-1990)
chụp năm 1955 tại Việt Nam
Người Cộng sản Việt Nam
học được kinh nghiệm của các anh Liên Xô, Trung Quốc, nên công cuộc được tổ
chức rất chu đáo cặn kẽ, từ lúc phát động đến hoàn thành!
Nhiều khi trong đấu tố
địa chủ chỉ là bài chửi rất đàn bà như: Mày thấy bà đói mà không thèm cho bà ăn
củ khoai, bắp ngô... Đ. mẹ cả lò nhà mày!
Năm 1956, sau thất bại
to lớn trong Cải cách ruộng đất tại miền Bắc. Ông Hồ Chí Minh đã khóc lóc trước
toàn thể dân chúng khi nhận lỗi lầm về cải cách ruộng đất.
Tranh
cổ động: Buổi họp của đội Cải cách
Tranh
cổ động: Đấu tố địa chủ vào ban đêm
Tranh
cổ động: Bần cố nông tố cáo tội ác địa chủ
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.