Chúc các em và các bạn cùng gia đình một ngày Tết trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc cùng gia đình.
Khả năng sản xuất của
Việt Nam?
Gia Minh -RFA
2014-09-07
2014-09-07
vgm090714.mp3
Lồng đèn biển đảo đánh bại lồng đèn Trung Quốc
Courtesy of vnmoney.nld.vn
Từ chiếc lồng đèn: hàng
Tàu vẫn sẵn
Facebooker Liberty Mê Linh vào ngày 5 tháng 9 viết ‘Dạo một vòng
Hàng Mã sắm đồ chơi tết Trung Thu cho các cháu, thất vọng toàn diện. Hàng Tàu
tràn từ trong cửa hàng ra đến vỉa hè, mẫu mã đa dạng bắt mắt, giá cả phải chăng.
Khó khăn lắm mới tìm được vài đồ chơi Việt thì mẫu mã thô kệch, nghèo nàn nằm
co ro buồn thiu trong gian hàng…’
Facebooker này chụp hình một cái đèn kéo quân Việt Nam và cho biết
giá đến 180 ngàn đồng Việt Nam.
Điều mà facebooker Liberty Mê Linh nêu ra tại Hà Nội, cũng không
mấy khác ở Sài Gòn theo như lời của một bà mẹ trẻ có hai con đang độ tuổi mẫu
giáo và cấp 1 cho biết về việc sắm lồng đèn Trung Thu năm nay cho con như sau:
Hôm đầu tháng có dẫn ra ngoài đường Nguyễn Thái Học mua lồng đèn.
Mấy đứa nhỏ thích lồng đèn chớp tắt của Trung Quốc thôi. Lồng đèn của mỉnh ở
đây thắp đèn cầy nên cũng sợ nguy hiểm. Có lồng đèn của Việt Nam là lồng đèn giấy
gắn đèn LED vô.
Nỗ lực: Lồng đèn
"biển đảo"
Lồng đèn Trung Quốc vẫn
sẵn trên thị trường- Courtesy of vietbao,vn
Trong khi đó từ hồi trung tuần tháng 7 truyền thông trong nước loan
tin về một doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc sản xuất ra những chiếc
lồng đèn Trung Thu với chủ đề biển đảo và theo họ đang áp đảo, đánh bại lồng
đèn Trung Quốc.
Doanh nghiệp được nhắc đến là Công ty Cổ Phần Bao bì Kỹ thuật Mới,
trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Hữu Khánh, tổng giám đốc công ty
cho biết quá trình nỗ lực để có thể giành lại phần nào thị phần sản phẩm lồng đèn
trong nước như sau:
Phải nói đây là những quyết tâm rất lớn của chúng tôi trong những
năm qua. Thực không có gì đau khổ hơn khi thấy đồ chơi Trung Quốc ngày càng
xuất hiện nhiều khiến cho những ngành sản xuất truyền thống của mình bị mai một,
bị lụi tàn đi. Đó là điều rất buồn.
Mấy năm nay chúng tôi liên tục đẩy mạnh hơn nữa sản phẩm của mình
ra. Năm trước chúng tôi chiếm được khoảng 50% thị phần, đẩy được đáng kể hàng
Trung Quốc. Năm nay (chúng tôi) đầu tư mạnh. Tất cả những cán đèn, nhạc Việt và
nhựa đều là chính phẩm, có chất lượng, không độc hại cho trẻ con. Chúng tôi
tung ra và thấy dư luận xã hội đánh giá cao.
Đến giờ này mình phấn khởi nói được rằng đã đẩy được 90% đồ chơi
Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Đó là điều hết sức mừng và thắng lợi.
Những điều mà Công ty Cổ phần Bao bì Kỵ Thuật Mới đạt được như vừa
trình bày, theo ông Nguyễn Hữu Khánh, là nhờ vào một số yếu tố như sau:
Trong vấn đề này cũng nhờ sự phối hợp của nhau ở trong nước ‘thiên
thời, địa lợi, nhân hòa’. Mấy năm nay Nhà nước có khuyến khích người Việt Nam
dùng hàng Việt Nam. Đó là yếu tố số một; năm
Lồng đèn biển đảo- Courtesy of motthegioi.com
nay Trung Quốc lại đưa giàn khoan vào lãnh hải của chúng ta.
Qua hai sự kiện đó, tôi đưa ra một số sản phẩm nhằm giáo dục con
em tình yêu quê hương, đất nước, rồi tình yêu biển đảo. Chúng tôi có làm những
lồng đèn trên đó thể hiện những cảnh như tàu cá của ngư dân Việt Nam, tàu cảnh
sát biển Việt Nam, rồi những hình ảnh quen thuộc như cờ tổ quốc hay bồ câu bay,
cá bơi lội trên mặt biển- những hình ảnh vui tươi như thế nhằm giáo dục các em
thế nào là tình yêu quê hương đất nước, để các em vừa chơi, vừa học. Đây là
điều mà chúng tôi mạnh dạn đưa vào và gặt hái được kết quả.
Khó khăn đầu tư
Khác với thuận tiện mà Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Mới có được như ông
Nguyễn Hữu Khánh vừa trình bày, một doanh nghiệp tư nhân trước đây chuyên tận
dụng bã mía để làm ra sản phẩm giả gỗ và trong thời gian qua chuyển sang nghiên
cứu phân bón lại tỏ ra bi quan khi sản phẩm được nghiên cứu ra không thể nào
được đưa vào sản xuất. Người nghiên cứu và thử nghiệm cho biết tình hình khó khăn
ấy:
Không có thị trường ra mặc dù phân bón của mình tốt. Bởi cạnh
tranh mà mình chưa có giấy tờ nên những nhà phân bón cho mình làm phân bón giả
và đe bắt mình. Hiện nay phân bón là ngành độc quyền nên khi anh làm ra phân
bón tốt hơn ( mà rõ ràng tốt hơn) nên họ đe bắt.
Mình cũng không phải là nhà khoa học, nên khi đưa ra họ cũng không
cho mình làm. Mà chỉ toàn gặp trường hợp những người rình rình thấy cái hay đi
theo … Mình cũng không có bản quyền, mà bản quyền đưa ra thì mất toi chứ có gì
nữa đâu!
Một trở ngại khác nữa theo ông trình bày, là nguồn vốn vay khó có
thể đến được với những đơn vị nhỏ như của ông, dù rằng theo ông khả năng thu lời
rất cao:
Tất nhiên cũng có ưu đãi, nhưng thực sự để có tiền đến mà làm cũng
khó. Không như người ta nói, phải ‘có hội, có thuyền’ với nhau, chứ vay được
tiền khó lắm!
Ông đưa ra một so sánh với những đơn vị tại Trung Quốc như sau:
Trung Quốc là công xưởng của thế giới, họ có đầu tư tốt. Người ta
có chính sách Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp. Kỹ sư nghiên cứu để làm ra được
hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Còn ở đây doanh nghiệp của mình không làm được.
Chính sách của mình khác. Như tôi làm phân bón cho cây đu đủ, làm rẻ tiền mà
người ta có chấp nhận đâu.
Thị trường bỏ ngỏ- chính
sách thiếu vắng
Tình trạng hàng Trung Quốc giá rẻ nhưng kém chất lượng và thậm chí
độc hại được tuồn sang Việt Nam qua ngã biên giới phía bắc lâu nay được báo chí
nêu lên đã nhiều. Tuy nhiên cho đến lúc này biện pháp can thiệp của các cơ quan
chức năng Việt Nam vẫn chưa được nêu ra.
Một xưởng hàng điện tử của Việt Nam- Courtesy of
baocongthuong.vn.com
Trong khi đó hoạt động sản xuất trong nước đối với các ngành công
nghiệp như dệt may, da giày… thì chủ yếu là gia công với nguyên phụ liệu được
nhập phần lớn từ Trung Quốc về. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cao su, trái
cây của Việt Nam thì lại tiếp tục qua đường tiểu ngạch chuyển sang Trung Quốc.
Báo chí trong nước vào những ngày đầu tháng 9 trích dẫn phát biểu
của ông Trương Duy Thanh, phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương cho
biết tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đưa ra danh sách 170 phụ kiện cho phía Việt
Nam sản xuất nhằm cung ứng cho dòng sản phẩm GalaxyS4 và Tab của tập đoàn này.
Tuy nhiên cũng chính ông phó vụ trưởng Trương Duy Thanh cho biết
sau khi hỏi các hiệp hội, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp điện tử trong nước
với 40-50 năm trong ngành. Tất cả đều trả lời là chưa làm được vì không đáp ứng
được công nghệ và giá thành.
Trong danh sách 170 phụ kiện được đề nghị Việt Nam sản xuất có những
vật dụng đơn giản như vỏ nhựa, tai nghe, sạc pin , cáp USB…
Việt Nam : Tọa đàm về
Kiểm điểm nhân quyền bị chính quyền làm khó
Tọa đàm về UPR ngày 05/09/2014 tại Dòng Chúa Cứu thế, quận 3, TP
Hồ Chí Minh.
VRNs
Trọng Thành
Hôm thứ Sáu 05/09/2014, tại Dòng Chúa Cứu thế, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra cuộc Tọa đàm để phổ biến các kết quả của cơ chế Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (UPR) năm 2014 của Việt Nam, do liên minh ba nhóm xã hội dân sự tổ chức.
Nhiều tổ chức xã hội dân
sự độc lập Việt Nam và đại diện các sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sĩ đã tham dự.
Khách sạn New World - nơi Tọa đàm dự định tổ chức - buộc phải từ chối thực hiện
hợp đồng do chính quyền áp lực. Một số khách mời bị an ninh ngăn cản.
Cuộc Tọa đàm mang tên “UPR Việt Nam : Tiến trình – Tiềm năng và Thực tiễn” do ba
tổ chức xã hội dân sự thực hiện : Diễn đàn Xã hội Dân sự, Phong trào Con đường
Việt Nam và Văn phòng Công lý-Hòa bình. Đây là tọa đàm đầu tiên về UPR mở ra
cho công chúng rộng rãi, kể từ khi Việt Nam hoàn thành cuộc Kiểm điểm lần 2 tại
Genève hồi tháng 6/2014.
Diễn giả của Tọa đàm là bốn thành viên của các hiệp hội dân sự đã
tham dự các kỳ UPR tại Genève : Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Phạm Lê Vương Các,
ông Bùi Tuấn Lâm, ông Trần Văn Huỳnh (thân phụ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy
Thức).
Gần 50 người tham dự buổi tọa đàm. Ngoài thành viên một số nhóm xã
hội dân sự, có Đại sứ Thụy Sĩ, ông Andrei Motyl, đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa
Kỳ, ông Charles Sellers.
Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (The Unviversal Periodic
Review – UPR) là một cơ chế nơi tình trạng nhân quyền tại 193 quốc gia thành
viên Liên Hiệp Quốc được xem xét, đánh giá thường xuyên. Ngày 20/06/2014, Việt
Nam – với tư cách tân thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - tuyên bố
chấp nhận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị do 106 quốc gia đề xuất.
Phổ biến nội dung các cam kết mà chính quyền Việt Nam tuyên bố và
giám sát việc thực thi cam kết là một trong các nội dung chủ yếu của cuộc Tọa
đàm.
Về ý nghĩa và nội dung cuộc Tọa đàm, sau đây là một số nhận định
của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A : "… Cuộc tọa đàm này là hoạt động ‘hậu’ UPR của các tổ chức
xã hội dân sự ở Việt Nam. Nó nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức xã hội dân
sự và công chúng Việt Nam biết về quá trình kiểm định định kỳ phổ quát của Liên
Hiệp Quốc như thế nào, diễn tiến trong quá trình vừa qua liên quan đến Việt Nam
đã diễn ra thế nào, kết quả ra sao.
Một trong những nghĩa vụ sau UPR là Nhà nước Việt Nam phải tổ chức
giới thiệu cho công chúng biết. Họ đã không làm những chuyện như thế. Chúng tôi
làm với tinh thần rất là xây dựng để giúp cho các tổ chức xã hội dân sự, giúp
cho công chúng và cho cả Nhà nước Việt Nam nữa, nhưng họ tìm mọi cách ngăn
chặn…
Trong hội thảo, ngoài việc giới thiệu về quy trình của UPR, chúng
tôi cũng giành một thời gian tương đối dài, để cho các tổ chức xã hội dân sự và
công chúng thảo luận về việc người dân và các tổ chức xã hội dân sự có thể làm
được gì trong thời gian tới. Cái trọng tâm tới để thúc đẩy Nhà nước Việt Nam
thực hiện tốt 182 khuyến nghị mà chính phủ Việt Nam đã chấp nhận.
Thúc đẩy làm
sao kể cả các khuyến nghị mà Việt Nam chưa chấp nhận thì cũng phải làm rõ. Công
việc này cũng sẽ là việc chuẩn bị cho đợt kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân
quyền của Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2018.
Chúng tôi rất muốn tổ chức tiếp những cuộc tương tự như thế, nhưng
có thể nhỏ hơn, sâu hơn về những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp nhận, hay/và
một số khuyến nghị Việt Nam chưa chấp nhận, để công chúng hiểu rõ hơn.
Chúng tôi rất mong được sự tham gia của chính quyền Việt Nam. Bởi
vì, sự hiện diện của chính quyền Việt Nam, bên công an, bên tư pháp, bên ngoại
giao, hay bất kể ai ở trong chính quyền, đến tham dự với chúng tôi, để nghe
những tiếng nói KHÁC. Tôi nghĩ đây là quá trình mà chúng tôi muốn tiến hành
trên tinh thần rất là xây dựng.
Có thể là mang tính phê phán, nhưng rất xây
dựng, không dùng những lời lẽ thô bỉ, kích động. Tất cả các tổ chức xã hội dân
sự, ít ra là ngày hôm qua ở đây đều thấm nhuần những quy định như thế của Hội
đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Và tôi nghĩ rằng, Việt Nam với tư cách là thành
viên Hội đồng Nhân quyền thì bản thân chính quyền cũng phải hành xử đúng theo
quy định của Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi rất mong muốn những lần tới sẽ có sự tham dự của các đại
diện của Nhà nước Việt Nam.
RFI : Xin ông cho biết nhận xét của ông về hành động của phía chính
quyền Việt Nam trong các cam kết nhân quyền, kể từ sau khi Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc (UNHRC) thông qua báo cáo của Việt Nam, ngày 20/06/2014, đến nay
?
TS Nguyễn Quang A : Có thể có một nhận xét chung là hầu như không có gì, thậm chí
có xu hướng còn tồi đi.
Trước phiên UPR, vào tháng 2/2014, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã có một thông điệp rất được lòng dân, nào là cải cách thể chế, giá trị của dân chủ, pháp quyền, đủ thứ hay, liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân quyền. Nhưng sau tháng 6/2014 vừa rồi, trong cuộc họp kỷ niệm ngày Công an Nhân dân, ông ấy lại nói một điều mà để cho tất cả mọi người hiểu được là phải ngăn chặn hết, chứ không thể để cho những tổ chức ‘như thế’ được thành lập.
Mà ông ấy vẫn coi các tổ chức xã hội dân sự
không do Nhà nước lập ra là các tổ chức thù địch, thế này, thế kia, và yêu cầu
công an tìm mọi cách ngăn chặn.
Việc xử bà Bùi Thị Minh Hằng với hai người nữa, rồi việc đàn áp
các tổ chức tôn giáo, nhất là chùa Liên Trì, và nhân dịp mùng 2/9 người ta
tưởng có ân xá các tù nhân chính trị, nhưng thực ra không thấy gì.
Thì có thể
thấy là những cam kết liên quan đến nhân quyền Việt Nam không thấy có chuyển
biến gì cả. Mà thậm chí Đại sứ quán Úc tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề ‘báo chí phi chính thức’,
một điều rất quan trọng vì tự do ngôn luận là một nhân tố không thể thiếu được,
nếu muốn nói đến nhân quyền (vì báo chí trong nước dưới sự điều khiển của đảng
Cộng sản Việt Nam chỉ nói những điều hay ho về họ thôi), thì báo Nhân dân có
một bài đả lại Đại sứ quán Úc rất kịch liệt, rồi sau đó đả tiếp một cuộc hội
thảo của Liên hiệp Châu Âu về UPR hồi tháng 5 vừa rồi.
Tôi nghĩ rằng đây là những hành xử làm cho người nước ngoài và
người dân trong nước không hiểu như thế nào cả. Thực sự tôi nghĩ là tình hình
tồi đi chứ không được cải thiện.
RFI : Xin ông cho biết phản ứng của những người tham dự cuộc Tọa đàm.
TS Nguyễn Quang A : Cử tọa là đại diện của các tổ chức xã hội dân sự rất là đông.
Các tổ chức xã hội dân sự chưa được đăng ký đến tham dự, họ rất hào hứng muốn
tìm hiểu những thông tin về UPR. Ngoài chuyện giới thiệu tổng quát, chúng tôi
cung cấp cho mỗi người một tập tài liệu giới thiệu kỹ hơn về UPR là gì, quá
trình ra sao, và một tập ‘kết quả’ của phiên UPR đối với Việt Nam trong năm
2014 này. Theo nhận xét của riêng tôi, cử tọa đã có phản ứng rất tích cực đối
với cuộc hội thảo sáng qua.
RFI : Xin ông cho biết cụ thể, ‘kết quả’ của UPR, được nói đến trong tập
tài liệu này, là gì ?
TS Nguyễn Quang A : Chúng tôi giới thiệu là Việt Nam đã trình bày những gì, các
nước khuyến nghị những gì, phân ra từng mục, 227 khuyến nghị của các quốc gia
đối với Việt Nam, rồi Việt Nam chấp nhận 182 khuyến nghị của các nước thì là
những khuyến nghị nào. 45 khuyến nghị bị Việt Nam từ chối là những khuyến nghị
nào. Đây là một cái bảng gồm hai danh mục như vậy.
Nói nôm na là cái ‘kết
quả’ có thể sờ mó được của quá trình UPR vừa qua... và có một chút
phân loại những khuyến nghị này theo các nhóm.
RFI : Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
|
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cuộc tọa đàm buộc phải chuyển địa
điểm tới Dòng Chúa Cứu thế, sau khi Khách sạn New World, một địa điểm rộng rãi
mà công chúng có thể dễ dàng tham gia, phải từ chối thực hiện hợp đồng do áp
lực của chính quyền địa phương ít ngày trước hội nghị. Nhiều khách mời tham gia
Tọa đàm đã bị lực lượng an ninh ngăn cản.
Một số thông tin tham khảo
Vietnam UPR : một website độc lập nhằm cung cấp thông tin về cơ
chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và những
hoạt động có liên quan của Việt Nam.
Bài « Hậu UPR: Cơ hội hợp tác cho các tổ chức xã hội dân sự Việt
Nam và Chính phủ vì quyền con người », giới thiệu về cuộc Hội thảo “Các cam kết của chính phủ Việt Nam
trong kỳ kiểm điểm nhân quyền 2014 và ý nghĩa đối với hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ Việt Nam” (tổ chức tại Hà Nội, ngày 19/8/2014), theo
trang web của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), một tổ
chứcvì quyền của các nhóm thiểu số.
Vì sao phá ngục lại là
biểu tượng của cách mạng?
Tháng 9 6, 2014
Lê Tuấn Huy
Đáp lại những ý kiến không thuận về án tù giam cho Bùi Thị Minh
Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, hệ thống thông tin nhà nước hẳn
sẽ cho rằng một vụ án hình sự đã bị các thế lực thù địch chính trị hóa, dù thực
tế, các cấp chỉ đạo họ thừa biết mức độ chính trị của vụ việc.
Tôi đã tự hỏi: đưa Bùi Thị Minh Hằng vào án là một cơ hội ngẫu
nhiên hay đã được toan tính từ đầu, mà mồi nhử là sự vụ với Nguyễn Bắc Truyển
trước đó? Phải chăng, theo quan niệm “cảnh giác cách mạng”, một Nguyễn Bắc
Truyển nay có gia đình vợ sống ở vùng có tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (và cả các họ
đạo Cao Đài) là đã quá đủ, hiện diện thêm một Bùi Thị Minh Hằng vừa dấn thân và
hiệp nghĩa, vừa xông pha, ứng biến và lợi khẩu…, là sẽ quá thừa những bất ổn
tiềm tàng?
Bởi, cho dù chính quyền không hề sợ Bùi Thị Minh Hằng (hay bất kỳ
người hoặc nhóm người nào) thì họ vẫn sợ cái cảm hứng (nằm xuống để đất nước
này) đứng lên mà Bùi Thị Minh Hằng có thể sẽ trực tiếp truyền sang người dân
nơi này.
Dù việc “xây dựng” án ra sao và mức án như thế nào, thì giới quan
tâm thời cuộc cũng đã quá hiểu sự “bình thường” của công lý ở xứ sở này, nhưng
hòn đá mà phiên tòa đó quăng thêm vào, trên con đường đi tới đã lởm chởm gạch
đá của Việt Nam, là điều khó tránh khỏi trong suy nghĩ.
Không thể không lo âu trước việc chặn giữ, bắt bớ, hành hung những
người muốn đến phiên tòa “công khai” ấy. Theo dõi thông tin trong ngày xử, cảm
giác như có sự ruồng bố khắp Bắc, Trung, Nam với nhiều thứ “nghiệp vụ”, cốt để
những người bị xử không nhận được sự hậu thuẫn tinh thần và hỗ trợ chứng lý tốt
nhất có thể.
Cho dù ai ủng hộ sự cản trở này, chỉ cần một ít lương tri, cũng
biết rằng những việc đó xâm phạm quyền tự do đi lại và tự do cư trú. Nhưng điều
đáng ngẫm là, sâu hơn thế, sự xâm phạm hiển nhiên này, và mọi thứ chà đạp khác
lên quyền con người, từ lâu đã được khoác chiếc áo chính nghĩa, với biện minh
rằng vì sự nghiệp cách mạng, có thể dùng đến mọi biện pháp cách mạng.
Và theo
lẽ ấy, không một “biện pháp nghiệp vụ” nào mà lại không là biện pháp cách mạng.
Nó đã trở thành lý lẽ tự nhiên đến mức hồn nhiên, đánh dân cũng vì công việc
chung. Những năm gần đây, việc truy đuổi, hành hung, dẫn đến cái chết hoặc gây
thương tích cho dân cứ nở rộ lên. Có ai trong chính quyền đã tự hỏi tình trạng đó
phần nào là hiện tượng “đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt” khi công an, an
ninh và các loại công cụ sống của họ ở các địa phương đã quá quen với việc truy
bức, đánh đập những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động khác, mà
không bị xem là phi pháp và xử lý theo pháp luật?
Với tinh thần chính nghĩa bất chấp tất cả đó, từ những “nghiệp vụ”
nhỏ đến sự xâm hại lớn chẳng là bao xa, và cũng chẳng dễ dàng thức tỉnh. Hầu
như những kẻ sống bằng quyền lực chuyên chế, đến ngày tàn của chế độ hay khi
đứng trước sự phán xét, vẫn tin vào cái chính nghĩa bất chấp của mình. Chẳng
hạn, các biện pháp tàn bạo của Khmer Đỏ thực chất cũng chỉ là “cưỡng chế” các
quyền con người căn bản: quyền thân thể và sinh mạng, quyền cư trú và đi lại,
quyền ngôn luận, quyền hôn nhân…, nhằm tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội.
Thế mà, trong khi cả loài người đều thấy rõ sự sai trái đó,
thì bản thân họ lại không. Tại những phiên tòa xử các lãnh tụ Khmer Đỏ, kẻ thì
dứt khoát rằng chẳng gây tội gì với nhân dân Campuchea mà là do Việt Nam, kẻ
thì nói chỉ do cấp dưới làm.
Quay lại phiên tòa Đồng Tháp, sự bất chấp dường như đã ở một nấc
mới khi đã triệt tiêu thành công mọi cố gắng đến gần nơi xử. Đó là nối tiếp
thành công của việc triệt tiêu lần tổng biểu tình thứ hai chống giàn khoan 981,
và hẳn sẽ được nhân rộng “mô hình” cho những sự vụ tương tự lần sau. Cái nguy
cơ tiềm tàng của thành công kiểu này là người dân mất hết cơ hội biểu thị thực
tế sự phản đối của mình một cách hòa bình. Thay vào đó, khả năng biểu thị phi
hòa bình sẽ tăng lên một khi những bất bình xã hội cứ tiếp tục tích tục và dồn
nén.
Cơ hội chuyển đổi hòa bình thì vẫn luôn có, nhưng phiên tòa này
đem lại một nỗi lo, là khả năng đối đầu và hỗn loạn cũng đã tăng lên, tương ứng
với sự nâng cấp của ý chí triệt hạ những tiếng nói và hành động tự do.
Cái ý chí đấy lắm khi khiến người ta phải tức cười. Như ở bản án
này, không kể việc phải quàng cho được án từ chuyện đi xe hàng ba, tình tiết
chỉ đúng một cái đánh vào tay, không chút trầy xướt, mà bị cáo không thừa nhận,
cũng bị quy tội hành hung công an, khiến tôi phải phì cười mà nghĩ: lực lượng
bạo lực sao ngày càng “mong manh, dễ vỡ” đến thế.
Tôi liên tưởng ngay đến đến chuyện vì âu lo người thi hành công vụ
bị tổn thương sức khỏe và tinh thần từ hai cái tát (trong đó một cái vào mũ bảo
hiểm) nên người ta quyết giam sáu tháng (ban đầu là chín tháng) một nữ sinh có
bệnh về thần kinh, bất chấp tương lai học hành của cô bé. Cũng vì sự tổn thương
của những nam nhi có quyền hành mà trong vụ khác, một cô gái phải ngồi tù hai
năm (ban đầu là ba năm) bởi cắn hai vết.
Cùng lúc, tôi cũng nhớ đến vụ một câu nói năm năm tù, đến những vụ
án mà với vài con vịt, nhiều người phải ở tù nhiều năm. Tôi cũng sực nhớ đến
một vụ đã lâu (thời Việt Nam chỉ có báo giấy, chưa có internet), ở một tỉnh
miền Trung, dân nghèo vì trộm cáp của đường dây cao thế mà chịu án tử vì (bị
cho là) xâm phạm an ninh quốc gia…
Bất giác, tôi “khai sáng” cho mình một điều mà từ lâu đã tự đặt
sang một bên, không lý giải. Đó là việc phá ngục Bastille mở đầu cho Đại Cách
mạng Pháp 1789. Lần đầu tiên biết chi tiết này hồi trung học, tôi đã thắc mắc:
vì sao giải thoát tội phạm lại là biểu tượng của cách mạng? Giờ, từ hiện thực
tôi hiểu được lịch sử.
Thì ra, trong trong nhà tù chuyên chế, không chỉ có
những kẻ “đúng người đúng tội”, mà còn là nơi giam cầm chính những sản phẩm-nạn
nhân của một xã hội đã băng hoại mọi giá trị, nơi thi hành những bản án oan ức
từ sự lượng tội tắc trách hay lượng hình độc đoán, nơi nối tiếp tận cùng sự bất
công đối với những người dân bị tước đoạt điền sản bằng quyền lực, nơi hoàn tất
những vụ án ngụy tạo với những ai chỉ muốn thực thi quyền con người vốn có và
chống lại sự bạo ngược của cường quyền…
02-05/09/2014
© 2014 Lê Tuấn Huy & pro&contra
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.