Formosa tuyển 3.000 lao động
nước ngoài
Cập nhật: 09:03
GMT - thứ bảy, 6 tháng 9, 2014
Các nhà thầu của Formosa
nói lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu trong xây dựng
Việt Nam đồng ý
cho phép 9 nhà thầu thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh tuyển dụng gần 3.000 lao động
nước ngoài, báo trong nước đưa tin.
Số lao động này nằm
trong đề xuất mà Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, đưa
ra hôm 22/8, bản tin đài VOV cho biết.
Các bài liên quan
- Lao
động TQ ở VN: vấn đề hay cơ hội?
- Rủi ro
gì từ 'đặc khu kinh tế' Vũng Áng?
- Công ty
Đài Loan đòi VN bồi thường
Chủ đề liên quan
Trước đó, hôm 29/7, Công
ty Formosa Hà Tĩnh cũng đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép các nhà thầu của 28
gói thầu tuyển 8.426 lao động nước ngoài, theo VOV.
Báo điện tử VnExpress
trong tin đăng ngày 6/9 nói số lao động được tuyển mới, bổ sung lần này chủ yếu
là "cán bộ quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên, giám sát công trường".
Làn sóng biểu tình
dẫn tới bạo động ở khu công nghiệp Vũng Áng hồi tháng Năm đã khiến
nhiều cơ sở nước ngoài bị đập phá và hàng nghìn công nhân Trung Quốc rút
về nước.
Trong một cuộc phỏng vấn
tuần trước với báo Việt Nam, ông Vương Văn Tường, Phó tổ trưởng Formosa Hà
Tĩnh, hôm 31/8 cho hay trước các vụ bạo động hồi tháng Năm, Formosa Hà Tĩnh có
26.000 lao động làm việc trên các công trường, trong đó có 5.000 người Trung
Quốc.
"Formosa là dự
án do người Đài Loan trúng thầu, nhưng sau đó vẫn phải thuê lại thợ Trung Quốc
làm. Giả sử bây giờ chúng tôi thay thế bằng thợ Hàn Quốc, sẽ mất khoảng 6
tháng để họ đọc lại bản vẽ, sau đó còn cân nhắc giá thành"
Ông Vương Văn Tường,
Formosa Hà Tĩnh
Ông này cũng nói đề xuất
tuyển hơn 8.400 lao động nước ngoài là để đưa hoạt động sản xuất trở lại
"bình thường".
"Trong tháng 8,
Formosa đã yêu cầu các nhà thầu thống kê xem mỗi giai đoạn cần bao nhiêu lao
động, đặc biệt là lao động Trung Quốc... Kết quả cho thấy dự kiến có khoảng 8.400
lượt người Trung Quốc", ông Tường nói.
Hồi cuối tháng 8, các
báo trong nước cho hay 30 nhà thầu đang thi công các gói thầu dự án của
Formosa xin phép được tuyển dụng số lượng gần 11.000 lao động nước ngoài để
phục vụ dự án và "trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao động tuyển dụng
mới mang quốc tịch Trung Quốc".
Tuy nhiên, trong cuộc
họp báo thường kỳ của Chính phủ hôm thứ Năm 28/8, Thứ trưởng Bộ Lao
động-Thương binh-Xã hội Nguyễn Trọng Đàm bác bỏ con số 10.000 người
Trung Quốc.
Ông nói đây là đề nghị
xin tuyển của 29 nhà thầu, tuy nhiên tới ngày 27/8 UBND tỉnh Hà Tĩnh "mới
chính thức chấp nhận 2.063 chỉ tiêu theo đúng quy định".
"Hiện nay các thầu
đang đề xuất thêm khoảng 2.700 chỉ tiêu mới trong thời gian tới nhưng chưa được
chấp thuận."
Chưa thể thay thế?
Có ý kiến nói Việt Nam
nên học tập TQ về xuất khẩu lao động phổ thông sang nước láng giềng.
Một số nhà thầu cho
hay họ cần sử dụng "các chuyên gia có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
có kinh nghiệm, thành thạo công việc và ngoại ngữ", do vậy tuy đã thông
báo rộng rãi nhiều tháng vẫn không tuyển được người Việt Nam.
Ông Vương Văn Tường,
trong cuộc phỏng vấn với VnExpress, nói "Formosa rất muốn thuê lao động
tại chỗ để giảm chi phí", nhưng cũng khẳng định rằng "với công
trình lò cao luyện than cốc như ở Formosa, thợ Việt Nam hiện chưa thể
tự làm được."
"Một số dự án
gang thép trong nước khác, quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn phải thuê người
nước ngoài làm," ông nói.
"Formosa là dự
án do người Đài Loan trúng thầu, nhưng sau đó vẫn phải thuê lại thợ Trung Quốc
làm. Giả sử bây giờ chúng tôi thay thế bằng thợ Hàn Quốc, sẽ mất khoảng 6
tháng để họ đọc lại bản vẽ, sau đó còn cân nhắc giá thành. Do đó, hiện
chưa thể dừng thuê người Trung Quốc được."
Tuy nhiên, trong dư
luận và giới quan sát ở Việt Nam cũng đặt ra câu hỏi liệu có phải thực
sự nhà thầu không thể tuyển lao động Việt Nam thay thế hay không.
"Cho đến lúc này,
hình như chưa có được một nghiên cứu nào để chỉ ra rằng là các trình độ của
người nhập cư lao động Trung Quốc vào Việt Nam là ở mức độ như thế nào và cụ
thể là các kỹ năng chuyên môn họ đạt được đến đâu"
Tiến sỹ Trần Tuấn
Trong một cuộc Bấm
thảo luận trực tuyến giữa BBC với các chuyên gia và nhà quan sát về chủ đề
số đông lao động và người nhập cư Trung Quốc ở Việt Nam tuần này, hôm thứ Năm,
04/9/2014, Tiến sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát
triển cộng đồng (RTCCD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt
Nam, nêu quan điểm:
"Đây là một thế
giới phẳng, rõ ràng việc Trung Quốc thắng thầu, sau đó đưa đội ngũ nhân công
của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để làm, câu trả lời liệu đội ngũ công nhân
Trung Quốc này là loại đội ngũ lao động có nghề, có kỹ năng chuyên môn, có kiến
thức chuyên môn thích hợp hay không, thì câu hỏi này phụ thuộc vào chính lãnh đạo
các khu kinh tế đó đánh giá.
"Tôi cho rằng cho
đến lúc này, hình như chưa có được một nghiên cứu nào để chỉ ra rằng là các
trình độ của người nhập cư lao động Trung Quốc vào Việt Nam là ở mức độ như thế
nào và cụ thể là các kỹ năng chuyên môn họ đạt được đến đâu.
"Thế còn nhận định
của một lãnh đạo ở cấp tỉnh nói rằng ấy là những cán bộ cung cấp những kiến
thức kỹ năng mà ở Việt Nam thiếu, thì tôi cho rằng đây là một nhận định có lẽ
của một cá nhân. Chúng ta cần có một bài báo khách quan, một nghiên cứu khách
quan để nêu ra những số liệu khách quan."
'Nghịch lý chính sách'
"Thông thường dòng
chảy lao động phổ thông là từ nước nghèo hơn đến nước có thu nhập cao hơn. Thế
nhưng trong trường hợp này ở nước ta (Việt Nam) thì hơi bị ngược lại. Trung
Quốc thu nhập trung bình cao hơn của chúng ta"
Giáo sư Trần Ngọc Thêm
Còn một nhà nghiên cứu
khác, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cũng hôm thứ
Năm trong cuộc tọa đàm trực tuyến với BBC, cho rằng đang có một nghịch lý trong
chính sách nhập khẩu lao động nước ngoài vào Việt Nam.
Ông nói: "Thông
thường dòng chảy lao động phổ thông là từ nước nghèo hơn đến nước có thu nhập
cao hơn. Thế nhưng trong trường hợp này ở nước ta thì hơi bị ngược lại.
"Trung Quốc thu
nhập trung bình cao hơn của chúng ta. Nước đi thường người ta giải quyết công
ăn việc làm cho dân chúng.
"Còn với nước đến,
thường thường có nhu cầu, thông thường là nước có GDP (tổng thu nhập quốc nội)
cao hơn, người ta thiếu lao động phổ thông là một.
"Cái thứ hai là dân
chúng người ta không mặn mà với các công việc 3D. Tức là những công việc bẩn
(dirty), nguy hiểm (dangerous), rồi là hạ thấp nhân phẩm (disgraceful) v.v...
"Còn chúng ta (Việt
Nam), thì lao động phổ thông, chúng ta đang cần xuất khẩu đi nước ngoài, trong
khi đó lại tiếp nhận lao động phổ thông của Trung Quốc sang," Giáo sư Thêm
nói với BBC.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.