Doanh nghiệp xe máy chết
hàng loạt vì… Trung Quốc
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-10-21
2014-10-21
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Cửa hàng kinh doanh xe máy Trung Quốc ngày càng ế ẩm. (Ảnh minh
hoạ)
autodaily.vn
Các doạnh nghiệp buôn bán xe máy Trung Quốc
cũng như các doanh nghiệp sản xuất khung sườn xe máy của Viêt Nam chết hàng
loạt trong thời gian gần đây, có thể nói tỉ lệ phá sản là 100% nếu như các
doanh nghiệp này chỉ buôn bán độc nhất xe máy Trung Quốc. Đã có nhiều gia đình
phải rơi vào tình trạng mất trắng tay không còn nhà để ở và cũng không còn mảnh
đất để cắm dùi bởi nhà cửa đã thế chấp cho ngân hàng, quá hạng, ngân hàng đến
tịch thu nhà để bán thanh lý. Từ chỗ một người ăn nên làm ra, doanh nghiệp Việt
Nam nhanh chóng trở thành kẻ trắng tay bởi bạn hàng Trung Quốc.
Bà Trang, chủ một doanh nghiệp xe máy ở Quảng Nam vừa bị phá
sản, chia sẻ: “Thì mình bị lụt lội, trụt giá, rồi họ bảo là để họ giúp
cho mình, mình đưa trước mấy mươi phần trăm rồi lúc lấy giấy tờ thì trả hết.
Còn xe hãng thì họ có đảm bảo cho mình, như mình đưa tiền cược trước. Bên hãng
họ bảo đảm cho mình lúc trượt giá, mỗi tháng mình bán bao nhiêu chiếc thì có
chừng rồi. Còn xe Trung Quốc thì mua đứt bán đoạn, doanh nghiệp nào mà kinh
doanh xe máy Trung Quốc thì bán nhà hết luôn. Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Định,
Hà Nội.. đều vậy!”
Bên hãng họ bảo đảm cho mình lúc trượt giá, mỗi tháng mình bán
bao nhiêu chiếc thì có chừng rồi. Còn xe Trung Quốc thì mua đứt bán đoạn, doanh
nghiệp nào mà kinh doanh xe máy Trung Quốc thì bán nhà hết luôn. Quảng Ngãi,
Quy Nhơn, Bình Định, Hà Nội.. đều vậy!
Bà Trang
Theo bà Trang, hầu như không có doanh nghiệp nào dính đến xe máy
Trung Quốc mà không bị phá sản. Có hai nguyên nhân: Cơ chế nhà nước bất hợp lý
và; Tư duy buôn bán của người Việt đầy tính manh mún.
Để giải thich thêm, bà Trang nói rằng trong những năm 2000, hàng
loạt các doanh nghiệp xe máy Trung Quốc được chính phủ Viêt Nam ưu tiên đầu tư
sang Việt Nam để sản xuất, các hãng xe như LonCin, LiFan…. được giảm thuế đặc
biệt để có thể tung ra thị trường Việt Nam những chiếc xe gắn máy có giá tiền bằng
10% giá của một chiếc xe máy Nhật có tính năng tương đương. Đặc biệt, vấn đề
bản quyền mẫu sang chế không được cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm đúng mức
nên các nhà máy Trung Quốc tại Việt Nam tha hồ ăn cắp mẫu mã để sản xuất.
Trong khi đó, những chiếc xe chính hãng của Nhật như HonDa,
Yamaha, Suzuki… Đều bị đánh thuế giá rất cao, có lúc lên đến 200%. Chính vì
thế, một chiếc xe Nhật muốn có lãi, doanh nghiệp buôn xe phải bán giá đôn lên
gấp 5 lần so với giá gốc. Và nếu so giá của nó với xe Trung Quốc, nó phải đắt
gấp mười lần, nằm ngoài khả năng mua sắm của người Việt Nam. Xe Trung Quốc được
ưu tiên đánh vào thị trường người lao động có thu nhập trung bình tại Việt Nam.
Trong thời điểm này, hầu như các doanh nghiệp Trung Quốc đã đánh bại hoàn toàn
các doanh nghiệp Nhật trên thị trường xe máy Việt Nam bởi họ được ưu tiên quá
nhiều.
Xe chính hãng của Nhật như HonDa, Yamaha, Suzuki… Đều bị đánh
thuế giá rất cao, có lúc lên đến 200%. Chính vì thế, một chiếc xe Nhật muốn có
lãi, doanh nghiệp buôn xe phải bán giá đôn lên gấp 5 lần so với giá gốc. Và nếu
so giá của nó với xe Trung Quốc, nó phải đắt gấp mười lần
Song song với việc này, các doanh nghiệp buôn bán ở Việt Nam bắt
đầu một cuộc chạy đua mở cửa hàng xe máy Trung Quốc, trong một thị trấn nhỏ có
thể có đến hàng chục cửa hàng xe máy nằm chen chúc với nhau, lớn có, nhỏ có. Và
để mở cửa hàng, người ta bất chấp mọi rủi ro, cầm thế sổ đỏ ngân hàng để vay
tiền mua xe về bán kiếm lãi. Vì các doanh nghiệp Trung Quốc không bao giờ cho
các cửa hàng nợ gối đầu mà chỉ bán trực tiếp cho doanh nghiệp với giá vừa phải,
sau đó doanh nghiệp tùy cơ mà định giá trên thị trường.
Chính vì thế, thị trường xe gắn máy Trung Quốc là thị trường
loạn nhất, các doanh nghiệp có nhiều vốn muốn loại bỏ đối thủ chỉ cần chấp nhận
bán với mức lãi thấp và hạ giá, phá giá, chỉ cần làm vậy liên tục vài tháng thì
cửa hàng xe đối phương sẽ sốt vó vì ế ẩm và tiền lãi ngân hàng, tiền lãi vay
nóng hối thúc bên lưng. Bà Trang cũng nằm trong tình trạng này.
Xe Trung Quốc được ưu tiên đánh vào thị trường người lao động có
thu nhập trung bình tại Việt Nam. Trong thời điểm này, hầu như các doanh nghiệp
Trung Quốc đã đánh bại hoàn toàn các doanh nghiệp Nhật trên thị trường xe máy Việt
Nam bởi họ được ưu tiên quá nhiều
Cơ chế thay đổi không
kịp với thị trường
Một chủ doanh nghiệp khác tên Chuẩn, ở Quảng Ngãi, chia sẻ:“Trong
quá trình dài vậy thì xe không bán được, nhà máy họ lại sản xuất xe khác, vậy
nên doanh nghiệp bị tồn xe cũ, kéo dài đến phá sản, cộng thêm trượt giá ví dụ
như khi mua đầu vào là 8 triệu nhưng sau đó chỉ còn 5 triệu nhưng mẫu mã thì
lỗi thời rồi. Đó, đa số là xe Trung Quốc còn xe hãng như Honda chẳng hạn, khi
cổ phần vô để được ủy quyền thì họ tồn tại được, đó là những người có vốn cao.”
Theo ông Chuẩn, cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp Trung Quốc của
nhà nước Việt Nam đã không đuổi kịp qui luật thị trường. Uy tín, chất lượng của
xe gắn máy do các hãng của Nhật sản xuất đã đánh bại xe gắn máy Trung Quốc sau
khi các hãng này chấp nhận thua lỗ trong giai đoạn đầu. Và hiện tại, hầu hết
các hãng xe máy của Nhật chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là
hãng Honda chiếm vị trí hàng đầu. Trong khi đó, hàng loạt xe máy Trung Quốc
chưa bán được ngoài thị trường trở thành nỗi ngậm ngùi ân hận của chủ doanh
nghiệp.
Tình trạng ông Chuẩn là một điển hình, ông chỉ biết nhìn hàng
trăm chiếc xe máy Trung Quốc bám bụi và hỏng hóc dần nơi cửa hàng, và cửa hàng
bị đóng cửa biến thành kho chứa xe, trong khi đó gia đình ông phải vào kho chứa
xe để ngủ vì căn nhà của ông đã bị ngân hàng đến tịch thu bán thanh lý. Đó là
chưa kể đến hàng trăm triệu đồng vay nóng mà mỗi tháng ông phải kiếm cho được
một chục triệu để trả tiền lãi cho chủ vay.
Cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp Trung Quốc của nhà nước Việt Nam
đã không đuổi kịp qui luật thị trường. Uy tín, chất lượng của xe gắn máy do các
hãng của Nhật sản xuất đã đánh bại xe gắn máy Trung Quốc sau khi các hãng này
chấp nhận thua lỗ trong giai đoạn đầu
Cũng theo ông Chuẩn, đa phần các nhà buôn xe máy Trung Quốc bị phá
sản giống như ông đều là những người không có kinh nghiệm trên thương trường và
thiếu tầm nhìn. Ngay cả chính bản thân ông, nếu nhìn ra giá trị thật giữa hàng
hóa Trung Quốc với hàng hóa các nước tiến bộ thì ông đã không chọn cuộc chơi
kinh doanh giống như canh bạc như vậy. Nhưng đa phần các doanh nghiệp giống như
ông đều là người non kinh nghiệm nhưng ham làm giàu. Trong khi đó, một phần
nguyên nhân không nhỏ khác là do những cò con người Việt Nam làm cho Trung
Quốc, đội ngũ cò con này chuyên đi rủ rê bất cứ người nào mở cửa hàng xe và đưa
ra những dự tính lợi nhuận hết sức hấp dẫn.
Mỗi khi có cá cắn câu, nông dân hoặc người nào đó chấp nhận thế
chấp tài sản vay tiền để mua xe Trung Quốc về mở cửa hàng, điều đó cũng đồng
nghĩa các cò con này được hưởng phần trăm lợi nhuận trên mỗi chiếc xe. Chính vì
mối lợi nhuận này mà các cò con Việt Nam đã tận tâm tận lực làm việc cho Trung
Quốc để nhân rộng thị trường xe máy Trung Quốc tại Việt Nam.
Trong bài toán kinh doanh xe máy Trung Quốc, kẻ được lợi nhiều
nhất là doanh nghiệp sản xuất xe máy người Trung Quốc, sau đó đến các cò con
người Việt Nam phục vụ cho Trung Quốc và các ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó,
người ôm trọn thất bại và đau khổ chính là các doanh nghiệp nhẹ dạ của Việt Nam
và người tiêu thụ Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Người Sài Gòn tập sống
chung với lũ lụt
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-10-15
2014-10-15
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Sài Gòn mừa mưa
Lũ, đó là khái niệm có thể nói rằng rất xa lạ
với người Sài Gòn, thế nhưng thời gian gần đây, người Sài Gòn bắt đầu tập sống
chung với lũ, khác với việc sống chung với nước ngập như trước đây. Sở dĩ nói
rằng người Sài Gòn đang tập sống chung với lũ bởi vì tình trạng ngập nước hiện
nay ở thành phố Sài Gòn không còn là tình trạng ngập úng như trước đây mà tốc
độ dâng nước của các con sông Sài Gòn tràn vào thành phố còn nhanh hơn cả lũ
lụt miền Trung.
Cứu trợ Sài Gòn!?
Một cư dân Sài Gòn tên Miên, ở quận Tư, Sài Gòn, chia sẻ: “Đặc
trưng của Sài Gòn là thành phố kênh rạch, xây dựng theo thủy văn tự nhiên.
Nhưng giờ mình lấp kênh, rạch bừa bãi rồi nên dễ ngập úng, rất khó để cải tạo.
Họ sang lấp để mở rộng diện tích theo sự phát triển của đô thị nhưng không phát
triển kèm cơ sở hạ tầng đúng. Cái tên Sài Gòn – Hòn ngọc viễn đông giờ nghe cũ
rồi, hài hướt rồi. Cũng nằm trong lý do dốt nát về địa chất, tham nhũng thôi.
Thì những địa phương đồng bằng đông dân cư thì tình trạng ngập càng ngày nặng.
Nhiều khi ngập cả phường, cả con đường, rất nhiều hệ lụy. Thứ nhất là vệ sinh
phòng bệnh cực kỳ nguy hiểm, lưu thông dẫn đến tai nạn giao thông, thứ ba nữa
là tài sản gia đình, như bàn ghế tủ hư hết. Liều mà sống chứ quá khổ, quá khổ.
Thành phố mà lội giữa sình, đúng là bi kịch.”
Theo ông Miên, nếu như những năm trước 1975, người Sài Gòn đôi
khi còn lãng mạn nghĩ rằng bằng cách này hay cách khác để về thăm quê miền
Trung trong dịp lũ lụt, để được ăn bánh xèo đầu mùa, được bơi ghe đi bắt dế,
bắt cá… Thì hiện tại, những chuyện đó không cần phải đi đâu xa, ngay tại Sài
Gòn vẫn có thể lội bì bõm nước lụt và cũng có bánh xèo, có cá, chuột, đặc biệt
bắt chuột cống ở Sài Gòn thì con nào con nấy nặng cả ký. Nhìn chung, đời sống ở
thành phố Sài Gòn mùa mưa bây giờ tiến xa về mức độ chịu đựng ngập lụt so với
những vùng miền khác.
Để khẳng định cái điều mà ông Miên cho là mức độ chịu đựng tiến
xa ấy, ông Miên làm một phép so sánh, ví dụ như người miền Trung còn có đám
ruộng, khu vườn, nếu lụt lội, ít nhất cũng có chỗ để lội ra lội vào cho đỡ cúm
chân, ở Sài Gòn thì không có, mọi thứ đồ đạt phải chồng chất ngổn ngang để chạy
nước, bước ra đường thì cơ man các loại xe chết máy, không khí ngột ngạt, không
gian chật chội đã khiến Sài Gòn trở thành một chỗ tệ hại nhất mỗi khi ngập lụt.
Hơn nữa, Sài Gòn là một thành phố chứ không phải thôn quê, nên
mọi thứ lương thực muốn có đều phải đi mua, muốn mua thì phải có tiền. Những
công chức nhà nước, quan chức giàu có thì chuyện mua dự trữ lương thực để sinh
hoạt quá đơn giản. Nhưng đó chỉ là con số nhỏ những kẻ có quyền thế, tiền bạc,
đa phần người Sài Gòn đều là những người tứ xứ đến ngụ cư để tìm tương lai,
công việc kiếm cơm hằng ngày là buôn bán nhỏ lẻ.
Chính vì đặc trưng công việc làm ngày nào lo bữa đó nên khi có
ngập lụt, không buôn bán được, những người nghèo Sài Gòn có nguy cơ đói rất
sớm. Và, nếu như miền Trung ngập lụt trong hai tuần, cần cứu trợ thì Sài Gòn,
chỉ cần ngập lụt trong hai ngày đã có rất nhiều gia đình nghèo cần được cứu
trợ, rất tiếc là ít ai nghĩ đến việc cứu trợ ở một thành phố lớn như Sài Gòn và
cũng ít ai dám tin rằng thành phố Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông một thời lại có
người đói. Nhưng đó là sự thật, Sài Gòn sẽ đói xanh xương với những lao động
nghèo, với giới bình dân nếu như Sài Gòn ngập lụt liên tiếp nhiều ngày liền.
Và có một chuyện nữa mà có không nghĩ đến cũng sẽ không được là
khả năng ngập lụt Sài Gòn sẽ còn kéo dài chưa có hồi kết. Hàng loạt các công
trình giao thông được xây dựng, trong đó có cầu vượt chỉ giúp cho lượng lưu
thông bớt ngột ngạt, giảm bớt kẹt xe nhưng sẽ không làm giảm được tình trạng
ngập lụt ở thành phố vì một phần do các công trình cao tầng mọc ra quá nhiều ở
Sài Gòn đã khiến cho địa tầng khu vực này bị tổn thương và phần khác là hệ
thống cống thoát nước của Sài Gòn chẳng bao giờ đuổi kịp mức độ xả ra của cư
dân chứ đừng nói gì đến chuyện thoát được mưa ngập.
Một mặt nước sống dâng cao, mặt khác hệ thống thoát nước vấn vấn
đề, hai yếu tố này sẽ giúp người Sài Gòn khỏi cần tưởng tượng cảnh bắt cá giữa
đường hay bơi ghe sang thăm hang xóm mà điều đó nhanh chóng trở thành hiện thực
và lãng mạng vừa đủ để gọi đó là hiện thực xã hội chủ nghĩa! Nói đến đây, ông
Miên lắc đầu, cười buồn.
Công cuộc lội nước
kiếm cơm giữa Sài Gòn
Ông Huỳnh, một cư dân Sài Gòn khác đang ngụ cư tại quận Bình
Thạnh, Sài Gòn, chia sẻ: “Mưa lớn thì nó ngập, thỉnh thoảng triều cường
lên nó cũng ngập, như bên quận 10, quận 6 ngập cao quá thì khó đi lại, xe thì
chết máy.”
Theo ông Huỳnh nhận thấy, những người bán hàng rong giống như
ông kiếm sống bằng những công việc lạo động phổ thông hoặc làm công nhân ở các
khu công nghiệp tại Sài Gòn chiếm số đông trong thành phố Sài Gòn. Và đây cũng
là những người thường xuyên có mặt ở khắp các nẻo đường Sài Gòn, chén cơm manh
áo của họ hoàn toàn phụ thuộc vào bước chân họ đi qua những nẻo đường thành
phố. Chính vì vậy, khi thành phố ngập lụt cũng đồng nghĩa với việc họ phải treo
giò chịu trận. Nếu thành phố ngập lụt lâu ngày, chuyện đói đối với họ là rất
thường tình.
Ông Huỳnh buồn bã nói thêm rằng sống ở Sài Gòn thời bây giờ là
một hệ lụy của sự phóng lao phải theo lao. Như chính gia đình ông, từng nghĩ
rằng Sài Gòn là miền đất hứa, sẽ giúp đổi đời, ông đã bán toàn bộ tài sản, nhà
cửa ở quê Quảng Ngãi để vào mua một mảnh đất nhỏ vùng ven Bình Thạnh để làm
nhà, sinh sống. Cuộc sống bôn tẩu xứ Sài Gòn luôn làm gia đình ông lao đao vì
việc kiếm cơm quá khắc nghiệt và lây lất.
Đã thế, mang tiếng là người sống giữa thành phố lớn nên mỗi khi
quê nhà, dòng tộc có chuyện gì, ông cũng phải chắt mót gửi tiền về để ủng hộ,
xây dựng. Đời sống vốn đã khó lại thêm khó nhưng ông chẳng biết chia sẻ cùng
ai. Mùa mưa năm nay, tuy chưa vào lúc đỉnh điểm nhưng nhà cùa ông Huỳnh đã bị
ngập lụt gần ba tuần nay. Và không biết đến bao giờ sẽ hết ngập lụt, nguy cơ
đói đang cần kề gia đình ông.
Còn rất nhiều gia đình lao động nghèo ở các quân vùng ven cũng
như các xóm nước đen ở quận Tư, quận Hai, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và một
số quận khác ở Sài Gòn luôn phải đối diện với ngập lụt, đói khổ. Nhưng rất
tiếc, họ đang sống giữa Sài Gòn, thành phố mệnh danh Hòn Ngọc Viễn Đông một
thời, nên có đói rát ruột chăng nữa thì cũng là người thành phố!
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.