Việt Nam và Trung Quốc
cố hàn gắn quan hệ song phương
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái) trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.REUTERS/Alessandro Garofalo
Trung Quốc và Việt Nam đồng ý nối lại quan hệ quân sự và xử lý tốt
hơn các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Đó là kết quả cuộc gặp gỡ giữa hai bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang
Wanquan) ngày 17/10/2014 tại Bắc Kinh.
Quan hệ Việt-Trung đã trở nên đặc biệt căng thẳng kể từ khi Bắc
Kinh vào tháng 5/2014, đã đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực quần đảo
Hoàng Sa mà hai nước đang tranh chấp. Tàu của hai bên đã va chạm nhau nhiều lần
ở khu vực giàn khoan và nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc dẫn đến bạo động
gây chết người đã nổ ra ở một số khu công nghiệp của Việt Nam.
Nhưng với chuyến đi Trung Quốc của tướng Phùng Quang Thanh, Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam, Hà Nội cố hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ với
Bắc Kinh, đặc biệt với việc tăng cường quan hệ quân sự.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, khi gặp đồng nhiệm Trung Quốc Thường
Vạn Toàn hôm qua, ông Phùng Quang Thanh đã cho rằng, về tổng thể, quan hệ hai
nước « vẫn đang phát triển tốt, chỉ tồn tại bất đồng về chủ quyền trên biển ».
Ông còn cam kết là Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Quân đội Trung
Quốc « góp phần đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung có
bước phát triển lành mạnh, ổn định ».
Về kết quả cụ thể của chuyến đi Trung Quốc lần này của Bộ trưởng
Quốc phòng Phùng Quang Thanh, đáng chú ý là hai bên đã ký Bản ghi nhớ kỹ thuật
về việc thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai bộ trưởng Quốc phòng.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong cuộc gặp gỡ hôm qua với Bộ
trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, ông Phùng Quang Thanh cũng đã đề nghị là
quân đội hai nước « không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong giải quyết
tranh chấp trên biển », cũng như « cư xử nhân đạo với ngư dân và không tịch thu
phương tiện làm ăn của ngư dân ».
Nhưng không biết là phía Trung Quốc đáp lại những yêu cầu này như
thế nào, để chấm dứt tình trạng nhiều ngư dân Việt Nam trong những năm qua vẫn
bị Trung Quốc bắt giữ tàu cá, tịch thu trang thiết bị, đánh đập... khi đánh bắt
cá tại khu vực Hoàng Sa-Trường Sa.
Về phần Tân Hoa Xã thì loan tin là trong cuộc hội đàm hôm qua giữa
ông Phùng Quang Thanh và ông Thường Vạn Toàn, hai bên đã đạt được ba « nhận
thức chung nguyên tắc » về việc tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quân đội
Việt Nam và Trung Quốc. Một trong ba nguyên tắc này là hai quân đội sẽ « tăng
cường đoàn kết » và « bảo đảm vững chắc cho vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản
ở hai nước ».
Cũng như mọi khi, cách đưa tin của Tân Hoa Xã hơi khác với tin của
Thông tấn xã Việt Nam. Theo Tân Hoa Xã, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hôm qua
đã nhấn mạnh rằng chuyến viếng thăm của đồng nhiệm Việt Nam đã thể hiện «
nguyện vọng chính trị tích cực của Đảng và quân đội Việt Nam trong việc thúc
đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung -Việt ». Tuyên bố này ngầm cho thấy
rằng chính là phía Việt Nam đã muốn hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ với
Trung Quốc.
Cuộc gặp gỡ giữa hai bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc diễn
ra sau khi tại Milano, Ý, ngày 16/10, bên lề cuộc họp thượng đỉnh Á-Âu ASEM,
hai Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đồng
ý là hai nước sẽ « xử lý thỏa đáng » các tranh chấp trên biển và duy trì quan
hệ tốt giữ hai nước.
Trong khi cố hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh, Hà Nội vẫn phải tìm hậu
thuẫn để đủ sức đối đầu với tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Cường quốc duy
nhất có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ chính là Hoa Kỳ.
Đầu tháng 10 vừa qua, Washington cuối cùng đã quyết định giảm nhẹ
lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, một quyết định đã bị phía Trung
Quốc chỉ trích là có tính chất « can thiệp » và « phá vỡ thế cân bằng lực lượng
» ở Biển Đông.
Trung Quốc : Không thay
đổi bản chất chế độ độc đảng, khó thực hiện cải cách pháp luật
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trong cuộc họp báo tại Bucarest, Rumani, 19/10/2009Reuters
Trong bốn ngày, từ 20 đến 23/10/2014, đảng Cộng sản Trung Quốc họp
Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư với chủ đề chính thức
được nêu ra « Y pháp trị quốc », lãnh đạo đất nước bằng pháp
luật, đề cao tinh thần thượng tôn luật pháp.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, trong chế độ độc đảng lãnh đạo,
rất khó thực hiện các cải cách pháp luật thực sự, bởi vì Đảng luôn đứng trên
mọi luật pháp. RFI phỏng vấn chuyên gia Valerie Niquet, phụ trách Ban Châu Á,
Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, Pháp.
RFI : Chào
bà Valerie Niquet, chủ đề chính của Hội nghị Trung ương 4 đảng Cộng sản Trung
Quốc là Thượng tôn pháp luật. Điều này có nghĩa là gì thưa bà ?
Trước tiên, đây không phải là điều mới. Kể từ đầu cuộc cải cách,
Trung Quốc, đã có một cuộc thảo luận lớn là làm thế nào thiết lập được một hệ
thống dựa trên luật pháp, trên những quy định được mọi người đều thừa nhận, một
dạng hệ thống pháp lý, có mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đầu
tư, hệ thống hợp đồng, bảo hiểm. Nhưng ngược lại, chính quyền không hề muốn
thấy việc cải cách này dẫn đến sự hình thành một chế độ pháp quyền thực sự, như
người ta vẫn thường quan niệm tại phương Tây, có nghĩa là có một sự tách bạch
thực sự giữa chính trị và pháp luật, một sự độc lập thực sự giữa hành pháp và
tư pháp. Đây là một giới hạn rất khó phân biệt.
Cho đến nay, bất chấp những lời kêu gọi liên tiếp, các cải cách
này vẫn không mang lại kết quả gì cả. Liên quan đến việc áp dụng luật pháp,
chúng ta thấy rõ, chừng nào bản chất của chế độ không thay đổi, tức là đảng Cộng
sản không đứng trên pháp luật, thì rất khó thực hiện các cải cách. Hậu quả là
điều này gây ra một số vấn đề trong đời sống chính trị và cả trong lĩnh vực
kinh tế.
RFI : Phải
chăng đảng Cộng sản Trung Quốc muốn kiểm soát các định chế chặt chẽ hơn ?
- Người ta thấy rõ là kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình thể
hiện ý muốn nắm lại quyền kiểm soát. Điều này thể hiện rõ qua chiến dịch chống
tham nhũng. Thế nhưng, chiến dịch này lại không nằm trong một khuôn khổ pháp lý
độc lập, do vậy, có một số vấn đề nẩy sinh, như cuộc chiến chống tham nhũng
cũng được sử dụng để gạt bỏ các phe phái, đối thủ kình địch.
Ý muốn nắm lại quyền kiểm soát còn được thấy rõ qua việc tăng
cường kiểm soát internet, áp đặt các nội dung tư tưởng trong giáo dục, như
người ta thấy ở Hồng Kông. Có thể nói, chính quyền Trung Quốc đang đối mặt với
những đòi hỏi rõ rệt về tự do, dân chủ, nhưng Bắc Kinh không muốn đáp ứng.
RFI : Theo
bà, đảng Cộng sản Trung Quốc có lo ngại các cuộc biểu tình ở Hồng Kông hiện nay
hay không ?
- Chính quyền gắn những gì đang xẩy ra ở Hồng Kông, ở mọi nơi tại
Trung Quốc, đặc biệt là ở Tứ Xuyên, nơi đang có những căng thẳng, với cái gọi
là bàn tay thế lực bên ngoài. Bắc Kinh coi những động thái này đe dọa trực tiếp
đến sự sống còn của đảng Cộng sản. Cái sợ lớn nhất là xẩy ra việc thay đổi chế
độ theo mô hình Mùa Xuân Ả Rập, hoặc theo mô hình năm 1989, tại Liên Xô, dẫn
đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản.
Đối với chính quyền Trung Quốc hiện nay, mối lo ngại lớn nhất là
sự thay đổi chế độ. Theo phân tích của Bắc Kinh, đó là một cuộc tấn công của
các cường quốc phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, thúc đẩy người dân nổi dậy, như
biểu tình của sinh viên ở Hồng Kông, các phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân
Cương, hay thậm chí cả các phản ứng của các nhà dân chủ ở Đài Loan.
RFI :Theo thông tin báo chí,
Hội nghị Trung ương 4 sẽ quyết định số phận của Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng
Công an. Vậy người ta có thể hy vọng gì ở Hội nghị này ?
- Chắc chắn ông ta sẽ bị lên án. Điều khó nhất là người ta không
biết các tiết lộ về nhân vật này sẽ đi tới đâu, việc lên án tới mức độ nào.
Người ta nói có hàng chục, thậm chí hàng trăm người đã bị bắt trong khuôn khổ
cuộc điều tra của Ban Kỷ luật và Thanh tra Đảng, trong khuôn khổ chiến dịch tái
kiểm soát quyền lực thông qua việc chống tham nhũng.
Cần nhắc lại là Chu Vĩnh Khang vốn là lãnh đạo cao nhất trong hệ
thống an ninh nội bộ Trung Quốc, cho đến khi ông ta bị hạ bệ. Đây cũng là một
nhân vật thân cận với Bạc Hy Lai, người vừa bị hạ bệ cách nay ít lâu, trước khi
Tập Cận Bình lên nắm quyền. Chu Vĩnh Khang cũng có nhiều người ủng hộ. Vấn đề
hiện nay là cuộc chiến chống tham nhũng sẽ đi tới đâu. Đương nhiên, cuộc chiến
này có được sự ủng hộ của người dân, cho dù họ không ảo tưởng vào tác động thực
sự của chiến dịch này.
Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây bất lợi cho ổn định chính trị,
cho vị thế của ông Tập Cận Bình, bởi vì hiện nay, ông ta đang tạo ra nhiều kẻ
thù trong trong Đảng. Người ta nói là có khoảng 30% số thí sinh đăng ký tuyển
chọn công chức, làm việc cho Nhà nước, cho Đảng, đã bỏ cuộc, bởi vì họ lo ngại
sẽ không làm giàu được như trước khi có chiến dịch chống tham nhũng. Đối với
họ, trong hoàn cảnh hiện nay, tranh thủ tham nhũng trở nên nguy hiểm hơn.
Các cán bộ của Đảng cảm thấy lo ngại hơn so với trước đây. Tất cả những động thái này cho thấy Tập Cận Bình có một vị thế rất mạnh. Thậm chí, có tin nói rằng ông ta muốn xem xét lại chế độ lãnh đạo tập thể, vẫn được áp dụng cho đến hiện nay. Mặt khác, ông ta cũng tạo ra nhiều kẻ thù.
Các cán bộ của Đảng cảm thấy lo ngại hơn so với trước đây. Tất cả những động thái này cho thấy Tập Cận Bình có một vị thế rất mạnh. Thậm chí, có tin nói rằng ông ta muốn xem xét lại chế độ lãnh đạo tập thể, vẫn được áp dụng cho đến hiện nay. Mặt khác, ông ta cũng tạo ra nhiều kẻ thù.
Phỏng vấn - Valérie Niquet - 21/10/201421/10/2014Nghe
·
Lãnh đạo ngoại giao
Trung Quốc Dương Khiết Trì lại sang Việt Nam
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong cuộc gặp ngày 18/06/2014, tại Hà NộiReuters
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay, 24/10/2014, cho biết, Ủy viên
Quốc vụ, đặc trách ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ công du Việt Nam
thứ Hai, 27/10/2014. Theo Bắc Kinh, ông Dương Khiết Trì sẽ có các cuộc hội đàm
với Phó Thủ tướng, kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Hai bên tập trung thảo luận về « quan hệ song phương »
trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ 7 Ủy ban định hướng hợp tác Trung – Việt.
Đây là lần thứ hai, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam
trong vòng 5 tháng qua. Lần gần đây nhất, ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội là vào
giữa tháng Sáu, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước căng thẳng do vụ Trung
Quốc vào đầu tháng Năm, đã đơn phương hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển mà
Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Vào lúc đó, ông Dương Khiết Trì cho biết đã đến Việt Nam theo chỉ
thị của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc để « thảo
luận thẳng thắn » và « sâu rộng » với Ngoại trưởng
Việt Nam, yêu cầu Hà Nội chấm dứt « quấy nhiễu » hoạt động của
giàn khoan, khẳng định hành động của Trung Quốc là « hoàn toàn hợp pháp »,
quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đánh chiếm năm 1974, là của Trung Quốc. Lãnh
đạo ngoại giao Trung Quốc còn nhắc nhở Việt Nam « xuất phát từ đại cục, giữ gìn
quan hệ giữa hai Đảng, tranh mở rộng, làm phức tạp hóa và quốc tế hóa vấn đề ».
Tuần trước, bên lề Thượng đỉnh Á-Âu, tại Milano, Ý, Thủ tướng Việt
Nam và Trung Quốc đã gặp nhau. Theo Tân Hoa Xã, lãnh đạo hai nước đồng ý « trao
đổi và kiềm chế » xung đột chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.
Theo Reuters, trao đổi thương mại giữa hai nước lên tới khoảng 50
tỷ đô la, nhưng Việt Nam luôn luôn nghi ngại Trung Quốc, đặc biệt là đối với
các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
MUA ĐÀN BÀ VN : Không
ưng được đổi lại
Đây
là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
TIẾN LÊN HONG KONG !
Preview
by Yahoo
|
|||||||
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.