Nhà
văn hóa thôn mọc lên như nấm lại bị bỏ hoang
Nhóm phóng viên tường
trình từ VN
2014-10-24
2014-10-24
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
10242014-ttvn.mp3
Nhà văn hóa xây bằng
tiền tỷ nhưng rồi để bỏ không
RFA photo
Gần đây, phong
trào xây nhà văn hóa cấp thôn ở khắp Việt Nam có thể nói rằng đã phát triển lên
tầm mức chiến dịch nhà nước. Đi bất kỳ nơi đâu cũng có thể bắt gặp những nhà
văn hóa thôn với tên gọi mỹ miều là Trung tâm văn hóa thôn. Ngay cả những vùng
hẻo lánh ở Tây Nam Bộ hoặc những huyện vùng ven Sài Gòn, nơi chỉ có muỗi mòng
và những gia đình sống tạm bợ qua ngày đoạn tháng, trung tâm văn hóa thôn hoặc
trung tâm văn hóa phường cũng mọc lên chễm chệ dù chẳng để làm gì. Có thể nói
là trung tâm văn hóa mọc lên như nấm khắp các tỉnh Việt Nam, mọc lên xong lại
bỏ hoang.
Tiền thuế của dân
bị lạm dụng
Ông Hiệp, một cán
bộ văn hóa về hưu, sống tại quận 2, Sài Gòn, chia sẻ: “Cán bộ huyện muốn xây
nhà văn hóa, thường thì không có một quy định nào rõ ràng về tỉ lệ phần trăm.
Thường thì nó lên dự trù chi phí, các đơn vị thì ăn thêm mấy đồng cắt thôi, còn
chủ yếu là các ông lớn ăn hết.”
Theo ông Hiệp, nếu
làm một phép tính về trung tâm văn hóa cấp thôn, cấp xã và phường ở Việt Nam
thì kết quả của nó nghe ra khủng khiếp không thể tả. Việt Nam có 64 tỉnh thành,
trung bình mỗi tỉnh có 15 huyện, mỗi huyện có 15 xã và mỗi xã có 12 thôn, đó là
con số bình quân. Và mỗi thôn có một nhà văn hóa. Kinh phí xây dựng bình quân
mỗi nhà văn hóa chừng một tỉ đồng, chưa kể đến đất của dân góp vào. Nếu tính
tổng thể, một nhà văn hóa gọi là trung tâm văn hóa thôn nuốt hết 3 tỉ đồng.
Lấy 3 tỉ đồng nhân
với 12 thôn, nhân tiếp với 15 xã, sau đó nhân với 15 huyện và nhân với 64 tỉnh
thành, kết quả của nó sẽ là 518,400 tỉ đồng. Một con số khổng lồ đối với một
đất nước đang trong tình trạng nghèo đói nhan nhản khắp mọi nơi, thất nghiệp và
lạm phát vẫn còn treo lơ lửng trên đầu. Thế nhưng những nhà văn hóa thôn mọc
lên để làm gì? Câu trả lời sẽ là để sinh hoạt văn hóa nhưng trên thực tế, có
hơn 80% các trung tâm văn thôn ở khắp đất nước này chỉ để bỏ hoang, thậm chí có
nơi dùng làm chuồng gà, chuồng vịt của các gia đình cán bộ hoặc dùng làm nơi
chứa thùng đựng rác.
Thực ra xây dựng nhà
văn hóa là họ đang thực hiện chính sách ngu dân, cốt lõi của nó là chính sách
ngu dân.
- Ông Hồi, Sài Gòn
- Ông Hồi, Sài Gòn
Đáng sợ nhất là
nhiều thôn xây nhà văn hóa lên đến cả chục tỉ đồng chỉ dùng để vài tháng họp an
ninh một lần và chứa nhà đòn tang lễ và thùng chứa rác. Trong khi đó, ở nơi
được gọi là trung tâm văn hóa mà lại đặt những thùng rác dơ bẩn bên cạnh nhà
đòn tang lễ vốn là nhà để che quan tài người đã khuất. Có lẽ chỉ có văn hóa vô
thần, không coi trọng người đã khuất mới có hành xử lạ lùng như vậy.
Nhưng cũng theo
ông Hiệp, không cần bàn luận gì nhiều về cái điều gọi là sinh hoạt văn hóa này.
Chỉ cần tìm cho ra câu trả lời vì sao người ta lại xây dựng nhà văn hóa tràn
lăn khắp mọi ngõ ngách, mọi miền đất nước trong khi dân tình nghèo khổ, nợ công
ngập đầu, thất nghiệp khắp nơi, kinh tế đất nước luôn trong tình trạng khủng
hoảng? E rằng câu trả lời sẽ là vô phương cứu chữa, nếu nhà nước biết tính toán
và vì đời sống của nhân dân thì sẽ không có những bài toán khôi hài giống như
bài toán về nhà văn hóa trên đây!
Đó là chưa muốn
nhắc đến những trung tâm văn hóa cấp tỉnh tốn hàng ngàn tỉ đồng xây xong rồi
lại bỏ hoang ở khắp ba miền đất nước. Nếu làm một phép tính về các khu trung
tâm văn hóa cộng đồng cấp tỉnh xây xong lại bỏ hoang này, có số vài trăm ngàn
tỉ đồng tiền thuế của nhân dân bị tùng xẻo lại một lần nữa làm nhức nhối lương
tri xã hội. Vì tất cả các công trình nhà văn hóa đều do nhà nước xây dựng và
kinh phí xây dựng được trích 100% từ ngân sách nhà nước.
Tiền của nhân dân
sẽ về đâu?
Một nhà văn hóa ở
tỉnh Thanh Hóa. RFA photo
Ông Hồi, chủ nhiệm
hợp tác xã dệt may đã giải thể ở Tân Bình, Sài Gòn, chia sẻ: “Thực ra xây
dựng nhà văn hóa là họ đang thực hiện chính sách ngu dân, cốt lõi của nó là
chính sách ngu dân. Chẳng qua là nền giáo dục của thời xã hội chủ nghĩa đến cái
thời rối loạn, đi vào chỗ không điều khiển theo ý họ được, nên họ mới lập ra
mấy cái nhà văn hóa, mấy cái cổng để tuyên truyền. Nó thực hiện lui thực hiện
tới chiến dịch đó, có nghĩa là chiến dịch chó nhai giẻ rách, có nghĩa là cái gì
không đúng mà cứ nói đi, nói lại, nói hoài thì rồi nó sẽ đúng, không còn cái gì
đúng hơn nữa. Cho nên nó làm càng nhiều càng tốt, từ bộ văn hóa, nhà văn hóa,
khu phố văn hóa thì đương nhiên là tụi nó bỏ kinh phí ra thôi, nhưng thực ra
nhà nước đâu có tiền, là tiền của nhân dân.”
Theo ông Hồi, đất
nước mà ông đang sống và từng phục vụ như một công dân mẫu mực có những đặc
điểm rất buồn cười, đó là một đất nước đi từ đại nạn này sang đại nạn khác, từ
cải cách ruộng đất, đấu tố ở miền Bắc những năm 1947 – 1954 sang tịch thu tài
sản nhân dân sung vào công quĩ ở miền Nam những năm 1975 – 1980, và gần đây
nhất là tịch thu đất của nhân dân với danh nghĩa qui hoạch khu đô thị, trong đó
có cả việc xây dựng trung tâm văn hóa cấp thôn, xã, phường, huyện, tỉnh. Và mỗi
công trình gọi là trung tâm văn hóa này nuốt không biết bao nhiêu tiền thuế, mồ
hôi, nước mắt của nhân dân!
Cái mà nhân dân
nhận được ở các điểm gọi là nhà văn hóa này thường là nỗi bất an nhiều hơn sự
bình yên. Bởi vì đa phần các nhà văn hóa bỏ hoang này là điểm hẹn họ, tụ tập
của dân xì ke ma túy để chích choác và bàn kế hoạch trộm cắp, cướp giật. Ông
Hồi khẳng định nếu không tin lời ông thì thử một đêm đến ngồi ở một nhà văn hóa
bỏ hoang nào đó sẽ thấy ngay vấn đề.
Cán bộ huyện muốn
xây nhà văn hóa, thường thì không có một quy định nào rõ ràng về tỉ lệ phần
trăm. Thường thì nó lên dự trù chi phí, các đơn vị thì ăn thêm mấy đồng cắt
thôi, còn chủ yếu là các ông lớn ăn hết.
- Ông Hiệp, Sài Gòn
- Ông Hiệp, Sài Gòn
Về phía nhân dân
là chuyện hoang phí và tạo ra môi trường để các nhóm bất hảo hoạt động, về phía
cán bộ nhà nước, mỗi công trình, dự án trung tâm văn hóa, khu văn hóa, làng văn
hóa… là một cơ hội tham nhũng, móc ngoặc và hối lộ. Từng nhận thầu công trình nhà
văn hóa nên ông Hồi thừa biết mức độ chung chi mỗi khi xây dựng. Theo ông Hồi,
số tiền ba tỉ đồng cho một nhà văn hóa thôn, thực tế xây dựng không tới 700
triệu đồng, hơn ba phần tư số tiền vào túi các quan và nhà thầu. Chính vì thế
các cơ quan địa phương chỉ cần nghe nhà nước phát động phong trào xây nhà văn hóa
là thi nhau xây dựng theo kiểu “trăm hoa đua nở”.
Giữa một mảnh
đất kinh tế khô cằn, sỏi đá như nền kinh tế Việt Nam, lại có chuyện trăm hoa
đua nở, đương nhiên đây là loài hoa không bình thường và điều đó chứng minh tại
sao vốn sống trong một đất nước nhiều trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, làng văn
hóa thuộc vào diện nhất nhì thế giới nhưng con người ra đường lại thấy bất an
và lo sợ đủ thứ chuyện, kể cả chuyện bị ai đó vô tình ném rác hoặc ngồi trên xe
bus nhổ nước bọt đụng mình! Đó là câu chuyện văn hóa khác tại Việt Nam hiện tại!
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.